ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn, lớp 11 Ngày kiểm tra: 16 tháng 3 năm 2024 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian giao đề |
ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Thúy Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh. Dưới đây trích 24 câu trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) từ câu 81 đến câu 104.
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu(1) sa.
“Đau đớn thay, phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hóa công(2)!
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng!
Nào người phượng chạ loan chung(3),
Nào người tích lục tham hồng(4) là ai?
Đã không kẻ đoái, người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng(5)biết cho”
Lầm rầm khấn vái nhỏ to,
Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.
Một vùng cỏ áy(6) bóng tà,
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.
Rút trâm sẵn giắt mái đầu,
Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.17-19)
Chú thích:
- Châu: Hạt ngọc châu, đây chỉ nước mắt.
(2) Hóa công: Thợ tạo hoá, tức là trời.
(3) Phượng chạ loan chung: Phượng – chim phượng trống, loan – chim phượng mái. Trong văn cổ, loan phượng dùng để chỉ đôi lứa vợ chồng. Ở đây chỉ những khách làng chơi đi lại, chung chạ ái ân với Đạm Tiên, ngày trước.
(4) Tích lục tham hồng: Ý nói luyến tiếc, ham sắc đẹp của giai nhân.
(5) Suối vàng: Do chữ Hoàng tuyền ở dưới đất có mạch suối, mà đất thuộc màu vàng, nên gọi là hoàng tuyền.
(6) Áy: Vàng úa.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Ghi lại những dòng thơ cho thấy nhân vật Thúy Kiều đã khóc khi đứng trước nấm mồ nàng Đạm Tiên.
Câu 2. (0,5 điểm) Tâm trạng và hành động của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích được thuật lại theo ngôi kể nào?
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu nội dung khái quát của đoạn trích trên.
Câu 4. (0,5 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: “Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha”.
Câu 5. (0,75 điểm) Từ đoạn trích trên, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều?
Câu 6. (1,0 điểm) Tư tưởng nhân đạo của tác giả Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích trên?
Câu 7. (0,75 điểm) Đoạn trích trên có tác động gì đối với bản thân anh/chị?
Câu 8. (0,5 điểm) Nhận xét điểm tương đồng trong quan niệm của các tác giả thời trung đại về số phận người phụ nữ qua các dòng thơ sau:
PHẦN VIẾT (5,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề: Biết sống vì người khác.
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 5.0 | |
1
|
Những dòng thơ cho thấy nhân vật Thúy Kiều đã khóc khi đứng trước nấm mồ nàng Đạm Tiên:
– Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa. – Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0.5 điểm – Trả lời được 1 dòng thơ: 0.25 điểm – Trả lời không đúng đáp án: 0.0 điểm |
0.5 | |
2 | Tâm trạng và hành động của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích được thuật lại theo ngôi kể:
Ngôi kể thứ ba – Trả lời như đáp án: 0.5 điểm – Trả lời không đúng đáp án: 0.0 điểm |
0.5 | |
3 | Nội dung khái quát của đoạn trích trên:
Nỗi thương cảm của nhân vật Thúy Kiều đối với nàng Đạm Tiên và những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm – Trả lời được một ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.25 điểm – Trả lời sai: 0.0 điểm. |
0.5 | |
4 | Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: “Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha”.
Biện pháp đối, ẩn dụ “ngày xanh”, hoán dụ “má hồng” Hướng dẫn chấm: – Trả lời được 2/3 biện pháp tu từ trong đáp án: 0.5 điểm – Trả lời được 1/3 biện pháp tu từ trong đáp án: 0.25 điểm – Trả lời sai: 0.0 điểm. |
0.5 | |
5 | Nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều:
Là một cô gái rất nhạy cảm, dễ xúc động trước nỗi đau của người khác; giàu lòng thương người. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm. – Trả lời đúng 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm – Trả lời chung chung, chưa thật rõ ràng: 0.25 điểm – Trả lời sai: 0.0 điểm |
0.75 | |
6 | Tư tưởng nhân đạo của tác giả Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích trên:
Tác giả đồng cảm, xót thương đối với những người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung; lên án, tố cáo chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ đã gây bao đau thương cho người phụ nữ; thể hiện ước mơ về một xã hội mà ở đó nam nữ được bình đẳng. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. – Trả lời đúng ý 2/3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm – Trả lời đúng 1/3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm – Trả lời chung chung, chưa thật rõ ràng: 0.25 điểm – Trả lời sai : 0.0 điểm |
1.0 | |
7 | Đoạn trích trên có tác động đối với bản thân:
Đoạn trích giúp cho người đọc hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ; hiểu hơn về tấm lòng của Nguyễn Du đối với nhân sinh; từ đó mỗi người biết sống yêu thương, nhân ái hơn đối với mọi người. Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm. – Trả lời đúng ý 2/3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm – Trả lời đúng 1/3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.25 điểm – Trả lời sai : 0.0 điểm |
0.75 | |
8 | Nhận xét điểm tương đồng trong quan niệm về số phận người phụ nữ của các tác giả thời trung đại qua các dòng thơ:
– Người phụ nữ có số phận mỏng manh, chịu nhiều đau thương, nhiều vất vả, truân chuyên (bạc mệnh; truân chuyên) – Người phụ nữ không tự định đoạt được số phận của mình (Phũ phàng chi bấy hóa công; Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?) Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. – Trả lời đúng 1 ý như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0.25 điểm – Trả lời sai :0.0 điểm |
0.5 | |
II | VIẾT
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Biết sống vì người khác. |
5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0.5 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biết sống vì người khác
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm. – Xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm. |
0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể triển khai bài viết theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Có thể theo hướng sau: |
3.0
|
||
– Giải thích vấn đề nghị luận:
Biết sống vì người khác: Là cách sống có sự sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương và làm những điều tốt đẹp cho người khác. |
|||
– Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ quan điểm về vấn đề nghị luận:
+ Biết sống vì người khác là cách sống cao đẹp, nhân văn, đáng quý, cần có ở mỗi người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc; + Ý nghĩa của việc biết sống vì người khác: Đó là một thước đo phẩm chất của con người; những suy nghĩ, việc làm vì lợi ích của người khác sẽ giúp chúng ta luôn được người khác nhớ đến, yêu quý; sẽ được mọi người sống vì mình, chia sẻ, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, thử thách; góp phần tạo nên sự gắn kết giữa người và người, xây dựng một xã hội phát triển tốt đẹp;… + Những tấm gương biết sống vì người khác. + Trao đổi với ý kiến trái chiều: § Có ý kiến cho rằng, không ai yêu mình bằng chính mình. Vì vậy, cần phải sống cho mình chứ không phải sống vì người khác;… § Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm,… – Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp với vấn đề nghị luận: + Nhận thức: việc biết sống vì người khác là vô cần cần thiết. + Hành động: biết sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ,… mọi người. |
|||
Hướng dẫn chấm:
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 3.0 điểm. – Lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng chưa tiêu biểu: 2.0 điểm – 2.75 điểm – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ chưa xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 1.0 điểm – 1.75 điểm. – Không triển khai hoặc triển khai vấn đề quá sơ sài: 0 điểm – 0.75 điểm. * Lưu ý: Có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp | 0.5 | ||
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
|||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. Hướng dẫn chấm: – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. |
0.5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |