Đề đọc hiểu tùy bút Phở – Nguyễn Tuân, Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện Cái kén và con bướm

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024

NGỮ VĂN 11 100% TỰ LUẬN

 

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức/

Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

% điểm

1 Đọc Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm 3 3 1 1 60
Truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại
Bi kịch
Kí, tuỳ bút hoặc tản văn
Thơ
Văn bản thông tin
Văn nghị luận          
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội 1* 1* 1* 1* 40
Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.
Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Tổng 25% 45% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung 70% 30%  

 

…………………………… ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN –  LỚP 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề có 02 trang

 ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:

PHỞ

           Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. […].        

Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư … Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt … cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin […]

          […] Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều … Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.

         […]  Đêm Hà nội, nay thức khuya nhất vẫn là những hiệu phở […] Và cái món ăn Hà Nội đầu tiên…vẫn là cái món phở ngày xưa chúng ta vẫn ăn đủ cả rau mùi hành hoa đủ chua cay và sôi sùng sục. Tôi biết ở Nam Bộ vẫn có phở, phở hủ tíu, nhưng bát phở Bắc ăn ở đầu hè di cư không bao giờ có thể ngon được bằng bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật này.

(Trích tùy bút Phở – Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957. In lại trong Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác Phẩm Mới, 1988)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích..

Câu 2. Phở được nhìn nhận trong đoạn trích trên mấy phương diện? Đó là những phương diện nào?

Câu 3. Theo tác giả, Phở có những quy luật của nó. Quy luật đó được thể hiện như thế nào?

Câu 4. Vì sao khi nhận xét về tiếng rao hàng phở rong, tác giả cho rằng:“Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy”?

Câu 5. Theo anh/chị, tình cảm mà tác giả bộc lộ đối với phở Hà Nội là những tình cảm gì?

Câu 6. Cảm hứng chủ đạo trong Phở là gì?

Câu 7. Anh/chị có đồng ý với tác giả về việc thưởng thức Phở trong đoạn văn“Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy... như một tấm áo kép mặc thêm lên người” không? Vì sao?

Câu 8. Trong những nét đẹp văn hóa Việt Nam mà anh/chị được biết, anh/chị thấy ấn tượng nhất là điều gì? Vì sao?

 VIẾT (4,0 điểm)

                                     CÁI KÉN VÀ CON BƯỚM

 

Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc. Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró. 

Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay, Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do. Cuộc chiến với cuộc sống giúp chúng ta phát triển sức mạnh. Không đấu tranh, chúng ta không bao giờ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Tự mình giải quyết các vấn đề, không dựa dẫm vào người khác là điều rất quan trọng để bạn có thể vững vàng trong cuộc sống. 

(Trích Quà tặng cuộc sống)

 

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề gợi ra từ câu chuyện trên.

————–HẾT————

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN NGỮ VĂN 11

(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1  Thuyết minh

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5
  2 – Phở được nhìn nhận trên 3 phương diện chính.

– Đó là các phương diện sau:

+ Thời gian thích hợp để ăn phở (Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được)

+ Những quy luật riêng của món phở thể hiện trong tên gọi hiệu phở (Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu)

+ Tiếng rao bán phở thể hiện được hồn cốt của văn hóa dân tộc nhưng hiện đã mai một đi ít nhiều (bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi) 

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– HS chỉ kể được 2 phương diện cho 0,25 điểm

HS chỉ kể được 1 phương diện hoặc trả lời sai cho 0 điểm

0.5
  3  Theo tác giả, Phở có những quy luật của nó. Quy luật đó được thể hiện:

Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư … Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt …

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5
4  Nhận xét về tiếng rao hàng phở rong, tác giả cho rằng:“Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy” vì: món ăn thể hiện lối sinh hoạt của từng giai đoạn.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án:1.0 điểm

– HS trả lời có nội dung phù hợp với ý trên:  0,25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
5  Tình cảm mà tác giả bộc lộ đối với phở Hà Nội là những tình cảm quý mến, thân thuộc với món phở Hà Nội, đó là một món ăn thấm đượm tinh thần dân tộc.

 – HS trả lời tương đương như đáp án:1.0 điểm

– HS trả lời có nội dung phù hợp với mỗi ý trên:  0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
6 – Cảm hứng chủ đạo: Tự hào, trân trọng về món Phở, ẩm thực dân tộc như một công trình nghệ thuật – một đỉnh cao văn hóa dân tộc.

– HS trả lời tương đương như đáp án:1.0 điểm

– HS trả lời có nội dung phù hợpvới mỗi ý trên:  0,25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
7 – HS lựa chọn đồng tình hoặc không đồng tình và lý giải thuyết phục.

Gợi ý: Đồng tình, vì:

-Theo tác giả, món Phở ăn mùa nào cũng thấy có ý nghĩa thâm thúy vì:

+ Mùa nóng, ăn phở, ra mồ hôi, gặp gió sẽ mát hơn.

+ Mùa lạnh, ăn phở, đôi môi tái nhợt, tươi thắm lại, tức ấm hơn.

+ Mùa đông: bát phở như tấm áo kép cho người nghèo.

Như vậy, ý nghĩa thâm thúy ở đây được hiểu là: Phở đem đến lối sống thuận tự nhiên cho con người, che chở, bảo vệ con người trong đời sống. Thưởng thức phở thực chất là trải nghiệm nghệ thuật sống trong cuộc đời.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án, hoặc khác nhưng phù hợp với chuẩn mực,phù hợp với vấn đề đặt ra từ tác phẩm: 1.0

– HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:  0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
8 Học sinh có thể tự do kể lại trải nghiệm và những cảm nhận của mình về văn hóa Việt Nam để lựa chọn ra một nét đẹp mà mình ấn tượng nhất. Giải thích nguyên nhân một cách giản dị, trung thực, trong sáng, tránh cường điệu hóa cảm xúc của mình.

Hướng dẫn chấm

– HS trả lời thuyết phục, đảm bảo những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật: 0.5 điểm

– HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt, chưa thuyết phục:  0,25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5
II   VIẾT 4,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận XH

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần NL, thân bài triển khai được nội dung cần nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công. Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần căn cứ vào vấn đề nghị luận để có thể xác định nội dung, hình thức cho bài văn NLXH.

Dưới đây là một vài gợi ý:

– Tóm tắt câu chuyện: Chuyện kể về một người đàn ông tìm thấy cái kén bướm khó khăn chui qua cái lỗ nhỏ. Người đàn ông định giúp chú bướm nhỏ. Ông lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Và từ đấy chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Thông qua sự việc người đàn ông và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công. Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.

=> Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. (ý chính)
+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
Bàn luận:
* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn lên?
– Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu không ngững; khó khăn thử thách rèn cho con người bản lĩnh,ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ 1con người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn (dẫn chứng).
– Nêu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, không có môi trường để rèn luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên… (dẫn chứng).
* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng?
– Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…
– Những lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh thì mới có tác dụng… (dẫn chứng).
Bài học nhận thức và hành động:
– Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
– Liên hệ bản thân.
c. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.      .

– Không làm bài/làm lạc đề: 0 điểm.

 

 

2,5

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *