Đề văn lớp 11 Ú Thềm, truyện thơ dân gian dân tộc Thái

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – THEO CT ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ GD&ĐT Môn: Ngữ Văn 11

(Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đ

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

(Lược dẫn: Ú Thềm là một chàng trai vô cùng tài giỏi, con trai của vua nước Chăm Pa. Khi

tiêu diệt vua quỷ, Ú Thềm cứu được nàng Pho No Hoa, vốn là con gái nhà trời bị vua quỷ bắt giam. Hai người đem lòng yêu nhau, nhưng khi trên đường trở về Chăm Pa, nàng Pho No Hoa theo lệnh của vua Trời phải từ giã Ú Thềm để bay về thiên giới. Mất nàng Pho No Hoa, Ú Thềm vô cùng buồn bã. Rồi chàng buộc phải nghe lời vua cha, cưới người con gái khác làm vợ. Nàng Pho No Hoa ở trên trời, vì nhớ Ú Thềm, đã tìm cách đầu thai xuống hạ giới để làm vợ lẽ của chàng. Người vợ cả nổi cơn ghen, nhân lúc Ú Thềm đi đánh giặc phương xa, đã tìm mọi cách nói xấu Pho No Hoa với vua Chăm Pa, cho nàng là quỷ đội lốt người. Vua cả tin, muốn đuổi nàng đi. Pho No Hoa buồn bã lại đành bay về trời. Ú Thềm trở về, biết chuyện, không quản gian khổ, quyết lên tận mường Trời để tìm gặp lại Pho No Hoa. Tại đây, vua Trời đã đưa ra một loạt các thử thách để thử tài Ú Thềm, với điều kiện nếu chàng vượt qua được các thử thách đó thì sẽ cho hai người tiếp tục được sống bên nhau).

Vua Trời phán: – “Con rể ta

Phải là người tài cao sức cả,

Ngươi thấy không, kia là phiến đá,

Nơi thiên đình ngồi bàn việc nước, việc dân.

Ngươi hãy dùng sức tự nâng,

Giơ lên cao cho mọi người trông thấy”.

Ú Thềm cúi đầu vái lạy,

Rút gươm thần gìn giữ lâu nay

Khoét vào tảng đá một lỗ tròn xoay

Giơ phiến đá lên thật cao mà chỉ dùng ngón út.

Mọi người đều thán phục,

Nhưng vua cha chưa tha,

Còn phán rằng:

“Trước mặt kia núi xanh dựng cao thành dãy,

Ngươi quét bằng đi để nên rẫy nên nương,

Thế mới tỏ tài cao sức lớn”. […[

Chàng giơ nỏ thần Chang, Tên bay đi như sấm rền vang,

Cả dãy núi xanh đã bằng thành ruộng. […]

Vua trời quả là người ác thật,

Lại bắt chàng làm việc khó hơn:

“Nhà rộng, buồng nhiều mà cửa đã cài then,

Khi gà gáy nửa đêm,

Phải tìm đúng buồng Pho No Hoa mà đến,

Thì sẽ được nghĩa tình trọn vẹn,

Nếu không trời chẳng tha đâu”.

Giờ thì chàng thực sự buồn rầu,

Còn vua trời bỏ về nhà riêng nằm nghỉ.

Một mình chàng đứng khóc rên rỉ,

Thì may thay, canh ba, đom đóm bay tận đến nơi,

Nó nói lên tiếng người:

“Sao chàng lại đứng đây mà khóc?”.

Chàng vội lau nước mắt, Và nói hết mọi lời.

Đom đóm xin hút nước mắt lấy hơi, Để dẫn chàng đến nơi nàng ở. Giữa đêm khuya có ai mở cửa, 

Nàng đốt nến lên, tay vội cầm tay.

Tủi tủi mừng mừng nhìn nhau đến ngất ngây.

(Trích Ú Thềm, truyện thơ dân gian dân tộc Thái, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.749-752)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Câu chuyện trên được kể lại từ ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 3. Tóm tắt ngắn gọn nội dung của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 4. Nhận xét về hình tượng nhân vật Ú Thềm được miêu tả trong văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh của tình yêu đôi lứa? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn hình tượng đất nước được thể

hiện trong đoạn thơ sau:

[…]

đất nước

có thể đó là một chú dế mèn

gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp

là trái bồ kết để em gội tóc

thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình

có thể là một sáng bình minh

chú gà gáy chùng chình trong gió sớm

đường đi học có cu cườm và bướm

cũng bay theo ấm áp mặt trời lên

đất nước là cây cỏ không tên

những Vô Danh đối đầu cùng giông bão

chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo

là đêm trăng bên cái giếng đầu làng

em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan

năm ấy tôi mới vừa mười bày tuổi

sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi

tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu. […]

(Trích Định nghĩa về đất nước, Lê Minh Quốc, in trong Tôi vẽ mặt tôi, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994)

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Lối sống đơn giản trong xã hội hiện đại.

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Nhân vật chính trong văn bản là: Ú Thềm. 0,5
2 Câu chuyện được kể lại từ ngôi thứ ba. 0,5
3 Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản: 1,0
Để tìm gặp lại nàng Pho No Hoa, Ú Thềm đã quyết định lặn lội lên tận
mường Trời. Tại đây, vua Trời đã thử tài chàng bằng nhiều cách: bắt
chàng phải nhấc nổi một phiến đá nặng, quét bằng các dãy núi để làm
nên nương rẫy, phải tìm đúng được căn phòng mà nàng Pho No Hoa
đang ở. Bằng tài năng của mình, cộng với sự giúp đỡ của đàn đom đóm,
cuối cùng Ú Thềm đã tìm gặp được nàng Pho No Hoa.
4 Nhận xét về hình tượng nhân vật Ú Thềm: 1,0
– Ú Thềm là một chàng trai có tài năng và ý chí phi thường. Nhờ tài năng
và ý chí đó mà chàng đã lên được tận mường Trời, vượt được qua các
thử thách mà vua Trời đặt ra.
– Ú Thềm là một chàng trai có trái tim yêu đương mãnh liệt, chung thủy.
Để tìm lại nàng Pho No Hoa, chàng đã bất chấp mọi khó khăn, nguy
hiểm, vượt qua mọi thử thách.
5 Suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đôi lứa: 1,0
– Tình yêu đôi lứa có thể giúp con người có động lực để phấn đấu, hoàn
thiện bản thân và đạt được những mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.
– Tình yêu đôi lứa có thể tạo thành sức mạnh để con người dũng cảm
vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.
– Tình yêu đôi lứa làm cho con người trở nên tươi trẻ, yêu đời hơn.
v.v…
II VIẾT 6,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn hình 2,0
tượng đất nước được thể hiện trong đoạn thơ.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)
của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,
quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Phân tích ngắn gọn hình tượng đất nước được thể hiện trong đoạn thơ.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. 0,5
Sau đây là một số gợi ý:
Đất nước, theo quan niệm của tác giả, là những gì rất gần gũi, thân thuộc
với cuộc sống của mỗi con người.
– Đất nước là những sự vật thân thuộc: chú dế mèn, trái bồ kết, tiếng gà
gáy, con đường đi học, cây cỏ không tên.
– Đất nước là những người nông dân bình dị, vô danh, suốt một đời thầm
lặng, lam lũ vất vả nhưng cũng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc (đối đầu
cùng giông bão). Đất nước gắn liền với hình ảnh người con gái ta yêu, là
mối tình đầu đầy thơ mộng.
3

 

 

=> Cách cảm nhận của tác giả về đất nước thật độc đáo, làm cho đất
nước vốn là một khái niệm trừu tượng, xa xôi bỗng trở nên gần gũi, cụ
thể và thấm đẫm trong mỗi con người.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong
đoạn văn.
e. Sáng tạo: 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của 4,0
anh/chị về vấn đề: Lối sống đơn giản trong xã hội hiện đại.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: 0,25
Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Suy nghĩ về vấn đề: Lối sống đơn giản trong xã hội hiện đại.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0
Tham khảo:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về
vấn đề:
– Xã hội hiện đại với những đặc trưng riêng của nó đang ngày càng đỏi
hỏi con người phải thay đổi cách sống để thích nghi một cách tốt hơn,
trong đó lối sống đơn giản là một ví dụ.
– Đây là một lối sống đang ngày càng trở nên phổ biến, đáng để cho
chúng ta suy ngẫm.
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
2.1. Giải thích:
– Lối sống đơn giản là lối sống mà ở đó con người chỉ hướng đến những
nhu cầu cơ bản nhất, sở hữu ít nhất, hạn chế mọi sự bó buộc không cần
thiết đối với bản thân mình.
2.2. Lợi ích của lối sống đơn giản trong xã hội hiện đại:
Trong xã hội hiện đại, khi mà sự sùng bái tiện nghi vật chất ngày càng
trở nên mạnh mẽ, cuốn con người vào những cuộc chạy đua mệt mỏi và
bất tận, thì lối sống đơn giản có thể coi là một phương cách sống đem lại
nhiều lợi ích:
– Lối sống đơn giản giúp ta biết tự bằng lòng, trân trọng những gì mình
đang có, từ đó mà thôi không đua đòi, mơ ước những thứ cao xa.
– Lối sống đơn giản cho ta có thêm nhiều thời gian để suy ngẫm về cuộc
sống, suy ngẫm về bản thân mình, từ đó làm phong phú và sâu sắc tâm
hồn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Lối sống đơn giản giúp ta có được sự thư thái, nhẹ nhàng, bởi khi đó ta
không còn ganh đua, đố kị, ghen ghét với những người sở hữu nhiều hơn
ta.
4

 

 

– Hưởng thụ nhiều quá cũng có thể sinh ra bệnh tật, do đó, lối sống đơn
giản còn giúp ta có được một sức khỏe tốt hơn.
v.v…
2.3. Những khó khăn khi muốn thực hành lối sống đơn giản trong xã hội
hiện đại:
– Xu thế sùng bái vật chất quá phổ biến, do vậy, nếu muốn thực hiện lối
sống đơn giản, ta phải thực sự hiểu nó, cần nó và dũng cảm đối đầu với
dư luận để thực hành nó.
– Bản tính của con người là thích sở hữu, và lòng tham của con người là
không đáy, do vậy, muốn sống đơn giản, ta không chỉ phải đối đầu với
người khác, mà còn phải dũng cảm chiến thắng bản thân mình.
2.4. Các giải pháp để thực hành lối sống đơn giản trong xã hội hiện đại:
– Nhận thức được một cách sâu sắc lợi ích của lối sống đơn giản.
– Thực hành lối sống đơn giản một cách từ từ: bỏ bớt những thứ từ không
cần thiết đến ít cần thiết,… để tập cho bản thân quen dần với lối sống ít
sở hữu.
– Tham gia vào các nhóm bao gồm những thành viên cùng chung quan
niệm sống với mình.
v.v…
2.5. Phê phán các biểu hiện sai lệch:
Sống đơn giản không có nghĩa là từ bỏ hết mọi khát vọng, ước mơ cao
đẹp, thờ ơ với mọi mối quan hệ. Chúng ta vẫn cần sống vì người khác,
biết cống hiến để làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
3. Rút ra bài học cho bản thân:
– Nhận thức được lợi ích to lớn của lối sống đơn giản.
– Thực hành lối sống đơn giản.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn 0,25
bản.
e. Sáng tạo: 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *