Đề văn 11: Trẻ con không được ăn thịt chó

                      ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

                                                    NĂM HỌC 2023-2024

                                                Môn: Ngữ văn – Khối 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

(Tóm tắt đoạn trước đó: Câu chuyện kể về một kẻ nghiện rượu bỗng một ngày lên cơn thèm thịt chó. Khi nhìn thấy con chó nhà mình nằm ở bờ rào hắn đã viện đủ lí do để thịt nó. Đám con đói lâu ngày cũng háo hức chờ được ăn. Người vợ đành đi mua chịu thêm gạo, rượu, mắm để về nấu. Thế nhưng khi nấu xong, gã chồng mời bạn bè về nhậu. Dưới bếp mấy mẹ con còm cõi nheo nhóc ngồi chờ.)

Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.

Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi….Thị dỗ con:

  • Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.

Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò chơi ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:

  • Đói!…Bu ơi! Đói…

Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào đứa nấy cũng gần dính lưng.

Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:

  • Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!

Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái “vâng” một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chỗm đợi…Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Nó cũng nâng lên ngang mặt như cha lúc nãy. Các em nó đứng cả lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét:

  • Khoan! Khoan! Kẻo vỡ…

Cu Nhớn thét:

  • Thì bỏ xuống!

Cái Gái vênh mặt lên, trêu nó:

  • Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.
  • Có sợ thành tật không?
  • Không cho ăn thật đấy.

Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:

  • Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào?

Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

  • Này, ăn đi.

Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo.

                           (Trích Trẻ con không được ăn thịt chó – Nam Cao)

Thực hiện các câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn trích ở ngôi thứ mấy.

Câu 4. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả cảm xúc của người mẹ trong đoạn: Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi?

Câu 5. Đoạn trích trên viết về đề tài gì?

Câu 6. Sự việc nào đóng vai trò là “nút thắt” (cao trào) của đoạn trích?

Câu 7. Ông bố trong đoạn trích là người như thế nào?

Câu 8. Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thế nào đối với nhân vật người mẹ và những đứa con qua điểm nhìn và lời kể ở đoạnNgười mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo?

Câu 9. Anh/ chị có đồng tình với cách hành xử của người chồng/cha trong câu chuyện đối với vợ con không? Vì sao?  (đoạn văn 5-7 câu)

Câu 10. Theo anh/chị tiếng khóc của người mẹ với tiếng khóc của những đứa con ở cuối truyện có giống nhau không? Lí giải.

  1. VIẾT (4,0 điểm)

                Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi. 

                                    (V. Huy gô)

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

 

 

                                        HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

1 Truyện ngắn 0.5
2 Tự sự 0,5
3 Ngôi kể thứ ba 0,5
4 Điểm nhìn từ nhân vật người mẹ và điểm nhìn bên trong. 0.5
5 Người nông dân nghèo trước CMT8 0.5
6 Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

–         Này, ăn đi.

Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không

0.5
7 Ông bố trong đoạn trích là một người tham ăn tục uống, gia trưởng, ích kỉ, vô tâm với vợ con. 0.5
8 – Thái độ thương cảm, đồng cảm, xót xa, ái ngại. 0.5
9 Gợi ý:

– Không đồng tình.

– Cách ứng xử của người bố trong truyện cho thấy ông ta đã đánh mất tư cách trước con chỉ vì miếng ăn.

– Rút ra bài học về cách ứng xử trong gia đình: ưu tiên cho gia đình, yêu thương, chia sẻ.

– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn số câu theo quy định và đảm bảo sự kết nối từ văn học đến cuộc sống. Đáp án mở, chấm dựa trên sự hợp lý, thuyết phục.

1,0
10 Đáp án mở, chấm dựa trên sự hợp lý, thuyết phục.Gợi ý:

– Giống nhau: đều đau đớn.

– Khác nhau:

+ Con khóc vì đói, vì mừng hụt trước miếng ăn.

+ Mẹ khóc vì uất ức dồn nén tích tụ bấy lâu. Giọt nước mắt giận chồng vô tâm, tệ bạc, tủi cho phận mình, thương xót con.

1.0
II   LÀM VĂN  
    Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ ) trình bày suy nghĩ về câu nói Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi. (V. Huy gô) 4,0
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đềnghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương.  

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

2,5

 

* Giải thích:

Trí tuệ : khả năng nhận thức, sự hiểu biết của con người;

Trái tim: tình cảm, cảm xúc của con người;  

– Nội dung câu nói: con người có thêm hiểu biết là nhờ quá trình lĩnh hội tri thức; có thêm tình cảm là nhờ sự chia sẻ, cảm thông với người khác.

→ Câu nói đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương.

* Phân tích, chứng minh:

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được là đúng, bởi vì: Sự hiểu biết và khả năng nhận thức thế giới của con người không tự nhiên có được mà phải trải qua một quá trình tích lũy, rèn luyện dài lâu…

Trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi là đúng, bởi vì:

+ Tình cảm con người chỉ có thể phong phú lên khi họ mở lòng để chia sẻ, cảm thông và thương yêu đồng loại.

+ Mặt khác, khi cho đi tình yêu thương thì con người cũng sẽ nhận lại tình thương yêu.

– Mối quan hệ giữa sự giàu có của trí tuệ và con tim:

+ Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác.

+ Khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để làm những điều có ý nghĩa cho người khác.

Dẫn chứng cụ thể về tấm gương có trí tuệ, có tình cảm yêu thương: Hồ Chí Minh,  Mẹ Têrêsa…

* Bình luận:

– Đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương.Cần lan tỏa, ngợi ca những tấm gương có trí tuệ, có tình cảm yêu thương

– Phê phán những người không chịu học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân; những người sống lạnh lùng, ích kỉ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi; Lên án những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, tàn nhẫn với những người xung quanh…

– Cần giáo dục về việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương trong nhà trường, ngoài xã hội để mỗi cá nhân nhận thức đầy đủ và sâu sắc…

* Bài học nhận thức và hành động:

– Không ngừng tích lũy kiến thức để làm giàu trí tuệ (cần phải chọn lọc tri thức để tiếp nhận)

– Không ngừng yêu thương để làm giàu tâm hồn (yêu thương không chỉ thể hiện bằng lời nói mà cần phải cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn)

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
      10

GV dựa vào bài làm thực tế của học sinh linh hoạt cho điểm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *