Đọc hiểu tản văn Về giữa khu vườn của mẹ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:  

          Về với khu vườn của mẹ, ngồi dưới giàn bầu gió chiều mát rượi, uống nước chè nghe mẹ kể chuyện quê nhà, tôi tìm được những giây phút bình yên sau những ngày tất bật…

          Mẹ đã nhiều tuổi rồi. Mẹ bây giờ không còn đi làm xa như ngày trước nữa. Hơn nửa đời vất vả nuôi con đã qua, giờ đây mẹ chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài vườn, đầu xóm, làm bạn với những loài cây tự tay mẹ trồng. Khu vườn trở thành người bạn sớm chiều của mẹ.

          Vườn của mẹ nhỏ nhưng đẹp lắm. Con cái lớn lên đứa nào cũng đi xa. Bao thương nhớ mẹ lại gửi vào khu vườn. Sáng mẹ ra vườn làm cỏ, chiều mẹ lại ra vườn tưới nước, bón phân. Cây trong vườn không phụ công mẹ cứ lớn lên tươi tốt, từng chiếc lá nụ hoa như cũng biết reo cười, trò chuyện. Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh. Những khóm hoa mẹ trồng quanh vườn lúc nào cũng thắm tươi rạng rỡ. Mẹ vui, cười thật hiền niềm hạnh phúc đơn sơ và lòng lại trông ngóng con cháu về chơi.

[…..]

          Tôi thích về với khu vườn của mẹ, múc gàu nước giếng rửa mặt, nghe cái mát lạnh lan đi khắp người, xua đi tức khắc cái nắng nóng, bụi bặm ngoài kia. Rồi ngồi xuống bên mẹ, dưới bóng râm và hương thoang thoảng đưa của giàn hoa thiên lý, tặng mẹ chiếc áo mới, kể mẹ nghe những vui buồn nơi phố thị ồn ào…

          Dù ngoài kia có sóng gió bao nhiêu thì với tôi, vườn của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất. Ở nơi ấy tôi đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành. Ấy cũng là nơi tôi biết mình luôn có mẹ chờ đợi để trở về sau những lo toan tất bật, ngồi bên mẹ ăn bữa cơm quê chan chứa ân tình.

Những vạt rau vẫn cứ xanh. Giàn bí giàn bầu quanh năm cho trái. Và những khóm hoa vẫn thơm ngát, lung linh. Như vườn mẹ vẫn luôn đong đầy yêu thương chờ đợi đàn con cháu ở xa trở về…

(Trịnh Bích Thuỳ, Về giữa khu vườn của mẹ,

Theo https://giaoducthoidai.vn, ngày 02/08/2023)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu1 đến câu 5

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2: Công việc người mẹ trong văn bản thường làm vào mỗi buổi sáng là:

Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu văn sau: Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh.

Câu 4: Nhan đề “Về giữa khu vườn của mẹ” gợi ra cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 5: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên.

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

          Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại.

 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11: NĂM HỌC 2023- 2024

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
  1 Thể loại của văn bản trên là: Tản văn 0.5
  2 Công việc người mẹ trong văn bản thường làm vào mỗi buổi sáng là: Làm cỏ, tưới nước, bón phân cho khu vườn. 0.5
 

 

 

3 – Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: Liệt kê các loại cây trái trong vườn của mẹ: Giàn bầu, giàn mướp, vạt cải, rau húng, hàng ớt, hàng cà hoa, mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn.

– Hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu văn:

+ Làm nổi bật sự phong phú, đa dạng của những loại cây, hoa, trái trong vườn của mẹ; chúng đều tươi tốt; lớn nhanh; thắm tươi rạng rỡ.

+ Thể hiện tình yêu, sự gắn bó đối với khu vườn của mẹ.

+ Làm cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.

1,0
  4  Nhan đề “Về giữa khu vườn của mẹ” gợi ra không gian khoáng đạt, thanh bình, gần gũi, nơi lưu giữ những kỉ niệm, nơi giúp tâm hồn con người bình yên sau những ồn ào của phố thị, những lo toan của cuộc sống. Nơi đó có mẹ, có yêu thương… 1,0
  5 Gợi ý:

– Yêu thương, hoà hợp với thiên nhiên, với những cảnh vật thân thuộc, gần gũi, bình dị xung quanh cuộc sống của chúng ta.

– Sau những lo toan, bộn bề, áp lực của cuộc sống thì gia đình, đặc biệt là mẹ luôn là người trông mong và dang rộng vòng tay đón ta trở về…

1,0
II   VIẾT 6.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.5
    b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại 0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau.

4,0
    Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Tình cảm gia đình là tình cảm yêu thương, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của những người thân trong một gia đình, lớn hơn là một dòng họ.

+ Cuộc sống hiện đại là cuộc sống của thời đại có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kĩ thuật, giao lưu và hội nhập quốc tế…

– Thể hiện quan điểm của người viết về sự cần thiết của tình cảm gia đình.

+ Gia đình là sợi dây gắn kết, điểm tựa về tinh thần và vật chất trong cuộc sống.

+ Chia sẻ kinh nghiệm sống, thôi thúc con người vươn lên trước những thử thách khó lường của cuộc sống nhiều áp lực.

+ Duy trì tình cảm gia đình là một trong những cách thức giữ gìn vẻ đẹp, bản sắc văn hoá của dân tộc…

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều/ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…

+ Quý trọng tình cảm gia đình nhưng không có nghĩa là chỉ biết có gia đình riêng, không có kết nối với mọi người xung quanh.

+ Phê phán những người không biết quý trọng, vô trách nhiệm với gia đình. Cư xử vô tâm, vô tình hoặc chỉ biết thụ hưởng, ỷ lại và dựa dẫm vào gia đình.

– Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

+ Cần nhận thức rõ về những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình.

+ Có những hành động cụ thể, thiết thực để hình thành lối sống đẹp, biết yêu thương và có trách nhiệm với gia đình, người thân

3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,25

    d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
    Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *