Đề thi dạng liên hệ tác phẩm Vợ chồng A Phủ

ĐỀ THI THAM KHẢO THPT QG NĂM 2018
                   Bài thi: NGỮ VĂN
                                            Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề  

  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
                                                        (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn… Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn bản đề cập đến nội dung gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm cho rằng:“mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”? Vì sao?  (1.0 điểm)
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nhận ra giá trị của bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân  (Vợ chồng A phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Viêt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Liên trong cảnh đợi tàu (Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Viêt Nam, 2016) để nhận xét tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
—————– HẾT —————–
GỢI Ý
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức nghị luận 0,5
2 Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó. 0,5
3 Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn, cho nên bản thân phải hiểu được giá trị của bản thân mình, phải trân trọng chính bản thân mình, phải tự tin với giá trị của chính mình. 1,0
4 Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến :“mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”
 
– Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.
– Giá trị đó bắt đầu từ những khả năng vốn có của bản thân, nhưng nó sẽ là giá trị của bản thân nếu biến những khả năng đó thành thế mạnh, thành điều mang lại những giá trị sống cho mình và cho xã hội
– Nhận thức được rằng mỗi người đều có những giá trị riêng. Vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém người khác về mặt nào đó.
1,0
II   LÀM VĂN 7,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 1. Hình thức:
– Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ .
– Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– Học sinh nên trình bày đoạn văn theo hình thức diễn dịch: câu chủ đề nằm ngay đầu đoạn văn để làm nổi bật nội dung được nói tới.
0.5
2. Nội dung:
*Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận, nhận ra giá trị của bản thân.
*Thân đoạn:
– Giải thích: những giá trị của bản thân  là những nguyên tắc, chuẩn mực, khả năng có sẵn trong mỗi con người, bản thân mình.
– Ý nghĩa:
+ Khi xác định được giá trị bản thân, bạn cần biết những gì là quan trọng với bạn. Khiến bạn hài lòng, tự tin trong công việc và trong cuộc sống.
+ Bạn xác định được giá trị đắt nhất và không ngừng xây  dựng, rèn luyện nó phát triển.
+ Bạn sẽ suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề và thích nghi với những điều mới mẻ trong cuộc sống , không ngừng khao khát và nghĩ tới những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Vì thế, bạn hiểu được chính mình, bạn sẽ tự tin hơn và thành công hơn..
– Bàn mở rộng:
+ Cho dù vấn đề của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình.
– Thực tế, nhiều người không nhận ra giá trị của bản thân , mắc phải sai lầm: theo đuổi hoàn mỹ và đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện một cách quá đáng. Thế nên không ít người đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ tình yêu, đánh mất đi tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.
– Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được ý nghĩa của nhận ra giá trị của bản thân mình.
*Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của nhận ra giá trị của bản thân mình
2.5
2 1. Hình thức:
– Trình bày đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Khi làm bài cần chú ý đến thao tác so sánh giữa các tác phẩm, tác giả, nhân vật, tư tưởng nhân đạo…
0,5
– Học sinh nên trình bày theo nhiều cách nhưng cần tập trung những vấn đề sau:
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
+ Vấn đề chính:hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Liên hệ :nhân vật Liên trong cảnh đợi tàu
+ Rút ra : tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Thạch Lam.
0,5
 
  b. Nội dung:
-Giới thiệu được hai tác giả : Vị trí và phong cách . Nên tạo điểm tương đồng hoặc khác biệt (Đặc điểm của dạng bài so sánh)
– Giới thiệu được hai tác phẩm
– Giới thiệu điểm tương đồng của 2 vấn đề nghị luận
+ Mị trong đêm tình mùa xuân: Khao khát sống mãnh liệt ngay cả khi trong hoàn cảnh tăm tối nhất, bi kịch nhất.
+ Liên trong cảnh đợi tàu : khao khát về cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ ngay trong cuộc sống tăm tối quẩn quanh của phố huyện
+ Từ đó cho thấy điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn: tư tưởng nhân đạo
3,0
  c. Triển khai thành 3 luận điểm- Phân tích nội dung, nghệ thuật của:
+ Vấn đề chính:hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Liên hệ :nhân vật Liên trong cảnh đợi tàu
+ Rút ra : tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Thạch Lam.
  d. Đánh giá chung 1.0

………………Hết…………….
 
Lưu ý chung

  1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm tối đa đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài phần II-2 chỉ viết một đoạn văn.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *