Bài soạn Người trong bao theo định hướng phát triển năng lực

Bài soạn theo định hướng phát triển năng lực
Tiết  98
NGƯỜI TRONG BAO
                                                                         A.P.Sê –khốp
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
– Bi kịch Người trong bao Bê – li – cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này.
– Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
Về kĩ năng
– Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
Về thái độ
– Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.
– Xây dựng lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng sống cao đẹp.
Định hướng hình thành năng lực
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn của Sê-khốp;
– Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm truyện ngắn nước ngoài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về đặc trưng truyện ngắn của Sê -khốp;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn của Sê- khốp;
– Năng lực đọc diễn cảm.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Phương tiện:
Học sinh: SGK, SGV chuẩn Ngữ văn 11,bút dạ, giấy A0,chuẩn bị bài soạn theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên: thiết kế kế hoạch dạy học , sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Sê-khốp.
2.Phương pháp: dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học,..
3.Hình thức: theo lớp, theo nhóm.
TRƯỚC LỚP HỌC
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRONG LỚP HỌC
 I.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-Mục đích: thu hút sự tập trung chu ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
-Phương pháp: trực quan; trải nghiệm.
-Thời gian: 5 phút
GV:+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh trên máy chiếu
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
HS: + Nhìn hình đoán tác giả Sê-khốp
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
 
HS thực hiện nhiệm vụ.
HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV dẫn vào bài: Thế kỉ XIX là thời kì hoàng kim của văn học Nga với các tên tuổi như Puskin, Gô-gôn, Tuốc-ghê-ni-ép, Lép-tôn-xtôi, sê-khốp,..Chúng ta đã biết một nhà thơ Pusikn trong sáng, giản dị với tình yêu chân thành, cao thượng qua bài thơ : “tôi yêu em”. Hôm nay, ta sẽ làm quen với “một Puskin trong văn xuôi”. Đó là Sê-khốp với tác phẩm “Người trong bao”.
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-Mục đích: hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản tiếp cận tác giả, tác phẩm.
-Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm.
-Thời gian: 25 phút

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
 
TRƯỚC LỚP HỌC
Học sinh tìm hiểu : Tác giả, tác phẩm
 
GV: Yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về Sê-khốp
HS: Phát biểu suy nghĩ dựa trên cơ sở đọc tài liệu, soạn bài
 
GV: Gợi mở các nội dung về vị trí, xuất thân, sáng tác và giá trị văn chương của Sê- khốp
HS: phát hiện, phát biểu (những nội dung chính về tác giả)
 
 
 
 
 
 
GV:+Tích hợp kiến thức Lịch sử nước Nga cuối thế kỉ XIX hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời truyện Người trong bao
+Nêu những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Người trong bao?
HS: Cần nêu được hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn.
 
 
 
 
GV: Yêu cầu HS đọc các đoạn chính: giọng đọc, kể nói chung chậm , buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm…  thay đổi giọng đọc khi thể hiện những lời đối thoại.
Sau khi đọc xong, yêu cầu HS tóm tắt thật gọn nội dung toàn truyện.
HS: đọc/kể tóm tắt văn bản
GV: nhận xét và đọc lại nếu cần
 
GV: Trong quá trình soạn bài ở nhà, em đã tìm hiểu và chia văn bản theo bố cục như thế nào?
HS: Chia bố cục
 
 
 
 
 
 
TRONG LỚP HỌC
GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm:
-Chia lớp làm 3 nhóm, hoạt động trong 5->7 phút(2 nhóm tương ứng với 2 câu hỏi,1 nhóm phản biện)
-HS chuẩn bị giấy A0, bút dạ
+Nhóm Chân dung: Chân dung của   nhân vật Bê-li-cốp được cụ thể hóa bằng những nét vẽ như thế nào?Em có nhận xét gì về chân dung ấy?
+Nhóm Tính cách: Nét nổi bật nhất trong tính cách của Bê-li-cốp là gì?Tại sao?
-HS làm việc theo nhóm và trả lời
-Nhóm phản biện đưa ra những ý kiến tranh luận.
GV nhận xét và định hướng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV nêu vấn đề yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời:Em hãy khái quát con người và tính cách Bê-li-cốp bằng một số từ ngữ, hình ảnh ?
HS làm việc các nhân ,suy nghĩ và trả lời
GV định hướng
GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo cặp bàn: Lối sống và con người Bê-li-cốp ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh nơi y đang sống và làm việc?
HS trao đổi theo cặp bàn và trả lời
GV nhận xét và định hướng
 
 
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1.Tác giả
– An-tôn-Páp-lô-vích Sê-khốp(1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
– Sinh ra và lớn lên trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ biến A-dốp
– Tốt nghiệp y khoa, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn.
– Năm 1900 được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
– Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa,…
à Các tác phẩm lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời; phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ.
2.Tác phẩm: Người trong bao
*Hoàn cảnh sáng tác
-Sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại bán đảo Crưm(1898) .
*Môi trường xã hội
– Xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ  XIX
-Môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm kiểu người kì quái->Người trong bao là một phát hiện độc đáo, đặc sắc của nhà văn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*Bố cục:
-Mở truyện: Cuộc trò chuyện giữa hai người bạn -I-van-I-va-nứt và thầy giáo Bu-rơ-kin.
-Thân truyện: Cuộc đời và tính cách Bê-li-cốp
-Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y -người kể chuyện.
 
II.ĐỌC HIỂU
1.Chân dung và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*Chân dung
-Cặp kính đen, gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
-Trang phục, đều màu đen.
-Vật dụng: để trong bao(giầy, ủng, kính, ô,…)
-ý nghĩ: giấu vào bao.
-Tên Bê-li-cốp ít ai gọi->người trong bao.
->Chân dung kì quái,lập dị, thu mình trong vỏ,tạo cho mình một cái bao ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng,tác động của cuộc sống bên ngoài.
*Tính cách:
-Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao
->Nhút nhát, sống cô độc,luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn.
-Luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ,bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là người công dân tốt,là nhà giáo có trách nhiệm.
-Không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ.
->Bức chân dung về một con người kì quái, lạc lõng, khủng khiếp: hèn nhát-cô độc – máy móc – giáo điều – thu mình trong bao,trong vỏ ốc và cảm thấy mãn nguyện trong đó.
 
 
 
 
->Lối sống và con người Bê-li-cốp ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong dân cư thành phố nơi y sống .Tất cả mọi người sợ y, ghét y, tránh xa y.
 

 
3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-Mục đích: Rèn luyện kỹ năng lựa chọn và giải quyết tình huống
-Phương pháp: Thực hành, dạy học bằng tình huống
-Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV và HS
 
Kiến thức cơ bản
 
GV nêu vấn đề: Ấn tượng của em về kiểu người, lối sống Bê-li-cốp là gì ?
 
HS suy nghĩ và trình bày
 
GV gọi 1 số HS khác trình bày ý kiến
 
HS rút ra tiểu kết
 
 
III.LUYỆN TẬP
 
 
 
 
 
 
*Tiểu kết:
Như vậy Bê-li-cốp xuất hiện gây ấn tượng mạnh mẽ về kiểu người có lối sống lập dị, khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong bao để tránh tiếp xúc, ảnh hưởng từ cuộc sống bên ngoài.
 
KHÁI QUÁT NỘI DUNG TIẾT 2
2.Cái chết của Bê-li-cốp
3.Hình ảnh biểu tượng cái bao.  
4. Chủ đề tư tưởng của truyện. 
 

 
4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học.
-Phương pháp: tự học, truyết trình
-Thời gian: 5 phút

Hoạt động của GV và HS
 
Kiến thức cơ bản
GV: Phác vẽ chân dung của Bê-li-cốp bằng sơ đồ tư duy
HS: Năng lực thuyết trình
Bài thuyết trình của học sinh

 
SAU LỚP HỌC
5.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI,MỞ RỘNG, NÂNG CAO
-Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp
-Phương pháp: tự học, thực hành
-Thời gian: làm ở nhà
Nội dung yêu cầu:
-Sưu tầm đọc thêm một số tác phẩm tiêu biểu của Sê-khốp
-Phác vẽ chân dung Bê-li-cốp bằng một bức họa
-Tìm những câu thành ngữ, câu nói dân gian về lối sống theo kiểu Bê-li-cốp
Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Kiều Liên
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *