Đọc hiểu Hôn mảnh đất quê hương, Thu Bồn

 

 

 

(Đề gồm 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2023 – 2024

                      …………………………..

Thời gian: 90 phút

Ngày kiểm tra:

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Hôn mảnh đất quê hương

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt
Con đã về đây với mẹ – Mẹ quê hương!

Thanh Quýt Giáp Năm(1)­ ruộng đồng xơ xác
Đầu con đau dưới nắng chan chan
Giếng đã cạn môi người khao khát
Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn.

Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước
Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa
Chiếc áo màu xanh dù rách nát
Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa.

Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở
Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở
Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu.

(…)
Ấp chiến lược đám mây đen che phủ
Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm
Mẹ lom khom vịn vào vai núi
Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn.

 

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương
”.
La Thọ(1), 2-1962

(Thu Bồn, Trích tập Tre xanh, 1970)- Nguồn: thivien.net

CHÚ THÍCH: Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng sinh ngày 1-12-1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 9-1947, gia nhập Thiếu sinh quân, rồi vào bộ đội chính quy, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Năm 1955, tập kết ra Bắc học tập, làm việc. Năm 1960, trở lại chiến trường, làm phóng viên tại Quân khu V và Tây Nguyên. Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ.  Ông mất ngày 17-6-2003 tại thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thanh Quýt Giáp Năm, La Thọ: địa danh ở quê hương tác giả.

Câu 1: Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tình của văn bản. (0,5đ)

Câu 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả mảnh đất quê hương trong các khổ thơ 2 và 3? Qua đó em hãy nhận xét về mảnh đất quê hương hiện lên ở đây. (1,0đ).

Câu 3: Phát hiện và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ có trong các câu thơ sau: (1,0đ)

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương
”.

Câu 4: Chỉ ra và phân tích yếu tố tượng trưng có trong hai câu thơ: (1,0đ)

Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở

Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu”.

Câu 5: Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm nhận gì về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người (viết đoạn văn từ 10-15 dòng). (1,5đ)

  1. VIẾT (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích vẻ đẹp độc đáo về nội dung và hình thức của đoạn thơ sau:

Đường về quê mẹ

“U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.

Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
(…)
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.”

1942

(Đoàn Văn Cừ, Trích tập “Thôn ca”- 1944)

CHÚ THÍCH: Đoàn Văn Cừ (25/3/1913 – 27/6/2004) sinh ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Ông tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê.

—————-Hết————–

Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

  ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ II- Môn: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2023 – 2024

 

 

I. ĐỌC – HIỂU: 5,0 điểm
Câu 1: Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tình của văn bản. 0,5đ
  –      Thể thơ: tự do

–      Nhân vật trữ tình: “tôi, con, chúng con – tác giả (người con trở về quê hương)

0.25

0,25

Câu 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả mảnh đất quê hương trong các khổ thơ 2 và 3? Qua đó em hãy nhận xét về mảnh đất quê hương hiện lên ở đây. 1,0đ
  ·      Từ ngữ, hình ảnh: “Thanh Quýt Giáp Năm(1)­ ruộng đồng xơ xác”, “nắng chan chan”, “Giếng đã cạn”, “Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn”,Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa”, “Chiếc áo màu xanh dù rách nát/ Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa”. 0,5

 

 

 

  a.      * Nhận xét:

b.      – Quê hương tan tác, tiêu điều vì bị tàn phá, hủy diệt trong chiến tranh

c.      – Quê hương thân thuộc, giàu tình nghĩa, sức sống…

0,5

 

 

 

Câu 3: Phát hiện và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ có trong các câu thơ sau:

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương
”.

1,0đ
  –       Biện pháp tu từ:  So sánh “Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương như hôn người yêu sau ngày xa cách”

–       Hiệu quả nghệ thuật:

+ Nhấn mạnh niềm hạnh phúc, trân trọng của tác giả khi gặp lại mảnh đất quê hương sau bao ngày xa cách….

+ Thể hiện tình yêu chân thành, sâu sắc, thủy chung của tác giả đối với quê hương…

+ Giúp các câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn…..

– HS có thể lựa chọn và phân tích các BPTT khác: lặp từ, lặp cấu trúc, ẩn dụ…

0,25

 

 

 

 

 

0,75

Câu 4: Chỉ ra và phân tích yếu tố tượng trưng có trong hai câu thơ:

Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở

Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu”.

1,0đ
  ·   Yếu tố tượng trưng: “Sông Thu Bồn”, “nghe người đương thở”, “gội tóc những nương dâu” 0,5
  ·   Phân tích ý nghĩa:

–   Với biện pháp tu từ nhân hóa, dòng sông như một sinh thể sống đang chở che, chăm sóc, vỗ về…

– Gợi vẻ đẹp dòng sông hiền hòa, đầy sức sống, gắn bó với quê hương, duyên dáng như người thiếu nữ đang ở lứa tuổi thanh xuân…; dòng sông nuôi dưỡng vỗ về, chăm bẵm… sự sốngcủa thiên và con người , mang dáng vẻ của đất mẹ quê hương…)

– Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương: trân trọng, tự hào, gắn bó sâu nặng, biết ơn…

0,5
Câu 5: Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm nhận gì về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người (viết đoạn văn từ 10-15 dòng) 1,5đ
  ·   Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ… 0,25
  ·   Yêu cầu về nội dung: HS nêu được một số ý cơ bản sau:

–    Giải thích: “quê hương” là nơi mỗi người sinh ra, chôn rau cắt rốn, có những người thân yêu trong gia đình….

–    Ý nghĩa của quê hương với mỗi người:

+ Quê hương gắn với kỉ niệm tuổi thơ, gia đình, truyền thống, là cội nguồn hình thành nhân cách, phẩm chất của mỗi người…

+ Quê hương là những nơi, những con người quen thuộc, gần gũi, là điểm tựa tinh thần cho mỗi người vững vàng trong cuộc sống…

+  Yêu quê hương là một trong những giá trị sống, phẩm chất tốt đẹp của con người: uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội…

–    Bài học, liên hệ: Mỗi người hãy luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy lòng yêu quê hương. Trách nhiệm cống hiến và đóng góp cho quê hương ngày càng giàu đẹp. Phê phán những người vô ơn, quên đi quê hương….

1,0
  ·  Đoạn văn có sáng tạo: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, biết lấy dẫn chứng tiêu biểu và phân tích dẫn chứng ý nghĩa, có trích dẫn ý kiến, văn học… 0,25
II. VIẾT: Em hãy viết bài văn phân tích vẻ đẹp độc đáo về nội dung và hình thức của đoạn thơ sau “Đường về quê mẹ” – Đoàn Văn Cừ

 

5,0 điểm
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.  

0,25

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tích vẻ đẹp độc đáo về nội dung và hình thức của đoạn thơ sau “Đường về quê mẹ” – Đoàn Văn Cừ. 0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

 
* Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ. 0,25
* Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn trích:

–  Vẻ đẹp nội dung:  Đoạn thơ ghi lại hình ảnh quê hương và hình ảnh người mẹ về thăm quê qua cảm nhận của người con:

+ Hình ảnh quê hương: “mùa xuân, Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần”, những rặng đề, Những dòng sông trắng lượn ven đê., Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp, Người xới cà, ngô rộn bốn bề, …”, “gặp những người quen, ai cũng khen u”…

+ Hình ảnh người mẹ: “dẫn chúng tôi về nhận họ ngoại” (quê ông bà), hình dáng, trang phục: Thúng cắp bên hông, nón đội đầu, Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, Trông u chẳng khác thời con gái, Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au”; “nết thảo hiền”…

=>> Nhận xét:

+ Bức tranh quê hương vùng thôn quê vào mùa xuân trong trẻo, tươi sáng, thân thuộc, gân gũi

+ Hình ảnh người mẹ giản dị, xinh đẹp, nhẹ nhàng, duyên dáng, trẻ trung, nết na, nặng tình nặng nghĩa với quê hương, dẫu đã lấy chồng vẫn không quên hướng về quê hương…

ð  Tình cảm, thông điệp của tác giả:

+ Bồi hồi, xúc động cùng mẹ về thăm quê…

+ Cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương…

+ Trân trọng, yêu thương, tự hào về người mẹ…

+ Cảm nhận tình cảm và ý nghĩa của sự gắn bó sâu sắc với quê hương…

–       Vẻ đẹp hình thức nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do, gieo vần chân khéo léo.

+ Ngôn ngữ thơ, cách nói giản dị…

+ Các hình ảnh thơ chân thực, sinh động, phong phú…

+ Các biện pháp tu từ ẩn dụ, liệt kê, đối; ….

+….

(LƯU Ý: HS phân tích dựa vào cảm nhận ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh, giá trị của các biện pháp tu từ,… để làm nổi bật vẻ đẹp nội dung trên)

3,5
4. Chính tả, ngữ pháp, diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, không mắc lỗi diễn đạt.

0,25
5. Sáng tạo: HS làm được 1 trong các yêu cầu sau đây:

 – HS biết nhận xét, đánh giá, so sánh với các đoạn thơ khác thể hiện nỗi niềm, tâm trạng giống và khác ở đoạn trích này;

– HS biết đánh giá, nhận xét, bình luận sâu sắc về vẻ đẹp, thành công của đoạn trích…

– HS biết vận dụng kiến thức lí luận văn học phù hợp vào bài viết…

-….

0,5
TỔNG ĐIỂM 10,0  điểm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *