Cảm nhận về nhân vật Dung và chủ đề của truyện “Ông ngoại” của Nguyễn Ngọc Tư

                                                                                                         MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023– 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90’

 

MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

– Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn lớp 11 từ tuần 19 đến tuần 25

– Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh hoàn thiện hơn năng lực đọc, hiểu văn bản, biết vận dụng một số kiến thức Tiếng Việt đã học để tạo lập văn bản.

– Qua kiểm tra, học sinh đánh giá được năng lực của mình về mặt kiến thức và khả năng diễn đạt.

– Đánh giá năng lực tự học, tạo lập văn bản của học sinh.

HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Hình thức: Tự luận.

– Cách tổ chức kiểm tra: Viết tự luận trong 90 phút.

III. MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ

Ma trận

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao    
Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

( %)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

câu hỏi

Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 10 5 20 10 5 5 5 5 06 30 40
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20  

20

3 Viết bài văn nghị luận văn học 10 5 20 5 5 10 5 10 01 40  

40

Tổng 25 15 45 20 15 25 15 35 08 90 100
Tỉ lệ % 25 45 15 15     100
Tỉ lệ chung 70 30   100

2) Bảng đặc tả

TT  

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng  

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
        Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1

 

 

 

 

 

 

ĐỌC HIỂU

 

 

 

 

 

 

Truyện ngắn hiện đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

Ông ngoại

 (Nguyễn Ngọc Tư)

 

Nhận biết:

–  Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất) trong truyện ngắn hiện đại.

– Nhận biết được điểm nhìn trong truyện ngắn hiện đại

Thông hiểu:

– Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của nhân vật trong truyện ngắn hiện đại.

–  Nêu được chủ đề của tác phẩm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh  giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

2 2 1 1 6

 

 

 

 

 

 

 

 

2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(khoảng 150 chữ)

Đoạn văn  về một vấn đề xã hội (rút ra từ văn bản phần đọc – hiểu) Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận.

–   Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong đoạn văn.

–   Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

–   Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một đoạn văn nghị luận.

Thông hiểu:

–   Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

–   Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

–   Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

–   Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

–   Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

–   Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho đoạn văn.

Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho đoạn văn.

        1
3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC  Nghị luận về một truyện ngắn hiện đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa):

Ông ngoại

 (Nguyễn Ngọc Tư)

 

 Nhận biết:

–   Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, của đoạn trích/tác phẩm.

–   Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

–     Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/tác phẩm (xoay quanh nhân vật chính)

–     Phân tích được những biểu hiện riêng (của nhân vật) trong đoạn trích/tác phẩm

–   Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc (thông qua cảm nhận về nhân vật).

–   Nêu và nhận xét về chủ đề tác phẩm.

–     Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

–   Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

–    Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm.

Vận dụng cao:

–   Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

        1
Tổng           8
Tỉ lệ %   25 45 15 15 100%
Tỉ lệ chung   70 30 100%

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023– 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

ÔNG NGOẠI (trích) – Nguyễn Ngọc Tư

(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông ngoại để tiện bề chăm sóc ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.)

Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: “Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:”Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?”, Ngoại nói “Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu”.

Mẹ cười: “Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem”. Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi: “Ngoại định đi đâu”

– Ông lên quận một chút. Dung ngăn: “Thôi, ngoại già rồi, không nên lái xe, có đi, con chở ông đi”.

Ông tỏ vẻ giận, quầy quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.

Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập sinh, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.

Mặc dầu Dung đang ở trong thế giới của ông, mà không biết mình đang chìm dần vào đấy. Lọt thỏm giữa cái sân xanh lá, Dung vẫn buồn. Rảnh rỗi, nó leo lên cây me già ở góc sân, nhấm nháp vị me non. Ông ngoại tặng Dung cái chậu sứ trắng nó trồng vào đấy một cây mai. Lâu ngày quên bẵng, nhìn lại thấy cây mai đã lớn từ hồi nào, mượt mà những lá Dung cảm thấy vui vui. Hôm bữa Dung nói với ông:

– Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu” Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn”. Dung chột dạ “Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không”

(…) Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi “Chị hai khó như một bà già”, Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu.

(…)Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại “Dung nói với ông, ông gật đầu: “Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy”.

Dung tròn mắt: “Thật ư?”

Ông khẽ cốc đầu nó: “Đừng có khinh ngoại”.

Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”. Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm, nói bâng quơ.

– Ông học ở đâu vậy?

– Ở câu lạc bộ. Ông cười

( Lược đoạn cuối: Dung được ông ngoại kể chuyện lúc ông ở Trường Sơn, , biết được để hòa hợp với mình, ông ngoại đã học tiếng Anh, khiêu vũ và theo ông ngoại đến câu lạc bộ. Sau đó, Dung cùng ngoại nhặt lá mai đón tết và nhận thư nhà của cậu)

*Chú thích:  Nguyễn Ngọc Tư: sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tư thường viết về những điều bình dị, gần gũi xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam Bộ, là giọng kể mềm mại mà thâm trầm, sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.  Truyện ngắn “Ông ngoại” với một cốt truyện đơn giản nhưng chủ đề, đề tài có giá trị nhân văn cao, khiến người đọc phải suy ngẫm về nhiều điều có giá trị của cuộc sống.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5đ). Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2(0,5đ). Người kể chuyện chủ yếu đặt điểm nhìn ở nhân vật nào?

Câu 3(1,0đ). Nêu chủ đề của truyện thông qua đoạn trích.

Câu 4(1,0đ). Chi tiết: “Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi” Và chi tiết “Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại.” cho thấy Dung là một cô bé như thế nào?

Câu 5(0,5đ). Câu chuyện trong đoạn trích mang lại thông điệp gì?

Câu 6(0,5đ). Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc rút ngắn “khoảng cách thế hệ trong gia đình” được suy ngẫm từ câu văn ở phần đọc hiểu “Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau”?

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích gợi ra ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về giá trị của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 500-600 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Dung và chủ đề của truyện qua đoạn trích trong tác phẩm“Ông ngoại” của Nguyễn Ngọc Tư có ở phần đọc- hiểu.

——–—–HẾT –—-———

  KIỂM TRA GIỮA II NĂM HỌC 2023– 2024

     ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp: 11

                 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích: ngôi thứ ba

Hướng dẫn chấm: Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

0,5
2 Người kể chuyện đặt điểm nhìn chủ yếu ở nhân vật Dung

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

0,5

 

3 Chủ đề: Qua câu chuyện giữa Dung và ông ngoại, tác phẩm hướng tới đề cao những giá trị nhân văn truyền thống: giá trị của tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, lối sống biết sẻ chia, hi sinh.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm

Trả lời được 1 phần của nội dung trong Đáp án: 0, 5 điểm

Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0
4 Chi tiết: “Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi” Và chi tiết “Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại.”  cho thấy Dung là một cô bé

+ Trẻ tuổi, năng động, tâm hồn trong sáng, sống vui vẻ, chân thành…

+ Nhạy cảm, tinh tế cảm nhận được những biến đổi tinh vi của sự vật.

+ Trong quá trình chung sống với ngoại, Dung dần trưởng thành hơn; biết thấu hiểu, thương ông hơn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

Lưu ý: Căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh, giám khảo linh hoạt trong cách chấm

1,0
5 – HS có thể chia sẻ một vài thông điệp ý nghĩa theo cảm nhận cá nhân.

Sau đây là một vài gợi ý:

– Biết yêu thương, trân trọng người thân trong gia đình.

– Biết hi sinh, chia sẻ, quan tâm, gắn kết các thành viên trong gia đình

– Sống cần phải tôn trọng sự khác biệt của mỗi người

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

Lưu ý: Học sinh trả lời các ý khác với Đáp án nhưng hợp lý vẫn cho điểm tối đa.

0,5
6 Đoạn trích có một câu văn gợi suy ngẫm: “Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau”. Câu văn gợi ý nghĩa việc rút ngắn “khoảng cách thế hệ trong gia đình”:

+ Giúp mỗi người trong gia đình sẽ chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt về quan điểm sống, khoảng cách nhận thức… giữa thế hệ này và thế hệ khác của các thành viên.

+ Giúp tình cảm gia đình sẽ bền chặt hơn, các thành viên sẽ yêu thương và quan tâm chia sẻ với nhau nhiều hơn; cuộc sống gia đình sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn.

(…)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương hoặc khác đáp án nhưng hợp lý, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội vẫn cho điểm tối đa.

0,5
II   LÀM VĂN 6,0
  1  Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của tình yêu thương con người trong cuộc sống. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải nêu và lí giải được lựa chọn của bản thân. Có thể trình bày theo các hướng sau:

– Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, hòa hợp…giữa con người với nhau.

– Giá trị của tình yêu thương con người trong cuộc sống:

+ Giúp con người đến gần nhau hơn, dễ dàng xây dựng mối quan hệ gần gũi tốt đẹp với mọi người xung quanh

+ Người biết chia sẻ yêu thương sẽ cảm nhận được niềm vui và giá trị của bản thân mình; người được đón nhận tình yêu thương sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống.

+ Là thước đo phẩm chất, giúp hoàn thiện nhân cách con người

+ Giúp chúng ta tạo ra một ‘ngọn lửa’ yêu thương lớn mạnh, lan tỏa khắp nơi.

– Bài học nhận thức và hành động: Tình yêu thương tưởng chừng như đơn giản, nhỏ bé nhưng đối với người đón nhận thì nó lại là một điều vô giá. Mỗi chúng ta hãy nỗ lực sống yêu thương.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

 

0,5

 

2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 500-600 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Dung và chủ đề của truyện qua đoạn trích trong tác phẩm “Ông ngoại”  của Nguyễn Ngọc Tư có ở phần đọc- hiểu. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

về nhân vật Dung và chủ đề truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích “Ông ngoại”

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn “Ông ngoại và nhân vật Dung.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.

0,5
*Khai triển các ý: nhân vật Dung và chủ đề của tác phẩm qua đoạn trích “Ông ngoại” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

– Tóm lược câu chuyện theo nhân vật Dung

-Nhân vật Dung qua đoạn trích

+ Trẻ tuổi, năng động, mạnh dạn thể hiện bản thân, sống chân thành…

+ Nhạy cảm, tinh tế, biết quan tâm đến người thân, cảm nhận được sự biến đổi tin vi của sự vật xung quanh…

+ Trong quá trình chung sống với ngoại, Dung dần trưởng thành hơn; biết thấu hiểu, lo lắng, quan tâm, yêu thương ông hơn. Dung cũng dần sống hòa hợp với ông, rút ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ.

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Đặt nhân vật trong tình huống truyện đơn giản, thời gian ngắn, không gian nhỏ hẹp, xoay quanh cuộc sống đời thường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

+ Người kể chuyện nương theo điểm nhìn của nhân vật Dung, qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa chân dung một người trẻ với tính cách, tâm lí, hành vi,… đúng với lứa tuổi mới lớn; giúp khắc họa sự biến đổi từng ngày trong cảm xúc và nhận thức cho thấy quá trình trưởng thành của nhân vật Dung.

+ Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

– Chủ đề tác phẩm: Qua nhân vật Dung và hành trình bắt tay hòa giải, gắn kết giữa hai thế hệ trong gia đình; tác phẩm hướng tới đề cao những giá trị nhân văn tốt đẹp như tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, lối sống biết sẻ chia, hi sinh.

Hướng dẫn chấm:

– Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm – 2,0 điểm.

– Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm – 1,25  điểm.

– Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm-0,5 điểm

2,0
* Đánh giá:

Nhân vật Dung  đã góp phần thể hiện thành công giá trị nhân văn của tác phẩm khi hướng tới đề cập đến sự nối kết thế hệ; tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư.

Hướng dẫn chấm:

Tóm lược, đánh giá được vấn đề trình bày: 0,25 điểm.

– Không tóm lược được vấn đề: 0,0 điểm

0,25

 

 

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

1 bình luận trong “Cảm nhận về nhân vật Dung và chủ đề của truyện “Ông ngoại” của Nguyễn Ngọc Tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *