Đọc hiểu đoạn tríchThuý Kiều viếng mộ Đạm Tiên

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.

 

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa [1]

“Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công[2].,

Ngày xanh[3]  mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng.

Nào người phượng chạ loan chung,

Nào người tiếc lục tham hồng[4]  là ai ?

Đã không kẻ đoái người hoài,

Sẵn đây ta thắp một vài nén nhang.

Gọi là gặp gỡ giữa đàng,

Họa là người dưới suối vàng[5]. biết cho”.

Lầm rầm khấn vái nhỏ to,

Sụp ngồi đặt cỏ[6], trước mồ bước ra.

Một vùng cỏ áy[7], bóng tà,

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.

Rút trâm giắt sẵn mái đầu,

Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra[8] .

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

Vân rằng “chị cũng nực cười

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”

 

( Trích “ truyện Kiều –Nguyễn Du”)

 

 

 

Chú thích:

(1)châu sa: Giọt nước mắt chảy xuống.

(2) hoá công: là thợ tạo hóa, nghĩa là ví ông trời như người thơ, biến hóa được mọi vật.

(3) ngày xanh:Nói về tuổi trẻ,ví như những cây cỏ xanh tốt vào mùa xuân.

(4) tiếc lục tham hồng: chỉ những người ham mê nhan sắc người đẹp.

(5) suối vàng:Là âm phủ,vì người xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối vàng, vì thế còn gọi “cửu tuyền”.

(6) đặt cỏ: tục lệ cổ hay dùng bó cỏ lầm lễ viếng, lễ tế, để rót rượu vào để thay nắm nhang

(7) cỏ áy: cỏ đã úa, dáng vẻ tiều tụy.

(8) chẳng ra: Bâng khuâng, vơ vẩn, không nghĩ ra.

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1.  Xác định  các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn truyện thơ ?

Câu 2. Chỉ ra những câu thơ nói về cuộc đời của Đạm Tiên?

Câu 3: Xác định 01 biện pháp tu từ trong đoạn thơ :

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra[8] .

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài..

Câu 4: Em hiểu thế nào về hai câu thơ:

“Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Câu 5:  Vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều qua đoạn trích?

Câu 6: Nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích?

Câu 7: Theo anh/chị, quan niệm “Hồng nhan  bạc mệnh” có còn đúng với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Câu 8: Nhận xét giá trị nhân đạo của đoạn trích?

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

 

Phần Câu                                                   Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn truyện: Kiều, Đạm Tiên, Vân

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời 1 hoặc 2 trong 3 đáp án : 0,25điểm

0.5
2 Những câu thơ nói về cuộc đời của Đạm Tiên:

Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

0.5
3 Xác định 01 biện pháp tu từ trong đoạn thơ :phép điệpLại càng” hoặc phép liệt kê “ủ dột nét hoa, sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài..

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

Chỉ nêu tên mà không chỉ ra: 0,25 điểm

Trả lời sai: 0 điểm

0.5
4 Hai câu thơ:

“Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

– Hai câu thơ là lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên. Từ đó nhà thơ đã khái quát bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh,chịu nhiều áp bức, bất công.

– Thể hiện tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với người phụ nữ trong xã hội xưa, là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung vànhất là người phụ nữ.

 – Trả lời được 2 ý :1 điểm

Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.

 

 

0,5

 

0,5

5 Vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều qua đoạn trích :

Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tấm lòng biêt yêu thương, đồng cảm,chia sẻ với số phận bất hạnh và đau khổ.

– Khát vọng về quyền sống,quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hộ xưa.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được 2 ý :1 điểm

Trả lời được ý 1: 0,75

  Trả lời được ý 2 : 0,25 điểm.

 

0.75

 

 

0,25

 

 

 

 

 

6 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích:

-Kết hợp nhiều hình thức ngôn ngữ: lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời đối thoại, độc thoại một cách linh hoạt để khám phá, tái hiện thế giới nội tâm nhân vật.

Kết hợp tinh hoa của hai dòng ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ binh dân.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được 2 ý :1 điểm

Trả lời được 1 trong 2 ý : 0,5 điểm.

 

0.5

 

 

0,5

7 ·         Theo anh/chị, quan niệm “Hồng nhan  bạc mệnh” có còn đúng với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục và phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Gợi ý:

– Quan niệm niệm “Hồng nhan  bạc mệnh” không còn đúng với xã hội hiện đại.

Lí giải: Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã tự chủ được cuộc sống, số phận của mình. Nhiều người phụ  nữ xinh đẹp cùng với tài năng đã khẳng định được vị thế bản thân, sống hạnh phúc..

·         Hoặc:

– Quan niệm niệm “Hồng nhan  bạc mệnh”  có thể vẫn còn đúng với xã hội hiện đại.

·         Lí giải: Dù trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình quyền, song vẫn tồn tại những bất công với người phụ nữ và nhiều  người phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. ………….

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

Trả lời sai: 0 điểm

Lưu ý: chấp nhận ý kiến khác miễn sao hợp lí

10

 

 

 

0,25

 

0,75

8

 

Nhận xét giá trị nhân đạo của đoạn trích:

Gợi ý: Đoạn trích thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ:

-Thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho số phận người phụ nữa trong xã hôi xưa.

– Tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho người phụ nữ.

………………

Hướng dẫn chấm:

– Nếu học sinh trả lời 2 ý trở lên : 05 điểm

Nếu học sinh trả lời 1 ý : 0,25 điểm

Trả lời sai: 0 điểm

Lưu ý: chấp nhận ý kiến khác miễn sao hợp lí

0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *