Đề văn liên hệ Chiếc thuyền ngoài xa và Vĩnh biệt cửu trùng đài

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Giáo viên: Hà Thị ngọc Liên. Trường THPT Minh Hòa.
 
 Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
          Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
          Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết. Cô bé đã viết:
          “Con yêu cha”.
                                               (Theo Qùa tặng cuộc sống)
 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm? (1,0 điểm)
Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì? (1,0 điểm)
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của con người  được rút ra  trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được quan niện về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với quan niệm về nghệ thuật của vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài của nhà văn nguyễn Huy Tưởng.
 
Hết
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
Môn thi: NGỮ VĂN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I 1          Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5
2 Tâm trạng của cô bé qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”:
– Cô bé khao khát có những ngón tay lành lặn như trước đây để được sống trong sự hồn nhiên, trong sáng trong tuổi thơ.
– Cô bé đau đớn khi những ngón tay không còn nữa.
0,5
3 Người cha đau đớn trong lặng câm, bởi vì:
– Ông không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng.
– Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn.
1,0
4 Câu cô bé viết: “Con yêu cha” gửi gắm bức thông điệp:
–  Đây là câu kết truyện đầy bất ngờ để lại xúc động trong lòng người đọc vì tình cảm yêu thương cha của cô bé.
– Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
1,0
II 1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: sự giận dữ của con người.  
 
0,25
 
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận
Thí sinh trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành…
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ của con người. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Giải thích
Sự giận dữ là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh. Biểu hiện như người cha trong câu chuyện ở phần đọc hiểu vì điên tiết đứa con gái 4 tuổi  dùng đá viết lên chiếc xe mới nên ông đã không biết mình đánh đến tàn phế bàn tay của con…
Phân tích chứng minh
-Sự giận dữ làm tổn hại sức khoẻ và tổn thương tinh thần của cả 2 phía, đặc biệt là người bị giận dữ có khi phải trả giá bằng mạng sống vì một lí do không chính đáng.
– Người giận dữ làm cho người khác bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự. Mọi người sẽ xa lánh người có tính nóng nảy. Mọi mối quan hệ xã hội bị phá vỡ…
Bàn luận
– Sự giận dữ xuất phát từ bản thân người giận dữ không biết kìm chế cảm xúc. Họ coi cái tôi của mình quá lớn. Họ mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng sai, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.
– Cần rèn luyện kĩ năng kìm chế cảm xúc; sống hoà đồng, yêu thương; biết lắng nghe, thấu hiểu người khác…
Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người cần phải biết tự kiềm chế cảm xúc của bản thân để tránh “cả giận mất khôn”.
– Có thái độ và cư xử đúng mực trong tất cả các mội quan hệ.
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0,25
 
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
0,25
2 Quan niệm về nghệ thuật
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được quan niện về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với quan niệm về nghệ thuật của vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài của nhà văn nguyễn Huy Tưởng.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng
* Hai phát hiện của ngệ sĩ Phùng:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
– Nội dung hai phát hiện của ngệ sĩ Phùng:
+ Về nội dung:
++ Phát hiện vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên trên biển trong buổi sớm mai.
++ Phát hiện một cảnh bạo lực gia đình.
+ Quan niệm về nghệ thuật:
++ Lao động nghệ thuật là vô cùng khổ nhọc, nghiêm túc; cần phải có cái tâm với nghề, sống hết mình với nghệ thuật thì mới thành công.
++ nghệ thuật  được sinh ra từ chính cuộc sống và chỉ khi nó gắn với cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
+ Về nghệ thuật: Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập, kết cấu truyện lồng trong truyện, ngôn ngữ miêu tả sinh động giàu hình ảnh.
* Liên hệ quan niệm nghệ thuật của Vũ Như Tô:
– Nét tương đồng:
+ Cả hai nhân vật đều có khát vọng theo đuổi nghệ thuật chân chính, mong muốn cống hiến cho đời.
+ Nghệ thuật đối lập được khai thác triệt để và hiệu quả.
– Khác nhau:
+ Nghệ sĩ Phùng: Qua hai phát hiện nhận ra được triết lí nghệ thuật không thể tách rời thực tế cuộc sống. Nghệ thuật chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó xuật phát từ thực tế cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống của con người.
+ Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách và có lý tưởng nghệ thuật hết sức cao đẹp, không phải là người ham sống sợ chết hay chỉ vì chút công danh mà phải bán thân mình cho nghệ thuật. Trong đoạn trích, Vũ Như Tô đến tận lúc bị giải ra pháp trường vẫn chưa nhận ra được sai lầm của bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
 
 
2,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
0,25

 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *