Đọc hiểu Lời hứa muộn” của Nguyễn Bình Phương, NLXH Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

LỜI HỨA MUỘN – Nguyễn Bình Phương

Tơ hồng vàng giăng trước ngôi nhà vàng
Đừng ai rứt đừng ai ca ngợi tôi
Cái đã mất lại về từ bóng tối
áo như mây tóc như khói trên tường
Mắt em nhìn thời gian dần héo

Trong ánh sáng những câu thơ lạc nẻo
Ta tặng em
ghế hoa nhài
thảm trải nhà hơi nước
Những khuôn mặt miên man chùm quả dại
Sống mũi lạnh lùng làm tình yêu không tàn phai
Vĩnh viễn còn lại nụ hôn cỏ úa
Còn lại cây trong mưa
Anh
Tơ hồng vàng giăng trước ngôi nhà vàng
Đừng ai rứt đừng ai ca ngợi tôi…

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm)

Câu 2. Chép những câu thơ được lặp lại để tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. (0,5 điểm)

Câu 3. Phân tích dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ Cái đã mất lại về từ bóng tối/áo như mây tóc như khói trên tường/Mắt em nhìn thời gian dần héo“. (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy trình bày cách hiểu về các câu thơ sau: Trong ánh sáng những câu thơ lạc nẻo/Ta tặng em/ghế hoa nhài/thảm trải nhà hơi nước. (1,0 điểm)

Câu 5. Anh/chị rút ra thông điệp ý nghĩa nhất sau khi đọc xong bài thơ. Tại sao lại lựa chọn thông điệp đó? (1,0 điểm)

Phần II. VIẾT (6,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ “Lời hứa muộn” của Nguyễn Bình Phương.

 

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Em có đồng ý với ý kiến trên? Hãy viết một bài luận để bảo vệ quan điểm, chính kiến của bản thân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm)

Gợi ý:

– Thể thơ tự do (đếm chữ, nhìn câu dài nhất, ngắn nhất chênh nhau 2 chữ trở lên thì là tự do).

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (trong thơ, phương thức biểu đạt chính đa số là biểu cảm, trừ một vài trường hợp đặc biệt là miêu tả hoặc nghị luận).

Câu 2. Chép những câu thơ được lặp lại để tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. (0,5 điểm)

Gợi ý:

Câu thơ được lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng:

Tơ hồng vàng giăng trước ngôi nhà vàng
Đừng ai rứt đừng ai ca ngợi tôi…

(Lưu ý: Đầu cuối tương ứng là ở câu thơ đầu, khổ thơ cuối luôn có sự lặp lặp về hình ảnh hoặc câu thơ nào đó => tác dụng của kết cấu này: mạch cảm xúc trọn vẹn, tạo điểm nhấn thể hiện rõ nội dung và tư tể chủ đề của bài thơ)

Câu 3. Phân tích dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ Cái đã mất lại về từ bóng tối/áo như mây tóc như khói trên tường/Mắt em nhìn thời gian dần héo. (1,0 điểm)

Gợi ý:

Biện pháp tu từ so sánh (so sánh áo em như mây, tóc em như khói trên tường), biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thời gian dần héo)

Tác dụng: Tăng thêm sức gợi hình, biểu cảm giúp người đọc hình dung ra diện mạo, dáng hình của em “áo như mây, tóc như khói”. Sự kết hợp của hai biện pháp tu từ còn nhấn mạnh cái hư ảo, chập chờn khi cái đã mất trở về từ bóng tối. Tất cả đã không còn vẹn nguyên như xưa, chợp chờn khó lắm bắt. Qua đó, ta thấy được tâm trạng day dứt, xót xa, bâng khuâng, tiếc nuối của nhân vật trữ tình khi thấy được những điều đã mất trở về trong bóng tối.

(Lưu ý: Khi chỉ ra biện pháp tu từ phải chỉ ra cụ thể ở đâu, chỉ cái gì? Khi nêu tác dụng của biện pháp tu từ luôn chú ý có 3 tác dụng – phần này GV xem lại ở chuyên đề: THƠ TIẾNG NÓI CỦA TRÁI TIM).
Câu 4. Anh/chị hãy trình bày cách hiểu về các câu thơ sau: Trong ánh sáng những câu thơ lạc nẻo/Ta tặng em/ghế hoa nhài/thảm trải nhà hơi nước. (1,0 điểm)

Gợi ý:

– Cách hiểu về câu thơ:

+ Khi trình bày cách hiểu về câu thơ cần hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); HS có thể cắt nghĩa các từ ngữ quan trọng, có thể trình bày cách hiểu cả câu; vì thơ là tiếng nói của  trái tim, nên khi hiểu một câu thơ/đoạn thơ, HS cần hiểu được đối tượng được miêu tả có đặc điểm như thế nào? Qua đó, thấy được tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình gửi gắm qua câu thơ/đoạn thơ => rút ra thông điệp, bài học ý nghĩa sâu xa liên quan đến câu thơ đoạn thơ đó.

+ Ở 4 câu thơ này, cái mấu chốt nằm ở các hình ảnh: ánh sáng – câu thơ lạc nẻo, ghế hoa nhài-thảm trải nhà hơi nước. Hiểu được những từ khóa, hình ảnh này HS sẽ hiểu được câu thơ.

– Câu thơ lạc nẻo là gì? Tại sao trong ánh sáng những câu thơ lạc nẻo? Ghế hoa nhài (đẹp không? vững chắc không hay mong manh yếu ớt? Thảm trải nhà hơi nước là loại thảm nào? Hay trải thảm trong tình trạng nhà có nhiều hơi nước cho đỡ trơn trượt…=> Trả lời, bóc tách như vậy, giúp HS hiểu câu thơ hơn => Tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm gì qua những dòng thơ này => rút ra thông điệp?

Câu 5. Anh/chị rút ra thông điệp ý nghĩa nhất sau khi đọc xong bài thơ. Tại sao lại lựa chọn thông điệp đó? (1,0 điểm)

Gợi ý: Cần biết trân trọng những gì mình đã hứa, những gì mình đang có.

(Lưu ý: Khi lựa chọn thông điệp cần căn cứ vào nội dung chính, chủ đề của bài thơ; ở đây căn cứ vào nhan đề và nội dung chính ta có thể rút ra thông điệp như vậy; ngoài ra HS có thể tìm những thông điệp khác.)

Lí giải tại sao lựa chọn thông điệp:

+ Sở sĩ lựa chọn thông điệp vì đây là thông điệp hay, mang ý nghĩa nhân văn giúp mọi người nhận ra chân giá trị của cuộc sống.

+ Bởi nếu không giữ lời hứa, không biết trân trọng những gì mình có thì….

+ Nếu biết giữ lời hứa, biết trân trọng những gì mình có thì…

(Lưu ý: Khi lí giải tại sao lựa chọn thông điệp: Nghĩa là HS đi phân tích vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của thông điệp đối với mọi người. Để thấy được ý nghĩa thực sự thì đặt thông điệp trong hai tình huống: Nếu không thực hiện thông điệp thì sẽ mất mát, sẽ gánh chịu những hậu quả gì? Còn nếu chọn thông điệp thì đạt được điều gì?)

Phần II. VIẾT (6,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ “Lời hứa muộn” của Nguyễn Bình Phương.

Gợi ý:

– Bước 1: Xác định đối tượng trữ tình và nhân vật trữ tình => Nội dung chính (đặc điểm của đối tượng được miêu tả trong bài thơ + tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình dành cho đối tượng được miêu tả trong bài thơ).

– Bước 2: Xác định ý thơ. Dựa vào nội dung chính, nhất là tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình để xác định ý thơ (ý tưởng, suy nghĩ, mục đích khi viết bài thơ đó)

– Bước 3: Xác định cấu tứ của bài thơ: nghĩa là xem xét ý tưởng thơ đó được tác giả tổ chức, sắp xếp ra sao, xây dựng bằng chất liệu gì (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ).

– Bước 4: Nhận xét về việc tạo dựng cấu tứ? Cái hay, đặc sắc, tinh tế trong cách lựa chọn, sắp xếp ở đâu? Sự lựa chọn, sắp xếp đó đã đạt hết ý đồ sáng tác của nhà thơ hay chưa? Nó có làm cho bài thơ thêm hay, sâu sắc không? Giữa ý và cấu tứ đã hòa hợp, đã nâng đỡ nhau chưa?

Gợi ý đáp án:

Cấu tứ ở đây là Nguyễn Bình Phương đặt trong thời gian quá khứ – hiện tại; trong mối quan hệ giữa cái còn – mất; cái mất nhưng vẫn còn. Trong mối quan hệ giữa thời gian, sự tồn tại ấy có hai sợ dây xâu chuỗi để những hình ảnh thơ tưởng chừng rời rạc, không ăn khớp với nhau lại tạo thành một thể thống nhất, đó chính là sợi dây hữu hình (tơ hồng) và sợi dây vô hình (lời hứa). Tơ hồng trong quá khứ và hiện tại vẫn còn, vẫn không bao giờ bất biến biến: vẫn màu vàng, vẫn giăng trước ngôi nhà vàng (cái vàng son của quá khứ nhưng không còn là của hiện tại); tuy nhiên trong cái tồn tại xuyên thời gian đó, thì có cái đã không còn tồn tại, đã không còn hiện hữu trong không gian quen thuộc, đó chính là em. Lời hứa vẫn còn đây nhưng em không ở lại; anh vẫn còn đây, nhưng anh đã không còn em. Cái mất mà lại còn đó là mất em, nhưng còn tơ hồng, còn những lời hứa muộn, còn hình bóng em cứ hiện về trong tâm thức, trong bóng tối (giấc mơ)

=> Chính việc xây dựng cấu tứ này, khiến cho mỗi hình ảnh thơ, ý thơ như đang được giăng, được gắn kết trên những sợi tơ hồng, đang bị xiết chặt trong những lời hứa muộn, trong nỗi dạy dứt của anh, của nhân vật trữ tình.

=> Cấu tứ tạo nên giọng thơ thâm trầm, suy tư; cảm xúc không bồng bột trào dâng mà ẩn sâu trong mỗi câu chữ, hình ảnh => để thấy nỗi buồn, nỗi đớn đau khi “Vĩnh viễn còn lại nụ hôn màu cỏ úa”

=> Chắc hẳn còn yêu lắm, thì nhân vật trữ tình mới có nỗi day dứt, nỗi xót xa đến như vậy.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Em có đồng ý với ý kiến trên? Hãy viết một bài luận để bảo vệ quan điểm, chính kiến của bản thân.

Gợi ý:

MB: Dẫn dắt, nêu ý kiến “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”

Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng ý/không đồng ý.

TB:

  1. Giải thích: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

– Tình yêu là gì?

– Tình dang dở: nghĩa là cuộc tình không trọn vẹn, không đi đến mùa quả ngọt (hôn nhân, gia đình…)

=> Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng của những mối tình đơn phương hoặc là sự hoài niệm, tư tưởng con cá mất là con cá sộp => Chính vì thế, luôn thấy tình yêu dang dở là đẹp, lãng mạn, để con người hoài niệm nuối tiếc.

  1. Bày tỏ quan điểm cá nhân:

– Thoạt nhiên, khi nghe qua thấy quan điểm khác chí lí, bởi ai cũng nghĩ mối tình dang dở, người tình dang dở là người tuyệt vời nhất; nhất là những ai bước vào hôn nhân mới thấy vợ mình, người yêu hiện tại đi đến hôn nhân không đẹp bằng, không dịu dàng bằng, không lãng mạn bằng “người tình dang dở”

– Tuy nhiên, xét một cách sâu xa thì ý kiến này có những điều chưa thật đúng đắn:

+ Tình yêu đẹp là phải đơm hoa, kết trái;

+ Tình yêu đẹp là thứ tình yêu gắn liền với thương, với trách nhiệm.

+ Tình yêu đẹp là tình yêu thủy chung như nhất.

+ Tình yêu đẹp sẽ có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thách thức, phải cùng nhau vượt qua bão gió.

– Ai có dám đảm bảo “khi cuộc tình dang dở” khi vượt quá giông bão sẽ vẫn còn đẹp vẹn nguyên?

– Cuộc sống hôn nhân, cơm áo gạo tiền khác hoàn toàn với những gì lúc yêu. Bởi khi yêu là lúc con người lãng mạn nhất, họ sẵn sàng quên ngày, quên tháng; khi yêu câu người cũng “giả dối” nhất. Vì thế, tình yêu lúc nào cũng có màu hồng, màu nắng; lúc nào cũng để lại những ấn tượng đậm sâu.

Bàn bạc, mở rộng:

– Con người ai cũng có quá khứ, kỉ niệm để thương để nhớ; ai cũng có bóng hình không bao giờ phai nhạt trong tim. Song không vì thế mà ta cứ “hắt hủi, lạnh lùng” với hiện tại, để mặn nồng với quá khứ. Điều đó, sẽ là thứ a xít vô hình phá hủy tất cả những gì đẹp đẽ ta đang có. Hãy để quá khứ ngủ quên, để những cuộc tình trong quá khứ ngủ sâu trong trái tim lặng thầm; đừng đánh thức quá khứ bằng những hoài niệm lung linh sắc màu, khi tất cả chỉ còn là ảo ảnh.

– Kết quả của một tình yêu đẹp là tiến tới hôn nhân, xây dựng tổ ấm.

– Tình yêu đẹp là cả hai bên biết lựa sau, biết cảm thông chia sẻ, cùng gánh vác trách nhiệm, vun đắp hạnh phúc.

– Tình yêu đẹp là biết hòa dâng hiến làm đẹp cho đời, hòa nhập tình yêu cá nhân với tình yêu quê hương đất nước.

KB:

– Tình yêu đẹp là điều ai cũng mong muốn có được; nó chỉ đẹp khi cả hai có ý thức xây đắp, giữ gìn.

– Hãy sống bằng tất cả con tim biết yêu, biết dại khờ, biết quên đi quá khứ, biết trân trong hiện tại, lúc đó tình yêu sẽ mang màu nắng đẹp tươi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *