Đề văn 11 Vịnh cây thông, Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng hiệu ứng đám đông tiêu cực

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Năm học : 2023-2024

Môn: Ngữ văn  –  Khối 11

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm có 01 trang )                        Ngày kiểm tra:  13/3/2024

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản: 

       Vịnh cây thông

                                Ngồi buồn mà trách ông xanh1,

  Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

       Kiếp sau xin chớ làm người,

  Làm cây thông2 đứng giữa trời mà reo.

      Giữa trời vách đá cheo leo,

  Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

( Vịnh cây thông, Nguyễn Công Trứ; theo nguồn Đến với thơ Nguyễn Công Trứ,

trang 235, NXB Thanh niên Hà Nội 2001)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp đúng trong hai dòng thơ:

                               Ngồi buồn mà trách ông xanh,

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

Câu 3. Trong bài thơ, những từ ngữ nào nói về cảm xúc, tâm trạng của con người?

Câu 4. Tìm và chỉ ra vị trí  gieo vần trong những dòng thơ sau:

       Kiếp sau xin chớ làm người,

  Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

       Giữa trời vách đá cheo leo,

  Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Câu 5. Nhận xét về dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Câu 6. Từ hình ảnh cây thông trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về phẩm chất, cách sống của con người?

PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng hiệu ứng đám đông tiêu cực  trong cuộc sống.

 

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I,  MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

 

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

 

Đọc hiểu

 

 

 Thơ trữ tình 0 3 0 2 0 1 0 0 60

 

2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận xã hội 0 0 0 2 0 1 0 1 40
Tỉ lệ % 30 40 20 10 100
30% 40% 20% 10%
Tổng 70% 30%

 

                BẢN ĐẶC TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I ,

                                                MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

 

STT Kĩ năng Đơn vị kiến thức / Kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu

 

 

Thơ Nhận biết:

– Xác định thể thơ

– Xác định các phương thức biểu đạt

– Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình

– Xác định các yếu tố tự sự trong thơ trữ tình

Thông hiểu:

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

– Hiểu được ý nghĩa nhan đề

– Hiểu được ý nghĩa của bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự

Vận dụng:

Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của bài thơ đối với nhận thức và tình cảm của con người.

3 2 1 60
2 Viết Viết văn bản nghị luận xã hội Nhận biết:

Xác định được phạm vi yêu cầu của bài văn nghị luận.

– Đảm bảo viết đúng cấu trúc của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Biết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Trình bày rõ ý kiến, tư tưởng qua hệ thống các luận điểm.

– Trình bày những quan điểm và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân, về cuộc sống.

Vận dụng:

– Lần lượt lí giải, phân tích,  chứng minh những vấn đề về tư tưởng, lối sống đúng đắn, phù hợp và liên quan đến yêu cầu của đề.

– Biết bảo vệ tư tưởng, lối sống lành mạnh, tích cực, phản biện trước những biểu hiện tiêu cực, những suy nghĩ và nhận thức lệch lạc.

– Biết bày tỏ quan điểm cá nhân, những đề xuất những giải pháp phù hợp thiết thực.

Vận dụng cao:

– Nhận thức đúng đắn và có hành động thiết thực để nâng cao giá trị của bản thân, truyền cảm hứng và thái độ sống tích cực đến cho nhiều người.

 

2

 

1

 

1

 

40

Tỉ lệ %   30% 40% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung   70% 30%

 

 HƯỚNG DẪN CHẤM – KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I , MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

                                                Năm học: 2023 – 2024

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do. 1.0
2 Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả. 1.0
3 Dòng thơ có sự xuất hiện trực tiếp của chủ thể trữ tình là :

Tôi thấy rồi em ơi giữa cuộc hành quân

Hoặc :

Nhìn vết bầm trên má em mà tôi muốn khóc

1.0
4  Các yếu tố tự sự trong hai đoạn thơ:

– Sự việc: trong lúc tải thương, cô thanh niên xung phong nhiều lần ngã, bị vết bầm trên má. Hôm sau anh bộ đội thương binh tỉnh lại hỏi thăm vì anh cảm nhận được việc cô gái từng bị ngã mấy lần mà vẫn không khóc. Anh rất xúc động và cảm phục trước bản lĩnh, sự hi sinh thầm lặng của những cô gái ở nơi chiến trường.

– Bối cảnh không gian, thời gian:ở trong rừng, hôm trước, sáng nay.

– Nhân vật: cô thanh niên xung phong, anh bộ đội thương binh.

– Lời nói của nhân vật:“Cô ấy ngã mấy lần tôi đếm được /Mà sao không khóc mới lạ lùng!”

Lời kể : Anh bộ đội thương binh vừa tỉnh lại sáng nay, đã hỏi thăm…

(Hs có nêu được sự việc:0.75 điểm; ý còn lại 0.25 điểm )

1.0
5  Nhan đề “Những bông hoa trên tuyến lửa”: là hình ảnh ẩn dụ, ca ngợi vẻ đẹp tươi thắm, sự kiên cường và hi sinh thầm lặng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi chiến trường. Dù chiến tranh có khốc liệt đến đâu, những bông hoa ấy vẫn ngát hương, bản lĩnh, sáng rực niềm tin và ý chí.

(Hs có thể diễn đạt ý khác nhưng hợp lí vẫn được chấp nhận)

1.0
6 Học sinh được bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của riêng mình.

Cần có thái độ yêu mến, biết tự hào, cảm phục, trân trọng.

Yêu cầu diễn đạt  ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.

1.0
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Bàn về những điều  làm nên giá trị của bản thân

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo nhiều cách, miễn hợp lí và thể hiện được quan điểm tích cực, đúng đắn.

 Sau đây là yêu cầu chung:

– Học sinh biết viết đúng cấu trúc bài văn nghị luận xã hội, có mở bài, thân bài và kết bài.

– Biết xác lập các luận điểm.

– Làm sáng tỏ luận đề thông qua hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén, những bằng chứng tiêu biểu, phù hợp và sinh động.

Có thể lập ý như sau:

+ bàn về ý nghĩa của cụm từ giá trị của bản thân, và xác định những điều làm nên giá trị đó

+ về những ước mơ đẹp, mục tiêu phấn đấu và cách hiện thực hoá

+ biết nghĩ đúng và sống tử tế

+ bản thân sẽ đóng góp cho xã hội, cuộc đời bằng hành động có ý nghĩa thiết thực

+….( học sinh có thể nêu nhiều luận điểm khác, miễn sao biết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ)

– Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều, thể hiện cái nhìn toàn diện, đầy đủ.

– Rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

2.75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt độc đáo, văn phong trôi chảy. Thể hiện quan điểm đúng đắn, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0.25
Tổng điểm 10.0

 

Chú giải:

(1) ông xanh: ông trời

(2) cây thông: trong cổ văn, cây thông vốn tượng trưng cho chí khí của đấng trượng phu. Thông thường mọc bên góc núi, khoảng trên là trời, hai bên là vách đá , cành không héo, lá vẫn xanh dù trong tiết trời lạnh giá.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *