Đề đọc hiểu và nghị luận viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu một tác phẩm sử thi

Đề văn lớp 11 dùng cho sách giáo khoa mới

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

HÁT, KỂ SỬ THI – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

Vùng đất Tây Nguyên, nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như M’nông, Ê Đê, Ba Na, Ja Rai… được biết đến với những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô cùng quý giá của không gian văn hóa cồng chiêng, của rượu cần, của đàn T’rưng… và đặc biệt là sử thi. Sử thi Tây Nguyên là sản phẩm đích thực của nền văn minh nương rẫy, đó là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, hành động.

Trường ca Đam San (Khan Dam San) của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk là một tác phẩm rất phổ biến trong cộng đồng người Ê Đê, kể về người anh hùng Đam San trong cuộc đấu tranh chống lại luật tục. Để trở thành tù trưởng, Đam San theo tục nối dây phải kết hôn với hai chị em là H’Nhi và H’Bhi và buộc phải từ bỏ người yêu là H’Bia Điêt Klưt. Không cam chịu ép mình theo luật tục, chàng đã lên trời khiếu kiện, nghĩ ra những thử thách để thoát khỏi cuộc hôn nhân theo nghĩa vụ này, kể cả việc muốn bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ (đi ngược lại tập quán mẫu hệ của người Ê Đê). Trong trường ca này, nhiều tập tục, sinh hoạt của xã hội Ê Đê cổ như tập quán ở, hôn nhân, lễ cưới, tập quán làm rẫy, săn bắt được tái hiện lại rất sinh động.

Trường ca Đam Di (Khan Dam Di) của người Ê Đê ở Đắk Lắk do các nhà nghiên cứu Y Yung, Y Đưp và Ngọc Anh sưu tầm là câu chuyện giàu chất trữ tình, thể hiện tình yêu trai gái bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh đẹp, đồng thời phản ánh tập tục hôn nhân và xã hội Ê Đê xưa…

Ot N’ trong “Cây nêu thần” của người M’nông ở Đắk Lắk do nhà nghiên cứu Điểu Kâu và Tấn Vịnh sưu tầm là câu chuyện miêu tả những sự liên quan đến các lễ hội có ăn trâu, là một tác phẩm sử thi phản chiếu nhiều nét văn hóa, lễ hội, phong tục của người M’nông…

[…]

Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4 – 5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân. Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là “báu vật sống” của dân tộc, họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn viên tài năng, có thể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên… đồng thời là người bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện…

Theo bà Linh Nga Niê Kdam, để sử thi có thể sống mãi trong cộng đồng Tây Nguyên khi các nghệ nhân hát kể vắng bóng dần mà không có người kế tục, các nhà nghiên cứu, quản lý nên có chương trình đưa băng, đĩa ghi âm các nghệ nhân hát kể sử thi để trong các nhà dài của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Và khi tiếng hát kể sử thi vang lên hàng ngày trong nhà dài, nó sẽ từng bước ăn sâu vào tâm trí mọi người, và từ đó, sử thi mới có cơ hội tồn tại và sống lại trong đời sống của cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên.

(Theo Phương Hà, baotintuc.vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Xác định vị trí của từng phần (từ đâu đến đâu)? (0,5 điểm)

 

Câu 4. Anh/ chị có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 5. Nêu mục đích, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 6. Văn bản có những thông tin chính nào? Những thông tin đó có vai trò như thế nào trong việc làm rõ vấn đề mà tác giả muốn đề cập? (1,0 điểm)

Câu 7. Thông điệp gì từ đoạn trích gây ấn tượng nhất với anh/ chị? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 8. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống? (Viết khoảng 8 – 10 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu một tác phẩm sử thi mà anh/ chị đã đọc hoặc có tìm hiểu.

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Văn bản trên viết về vấn đề: giải thưởng Nobel. 0.5
2 Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản:

–  Nhan đề

–  Sa-pô

–  Các mục in đậm

0.5
3 Văn bản trên có 3 thông tin chính:

–  Lịch sử của giải Nobel

–  Quy trình bầu chọn giải Nobel

–  Giá trị giải thưởng

0.5
4 Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả: Nhan đề mang tính khái

quát cao, thể hiện được thông tin chính của văn bản.

0.5
5 –   Vai trò của đoạn sa-pô: giới thiệu một cách khái quát về nội dung của văn bản.

–  Các dòng in đậm thể hiện các thông tin thành phần của văn bản.

0.5
6 –  Mục đích: giới thiệu, cung cấp cho bạn đọc những thông tin về giải thưởng Nobel.

–  Thái độ: thể hiện thái độ ngợi ca đối với việc làm cao cả của Alfred

Nobel.

1.0
7 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

–  Đồng tình.

–  Lí giải:

+ Khi được thừa hưởng gia sản lớn, con người thường sẽ không biết quý trọng đồng tiền, dẫn đến lối sống hoang phí. + Con người cũng dễ mất đi động lực để phấn đấu, nỗ lực trong cuộc sống, sinh ra lười

biếng.

1.0
8 Sự cần thiết phải có lòng cao thượng trong cuộc sống:

–  Cao thượng nghĩa là luôn đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích của bản thân mình.

–   Lòng cao thượng giúp con người có được sự yêu mến, kính trọng từ người khác.

–  Lòng cao thượng giúp cho người khác có động lực và sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách.

–  Lòng cao thượng giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh tổng hợp 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề

Giới thiệu về một danh nhân lịch sử mà em yêu thích.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5

 

    Tham khảo: LÝ THƯỜNG KIỆT

 

Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám.

1. Xuất thân:

Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngừ

– một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.

Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngừ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.

2. Cuộc đời hiển hách

Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh – Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.

Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.

Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn

xâm lược của địch.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

2 bình luận trong “Đề đọc hiểu và nghị luận viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu một tác phẩm sử thi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *