Đề văn lớp 11 viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu về một loại hình âm nhạc

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

  1.  Lịch sử hình thành

ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn. Với vốn ca nhạc Huế sẵn có, ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đông do ông đứng đầu. Nhóm miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc Liêu, Rạch Giá do ông Lê Tài Khị (1862 – 1924) quê ở Bạc Liêu đứng đầu và ông được tôn là hậu tổ nhạc Khị. (…)

  1. Quá trình phát triển Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử ra đời trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta và trở thành nguồn động viên tinh thần cho nhân dân trong cuôc̣chiến chống ngoại xâm, đồng thời kiên cường chống chọi với những trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới du nhập từ phương Tây. Từ sau khi sân khấu cải lương “lên ngôi” cho tới nay, Đờn ca tài tử vẫn tiếp tục con đường của mình: thích ứng với thời đại, sẵn sàng tiếp nhận cái mới để phát triển, nhưng kiên cường gìn giữ bản sắc cố hữu của mình. Nó tồn tại song song dưới cả hai hình thức: sinh hoạt thính phòng như thuở xưa và những hình thức trình diễn mới như trên sân khấu, trước đông đảo công chúng hoặc tách biệt hẳn với công chúng qua phương thức thu, phát trên các phương tiện truyền thông mới du nhập và các đĩa hát… Đờn ca tài tử không những không bị hình thức hát mới thay thế hay làm lụi tàn mà còn tiếp tục là chổ dựa vững chắc và là nguồn hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của sân khấu cải lương sau này.

3.   Đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử

Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc cho 4 điệu, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia li).

Nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử khá phong phú. Bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan,… Từ khoảng năm 1930 thì có thêm đàn ghita phím lõm, violin, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).

Người thực hành Đờn ca tài tử gồm người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới, người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến…; người Đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca là người thể hiện các bài bản bằng lời.

Để tạo nên những bản đờn ca hay, cuốn hút lòng người cần có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa cả đờn và ca. Tiếng đờn cất lên, tiếng ca vang vọng khắp sông nước như nói hộ tiếng lòng của người dân. Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc và cả sự chia ly.

(Theo imagetravel.vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên bao gồm những thông tin chính nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 5. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích mối liên hệ giữa các phần trong văn bản và vai trò của mối liên hệ đó trong việc thể hiện nội dung của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 7. Anh/ chị rút ra được những thông tin bổ ích gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 8. Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống con người? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu về một loại hình âm nhạc mà anh/ chị am hiểu.

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Văn bản trên viết về vấn đề: Đờn ca tài tử Nam Bộ. 0.5
2 Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản:

–  Nhan đề

–  Các dòng im đậm

0.5
3 Văn bản trên bao gồm 3 thông tin chính:

–  Lịch sử hình thành

–  Quá trình phát triển Đờn ca tài tử

–  Đặc điểm của Đờn ca tài tử

0.5
4 Nhận xét về cách đặt nhan đề: Nhan đề đã nêu lên được một cách

khái quát nội dung của văn bản.

0.5
5 Mục đích: giới thiệu với người đọc về Đờn ca tài tử Nam Bộ (lịch sử

hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm)

0.5
6 –  Các phần trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ: từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển và đặc điểm của loại hình này.

–  Mỗi phần cung cấp một thông tin về Đờn ca tài tử Nam Bộ, và đều nhằm hướng tới một mục đích duy nhất: làm sáng tỏ nội dung chính

của văn bản.

1.0
7 Bản thân rút ra được nhiều thông tin bổ ích như:

–  Biết được nguồn gốc ra đời của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

–  Biết được quá trình phát triển của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

–  Biết được các đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

1.0
8 Suy nghĩ gì về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống con người:

–  Âm nhạc là nơi con người gửi gắm những tâm sự của mình

–  Âm nhạc giúp cho con người được thư giãn, thoải mái.

–   Âm nhạc làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, giàu có hơn.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh tổng hợp 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề

Giới thiệu về một loại hình âm nhạc mà bản thân am hiểu.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Tham khảo: CHÈO

1.  Khái quát:

–   Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ của Việt Nam, phát triển mạnh ở phía Bắc, trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng.

–  Là nghệ thuật mang tính quần chúng, được sử dụng trong hội hè, lễ

nghi,…

2.5

 

    – Chèo không chỉ phản ánh xã hội mà còn đi sâu vào bản sắc dân tộc, kết tinh của đầy đủ các loại hình dân tộc.

2. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển:

–  Hình thành và phát triển từ thế kỉ thứ 10, dưới thời nhà Đinh, được cho là bắt nguồn từ trò nhại.

–  Vùng đất kinh đô của chèo là cố đô Hoa Lư.

–  Người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một người ca vũ trong cung, sau đó được truyền ra khắp Đại Cồ Việt.

–   Thế kỷ 14, chèo có một dấu mốc quan trọng: chịu ảnh hưởng của kinh kịch Trung Quốc.

–  Thế kỷ 15, chèo lại trở lại với nông thôn Việt gắn với sinh hoạt và hội hè của người dân trong các lễ hội cầu mưa, cảm tạ thần thánh,… do vua Lê Thánh Tông theo đạo Khổng, không cho phép diễn trong cung đình.

–  Từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19 là đỉnh cao của sự phát triển nghệ thuật chèo.

–  Thế kỷ 20, chèo quay lại thành thị và một số vở chèo mới ra đời.

3. Đặc trưng của chèo:

–   Làn điệu chèo không dựa vào kịch bản mà dựa vào sự phong phú trong lối hát và diễn xuất của người diễn viên.

–  Chèo có thể hát đôi, hát đơn hoặc hát đồng ca.

–   Chèo hội tụ tất cả các làn điệu dân ca của vùng đồng bằng sông Hồng như hát xoan, hát xẩm,…

–   Mỗi vở chèo sẽ bao gồm: kịch bản kịch tính, phương pháp tự sự, cách thể hiện nhân vật ước lệ gắn với những câu thơ chữ Hán, điển cố, các câu thơ lục bát tự do,…

–  Nội dung: Miêu tả cuộc sống của người dân ở nông thôn cũng như những đức tính cao quý của họ với lối diễn hài hước, gây cười.

–  Nhân vật trong chèo có 5 loại: Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề

+ Hề, Lão, Mụ: diễn theo lối dân dã.

+ Sinh, Đào: diễn theo lối cổ điển, hình tượng văn chương.

+ Vai diễn hề là đặc sắc riêng chỉ có trong chèo, miêu tả những thói hư tật xấu, gây tiếng cười cho mọi người.

–    Nhạc cụ: một vở diễn chèo phải có ít nhất 3 loại đàn dây: đàn nguyệt, đàn bầu, đàn nhị, thêm sáo và nhất thiết phải có trống.

4. Các yếu tố cấu thành một vở chèo hoàn chính:

Bao gồm 5 yếu tố: kịch bản, mĩ thuật, đạo diễn, múa, diễn xuất của diễn viên.

–  Kịch bản văn học: tạo nên chất chèo và tư duy chèo

–  Diễn xuất: là linh hồn của vở chèo

–  Mĩ thuật: là bối cảnh, đất diễn.

 

 

    –   Đạo diễn: là người sắp trò, cầm trịch, là những người thầy truyền nghề.

–  Múa: biểu hiện tâm trạng, nội dung nhân vật, …

5. Các làn điệu chèo và các tổ chức chèo hiện tại:

–  Các làn điệu chèo: có tới hơn 200 làn điệu chèo khác nhau.

–  Các tổ chức chèo: bao gồm chuyên và không chuyên: Nhà hát chèo Việt Nam, nhà hát chèo Quân đội, nhà hát chèo Hải Phòng, đoàn chèo Phú Thọ, đoàn chèo Quảng Ninh,…

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *