Đọc hiểu Phạm Công Cúc Hoa, nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

           

ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

PHẠM CÔNG – CÚC HOA*

(Truyện thơ Nôm khuyết danh)

(Trích)

[…]

(165) Phạm Công thưa với mẹ già:

“Con đi kiếm củi phương xa phen này

Cố làm lấy một tuần chay

Cho cha siêu độ lên mây chầu trời

Dù phải kiếm củi suốt đời

(170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”

 

Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi

Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”

Phạm Công nước mắt tuôn sầu:

“Làm trai là phải dãi dầu xông pha

 

(175) Chứ ai sinh đẻ con ra

Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi

Nuôi con ngần ấy năm trời

Mẹ cha phải chịu một đời long đong

Công cha nghĩa mẹ ghi lòng

(180) Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”

 

 […]

(Cổ văn Việt Nam, Internet: wordpress.com)

Chú thích:

(Tóm tắt tác phẩm:*  Phạm Công là chàng trai con nhà nghèo, phải đi làm công để nuôi bố mẹ. Cha chết, Phạm Công phải đi ăn mày để tiếp tục phụng dưỡng mẹ đến khi mẹ chết. Là người hiếu học, Phạm Công xin thụ giáo Quỷ cốc tiên sinh. Ở đây, Phạm Công được Cúc Hoa là bạn đồng môn, cũng là con gái của tri phủ, yêu thương. Hai người cưới nhau, khi Cúc Hoa có thai thì Phạm Công lên kinh thành ứng thí. Phạm Công đã gặp nhiều gian truân khổ ải, bị quốc vương các nước khác ép gả công chúa nhưng Phạm Công đều từ chối. Nhưng nhờ công chúa nước Triệu nhân hậu, Phạm Công được trở về quê hương làm nguyên soái, đoàn tụ cùng Cúc Hoa, họ có hai con là Nghi Xuân (con gái) và Tấn Lực (con trai). Cúc Hoa lại không may qua đời ở tuổi 30. Phạm Công tái giá với Tào Thị và phải lên Cao Bằng làm trấn thủ. Tào Thị ở nhà ngoại tình, hành hạ, ngược đãi Nghi Xuân và Tấn Lực. Cao điểm, thị cùng người tình bàn mưu giết hại hai con chồng, khiến hai đứa phải trốn khỏi nhà đi ăn xin.

Trong một đêm, Cúc Hoa từ cõi âm ti hiện về gặp hai con và gửi thư tin cho Phạm Công biết. Sau ba năm trấn thủ, Phạm Công trở về đuổi Tào Thị đi. Tào Thị sau đó bị sét đánh chết. Được công chúa Xuân Dung nước Trịnh, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ, Phạm Công xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh, trở lại dương thế, cưới lại với Phạm Công. Phạm Công cũng được vua Trịnh gả công chúa Xuân Dung và nhường ngôi vua cho..

Đoạn trích: Thuộc phần đầu tác phẩm)

 Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập về sự việc gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Liệt kê các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 3. Đoạn thoại sau là lời của ai nói với ai, về vấn đề gì? (1,0 điểm)

Chứ ai sinh đẻ con ra

Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi

Nuôi con ngần ấy năm trời

Mẹ cha phải chịu một đời long đong

Công cha nghĩa mẹ ghi lòng

Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên

Câu 4. Nhận xét của em về nhân vật Phạm Công qua câu nói: (1,0 điểm)

Cố làm lấy một tuần chay

                        Cho cha siêu độ lên mây chầu trời

Câu 5. Nêu ý nghĩa của từlong đongtrong câu “Mẹ cha phải chịu một đời long đong”. (1,0 điểm)

Câu 6. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu, trình bày cảm nhận của em về câu nói của Phạm Công “Làm trai là phải dãi dầu xông pha” đồng thời nêu quan điểm về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay. (1,0 điểm)

 VIẾT (5.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần I (phần Đọc ở trên), anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn 11

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC 5,00
  1 * Đoạn trích truyện thơ trên nói về sự việc:

– Phạm Công quyết lên núi kiếm củi để trang trải cuộc sống cùng đưa mẹ già đi theo

*Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đủ hai ý: 0,50 điểm

– HS trả lời được một ý: 0,25 điểm

– Các trường hợp khác: 0,00 điểm

 

 

 

0,50

 

 

2

Phạm Công và người mẹ, cha.

*Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,50 điểm

– HS trả lời được hai nhân vật: 0,25 điểm

– Các trường hợp khác: 0,00 điểm

 

 

0,50

3 Phạm Công nói với người mẹ về công ơn của cha mẹ

*Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,10 điểm

– Các trường hợp khác: 0,00 điểm

 

1,00

4 Phạm công là một người con hiếu thảo.

*Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,10 điểm

– HS có thể diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý: 0,50 điểm.

– HS không trả lời hoặc trả lời khác: 0,00 điểm

 

 

1,00

5 Vất vả, gặp nhiều trắc trở

– HS trả lời như đáp án: 0,10 điểm

– HS có thể diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý: 0,50 điểm.

– HS không trả lời hoặc trả lời khác: 0,00 điểm

 

 

1,00

6 – Người đàn ông phải có ý chí, quyết tâm học tập, lao động để thay đổi số phận và có cuộc sống để lại tiếng thơm muôn đời

– Liên hệ với vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.

*Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,10 điểm

– HS trả lời 1 ý: 0,50 điểm

– Các trường hợp khác: 0,00 điểm

 

 

 

 

 

1,00

II   VIẾT 5,00
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,00 điểm.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (vai trò của lòng hiếu thảo trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích).

* Thân bài:

– Lòng hiếu thảo: Là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực.
– Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
+ Con cái phải biết tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn với cha mẹ, chăm chỉ học tập tu dưỡng đạo đức không để cha mẹ phải phiền lòng
+ Phải thường xuyên thư từ, điện thoại thăm hỏi, để giảm bớt nỗi nhớ con, nỗi lo lắng của cha mẹ, có món gì ngon, món gì lạ đều nghĩ đến cha mẹ
+ Luôn lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, có thời gian rảnh là lại về thăm cha mẹ, đưa cha mẹ đi chơi đây đó, đi khám sức khỏe định kỳ,..

– Lý do phải hiếu thảo:
+ Hiếu thảo từ xưa đến nay luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
+ Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người.
+ Sự hiếu thảo của chúng ta hôm nay chính là tấm gương sáng và rõ nhất cho con cháu của chúng ta noi theo.

   Chứng minh

      Học sinh lấy dẫn chứng từ thực tế và trong đoạn trích phần Đọc về nhân vật Phạm Công và những con người có tấm lòng thương người, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.

   Phản đề

Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, bàng quan với ông bà cha mẹ, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người sống chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi,…

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng hiếu thảo; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

 Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,00 điểm.

– Phân tích đầy đủ hoặc những chưa sâu: 1,00 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

 

0,25

  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
I + II     10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *