Đề đọc hiểu, đoạn văn 200 chữ về bài Tiến sĩ giấy Nguyễn Khuyến

   KIỂM TRA GIỮA KỲ II

 NĂM HỌC 2023- 2024

  MÔN: NGỮ VĂN                                                                                                    

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:                                  Vịnh tiến sĩ giấy II (1)

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,(2)

Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Giáo dục,1984, tr. 51,52)

Chú thích:

  1. Ngày trước, hàng năm vào dịp Tết Trung thu, người ta hay làm mô hình người bằng giấy cho trẻ con chơi. Mô hình đó thường là một ông tiến sĩ, có mũ áo chỉnh tề, ngồi “ghế tréo lọng xanh”, hai bên có cờ, có biển. Mục đích làm như vậy là nhằm gây cho trẻ con có ý thức yêu văn chương, trọng khoa cử, và lấy đó làm con đường lập thân.
  2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên. Trái với ất bảng là bảng đề tên học vị phó bảng.

3.Văn khôi: đầu làng văn. Ở đây chỉ người đỗ đạt cao.

  1. Hời : tiếng cổ, nghĩa là dễ dãi, giá rẻ.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 03 chi tiết miêu tả ông tiến sĩ giấy trong bài thơ.

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ:

    Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Câu 4. Xác định đối tượng miêu tả và đối tượng châm biếm trong bài thơ trên.

Câu 5. Qua việc miêu tả ông tiến sĩ giấy, em hiểu vấn đề mà tác giả nói đến trong bài thơ là

gì? Thái độ của Nguyễn Khuyến trước vấn đề ấy?

II.VIẾT

Câu 1.

Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật trào phúng trong bài thơ trên.

Câu 2.

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết trân trọng cuộc sống.

KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024  

ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC                    MÔN: NGỮ VĂN                                                                                                    

                         (Có 05 trang)                                                      Thời gian làm bài: 90 phút

Phần Câu Nội dung Điểm  
I.   ĐỌC HIỂU 4,0  
  1 1.Thể thơ:  thất ngôn bát cú Đường luật

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án :0,5đ

0,5  
2 – Các chi tiết miêu tả ông tiến sĩ giấy: cân đai, tấm thân xiêm áo, thân

giáp bảng, mặt văn khôi, ngồi bảnh chọe…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 03 chi tiết trong đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 02 chi tiết trong đáp án: 0,25 điểm

0,5  
3 – Phép điệp: điệp từ cũng

– Hiệu quả:

+ Tạo âm điệu, nhịp điệu cho câu thơ.

+ Nhấn mạnh  thái độ mỉa mai đầy giễu cợt của  chủ thể trữ tình

trước vẻ hào nhoáng bề ngoài của ông tiến sĩ giấy.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của

phép điệp: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời phép điệp: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của

phép điệp: 0,25 điểm

1,0  
  4 – Đối tượng miêu tả: Tiến sĩ giấy- đồ chơi của trẻ con ngày xưa.

-Đối tượng châm biếm: là những ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt, những ông tiến sĩ hữu danh vô thực, có danh tiến sĩ nhưng hoặc là bất tài vô dụng.

-Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm

Học sinh trả lời một ý: 0,5 điểm

1,0
  5 – Qua hình ảnh ông tiến sĩ giấy, tác giả muốn nói đến một thực trạng của xã hội bấy giờ: có nhiều người đỗ đạt, thậm chí đỗ đạt cao nhưng chỉ là những kẻ hữu danh vô thực.

– Thái độ của Nguyễn Khuyến trước thực trạng ấy: Ông mỉa mai, giễu cợt những kẻ hữu danh vô thực nhưng ông cũng rất đau xót vì vận mệnh quốc gia dân tộc còn có thể trông mong gì vào những kẻ bất tài vô đức như vậy!

-Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm

Học sinh trả lời một ý: 0,5 điểm

1,0
II.   LÀM VĂN 6,0
  1  Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật trào phúng trong bài thơ trên. 2,0
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật trào phúng trong bài thơ trên. 0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn theo định hướng sau:  
Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng trong đoạn văn cần đảm bảo được các ý:

 — Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến thâm trầm nhưng hết sức sâu sắc

– Bài thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của một tác gia trào phúng bậc thầy và mang ý nghĩa thời đại rõ rệt.

– Nguyễn Khuyến đã cho thấy mâu thuẫn đáng cười ở đối tượng qua những nét đối lập của sự đồng dạng, giống nhau, (tiến sĩ thật – tiến sĩ giấy).

-Lối trào phúng của tác giả lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau những hình ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước “giải mã”, suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn ngữ với những ẩn dụ, phúng dụ… Để  người đọc nhận ra thực chất của loại tiến sĩ thật dưới chế độ nửa thực dân phong kiến.

-Ngoài ra tác giả đã táo bạo đưa vào trong thơ mình những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: “cũng… cũng”, “kém ai”, “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời”, “tưởng rằng”…, đưa chất văn xuôi, chất thế tục vào trong một thể thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao như thơ Đường luật, khiến cho thể thơ này trở nên gần gũi hơn, giàu giá trị hiện thực hơn.

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (1,0 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng chưa tiêu biểu (0,75 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận (0,5 điểm).

1,0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ; sáng tạo trong diễn đạt;…

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
2

 

 Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ sự cần thiết phải biết trân trọng cuộc sống. 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải biết trân trọng cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,25  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

   
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về sự cần thiết phải biết trân trọng cuộc sống. 0,5  
* Giải thích:

Trân trọng cuộc sống là con người sống một cách có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của cuộc đời.

* Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống:

– Cuộc sống của mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian hữu hạn, và một khi trôi qua thì chúng ta không thể lấy lại được.

– Trân trọng cuộc sống giúp ta biết sử dụng từng khoảnh khắc của cuộc sống một cách ý nghĩa nhất

– Trân trọng cuộc sống giúp chúng ta có thái độ cẩn trọng trước mọi lựa chọn trong cuộc đời

– Trân trọng cuộc sống giúp chúng ta đạt được những mục tiêu mà mình đề ra

– Trân trọng cuộc sống giúp chúng ta có đời sống nội tâm thanh thản, không dằn vặt, hối tiếc về quá khứ

* Nêu giải pháp:

– Cần ý thức được sự quý giá của cuộc sống, sự hữu hạn của đời người

– Cần có những cảm nhận sâu sắc về mọi phút giây của cuộc sống, mọi sự vật, hiện tượng, sự kiện xảy ra trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống

– Cần có kế hoạch  để chủ động hơn trong cuộc sống, từ đó để không lãng phí thời gian vô ích

– Cần đầu tư bản thân vào những việc hữu ích, tránh xa những thứ vô bổ…

Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp (…)

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm  – 1,25 điểm.

– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.                    

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.          

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh Sông Hương; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm.

+ Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt  0,25 điểm.

0,25  
                                         Tổng điểm 10,0  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *