Đọc hiểu đoạn trích Truyện Kiều, NLXH lòng hiếu thảo

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

Năm học 2023-2024

           Môn : Ngữ văn 11

Thời gian làm bài : 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

Phần I. Đọc hiểu (6 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câun hỏi :

…Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao?
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Họ Chung có kẻ lại già,
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,
Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay.”

(Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du).

Câu 1.  Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 3. Câu thơ nào cho thấy tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng rất sâu đậm?

Câu 4. Thúy Kiều đã có quyết định như thế nào trước biến cố của gia đình.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

“…Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao?
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?

Câu 6. Tâm trạng Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích là gì?

Câu7. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-> 7 dòng), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hoàn cảnh của Thúy Kiều.

II.Làm văn (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bài suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Thể thơ : Lục bát

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

 

0,75
2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.75
3 Câu thơ cho thấy tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng rất sâu đậm là: “Để lời thệ hải minh sơn”

– HS trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0,75
4 Trước biến cố của gia đình, Kiều đã có quyết định: Bán mình chuộc cha 0,75
5  

–         BPTT : Đối/ câu hỏi tu từ/ điệp từ.

–         Tác dụng :

+ Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều

+ Ca ngợi tấm lòng hiếu nghĩa.

+ Tạo sự cân đối hài hòa, sinh động, gợi cảm trong câu thơ.

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm

– HS trả lời được BPTT: Đối, câu hỏi tu từ, điệp từ  0,5

– HS trả lời tác dụng2/3 ý: 0,5; 1/3 ý 0,25

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

 

1,0

( Lưu ý:

– Hs chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp đúng, được 1,0đ.

– Hs: Chỉ nêu  không chỉ ra tác dụng  được 0,25

– Nêu tác dụng mà k chỉ ra BPTT không cho điểm.

– Hs

6 Tâm trạng của Kiều qua đoạn trích:

– Tâm trạng đau đớn, rối bời trước biến cố gia đình. Đắn đo cân nhắc trước lựa chọn sao cho trọn nghĩa vẹn tình.

– Có sự lựa chọn khôn ngoan, đúng đạo lí để báo hiếu cha mẹ.

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm

– HS trả lời được 2 ý : 0,5 điểm

-HS trả lời được một ý : 0,25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
7 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-> 7 dòng), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hoàn cảnh của Thúy Kiều.

–         Hình thức: Đoạn văn

–         Dung lượng: 5-7 dòng

–         Nội dung:  Đạt những ý như sau

+ Hoàn cảnh  khó khăn Kiều phải đối mặt

+ Sóng gió đầu đời để Kiều phải lự chọn

+ Thấy được Kiều là người con hiếu thảo, biết hi sinh gánh vác gia đình.

 

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm

-Hs  đạt 2/3 ý: 0,75 điểm

-HS đạt 1/3- 0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1,0
     
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội ) – 0,25đ 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ- 0,25đ

 

 

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

Các ý định hướng trong bài luận:

*  Giải thích lòng hiếu thảo: Là sự tôn trọng, yêu mến, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà. Đây là giá trị đạo đức quan trọng, được coi là phẩm chất tốt đẹp và đức hạnh cao cả cần có trong mỗi người. 0,5đ

* Biểu hiện: 0,5đ

– Con cháu biết nghe lời.

– Tôn vinh và ghi nhớ công lao của cha mẹ, ông bà, tổ tiên…

– Giúp đỡ chăm sóc cha mẹ, ông bà

– Biết ơn, báo hiếu

–  Giữ đạo, trọng lời hứa

– Duy trì tình cảm và quan hệ tốt

* Phân tích: Vai trò, ý nghĩa của lòng hiếu thảo 2,0đ

-Vai trò:  Quan trọng trong đời sống cá nhân, gđ, xã hội

+ Giúp con người có giá trị cốt lõi trong việc hình thành và phát triển tính cách tốt.

+ Tạo động lực thúc đẩy con người làm nhiều việc tốt

+ Giúp cho mình và cha mẹ có nhiều niềm vui, hp..

+ Có lòng hiếu thảo sẽ được mọi ng yêu quý, kính trọng

+ Thúc đẩy xh phát triển, văn minh, phát triển

– Mở rộng, nêu phản đề

–  Bài học nhận thức, hành động.

+  Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà mình.

+  Liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt .0,25đ

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, biết so sánh giữa xữa và nay. 0,25đ

Lưu ý: Học sinh  chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu trong đời sống xã hội làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục: 2.5-3.0 điểm.

– Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý: 1.75- 2,5 điểm

Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa phù hợp:1.01.75 điểm.

-Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0.5-1.0 điểm.

– Không làm bài/làm lạc đề: 0 điểm.

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *