Đề văn 11 Tiếng chim kêu của Thạch Lam , ý nghĩa của sự đồng cảm

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024

                MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau:

Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.

[…] Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để ở dưới đất chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm.

            Vào hồi nửa đêm, chúng tôi sực thức dậy, gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tầu lá chuối; từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào rào đổ xuống mái nhà.

Anh tôi bảo:

– Có lẽ là một trận bão to.

– Bão thì càng thích.

Mà thích thật. Tưởng tượng không có cái khoan khoái êm ấm nào bằng cái thú đắp chăn nằm ngủ mà nghe mưa gió ở ngoài. Đêm lúc bấy giờ lạnh hơn, lại càng làm cho mình thấy cái ấm trong chăn là dễ chịu. Tiếng mưa reo và gió thổi như một thứ âm nhạc vui vui, ru ngủ người ta dần dần.

Hai anh em chúng tôi vừa cuộn kín trong chăn cho ấm vừa nói chuyện. Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn đi trên con đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú chân. Chúng tôi lại ái ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm, giờ này vợ chồng con cái đều phải dậy để chống cái nhà lá mà mỗi cơn gió mạnh làm lung lay và để đem các chậu thau hứng những chỗ giột nước. 

Khi người ta được yên ấm trong một căn phòng nhà gạch chắc chắn, không sợ mưa gió về phần mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn.   

Chúng tôi đương ở vào cái tâm tính tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tôi sẽ thích tay vào tôi bảo im rồi nói khẽ:

  • Có nghe thấy gì không?

Tôi lắng tai: qua tiếng gió, tiếng mưa ở ngoài, tôi nghe có tiếng chiêm chiếp như tiếng chim kêu. Tôi bảo anh tôi:

  • Tiếng chiêm chiếp như tiếng chim kêu phải không?
  • Phải rồi. Tôi nghe thấy từ lúc nãy.

Hai chúng tôi lại chăm chú nghe: tiếng chiêm chiếp khe khẽ và yếu ớt hình như ở chiếc cửa sổ phía đầu cái màn đỏ đưa lại.

 […] Chúng tôi tưởng tượng ngay ra một con chim ướt át, sù lông ra vì rét, đến chỗ cửa sổ đòi vào vì nó thấy ánh sáng trong phòng ấm áp chiếu ra. Câu chuyện con chim gáy một hôm tránh bão tuyết, đến gõ cửa nhà vợ chồng người cày ruộng, được hai vợ chồng này nâng niu và rắc bánh cho ăn, câu chuyện ấy mà hồi nhỏ chúng tôi đã đọc trong quyển “bài tập đọc” bây giờ lại thoáng qua trong trí nhớ, làm chúng tôi đem lòng thương con chim kia vô hạn, và muốn cứu vớt nó.

Tôi bảo anh tôi:

  • Hay là chúng ta mang nó vào trong này cho nó ấm.
  • Mang thế nào được?
  • Sao lại không được! Ta cứ việc mở cửa rồi dụ nó vào có khó gì. Chứ nếu để nó ở ngoài ấy thì nó chết mất.
  • Ừ, phải đấy.

(Lược phần kết: Tuy hai anh em bàn nhau sẽ cứu con chim nhưng lại ngại vì trời mưa rét. Cuối cùng hai đứa trẻ nằm ngủ một mạch đến sáng. Sáng hôm sau, tỉnh dậy nghe chị Hai nói rằng tiếng kêu chiêm chiếp đêm qua không phải tiếng chim mà là tiếng cây tre ở đầu nhà bị gió lay. Chị định nói để cho hai đứa biết nhưng vướng thuốc nhuộm răng trong mồm, nên không nói ra thành lời mà cứ ú ớ như người nói mê. Cả hai anh em bật cười vì sự nhầm lẫn của mình.)

(Trích Tiếng chim kêu – Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2013, tr.63-66)

Chú thích

– Truyện ngắn Tiếng chim kêu được sáng tác năm 1937, in trong tập truyện “Gió lạnh đầu mùa.

– Thạch Lam (1910 – 1942) là nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng tình cảm yêu mến, chân thành và sự nhạy cảm trước những biến đổi của cảnh vật và lòng người.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Liệt kê những hiện tượng thiên nhiên tiêu cực được nhắc đến trong đoạn văn in đậm.

Câu 3. Hai anh em chúng tôi vừa cuộn kín trong chăn cho ấm vừa nói chuyện. Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn đi trên con đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú chân. Chúng tôi lại ái ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm, giờ này vợ chồng con cái đều phải dậy để chống cái nhà lá mà mỗi cơn gió mạnh làm lung lay và để đem các chậu thau hứng những chỗ giột nước”. Nhận xét ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn của hai anh em trong đoạn văn trên.

Câu 4. Nêu chủ đề của văn bản.

Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Khi người ta được yên ấm trong một căn phòng nhà gạch chắc chắn, không sợ mưa gió về phần mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn? Vì sao?

Câu 6. Từ nội dung trong đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống ích kỷ của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Từ văn bản Tiếng chim kêu của Thạch Lam ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 800 chữ) bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.

                

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn:  NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Xác định ngôi kể trong văn bản: ngôi thứ nhất. 1,25
2 Liệt kê những hiện tượng thiên nhiên tiêu cực được nhắc đến trong đoạn văn in đậm:

– Gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tầu lá chuối.

Từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào rào đổ xuống mái nhà.

– Một trận bão to.

1,25
3 Qua đoạn trích trên, anh/chị có nhận xét ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn của hai anh em:

–              Nhân hậu, giàu tình yêu thương/ Có lòng trắc ẩn.

–              Biết cảm thông và xót xa cho những hoàn cảnh kém may mắn.

=> Đó là tình cảm chân thành, đáng quý.

1.0
4 Nêu chủ đề của văn bản:

– Nói lên suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp của hai anh em đối với chú chim tội nghiệp và những người có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, tác giả muốn đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người.

1.0
5 – HS được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có sự lí giải phù hợp.

Gợi ý:

+ Đồng tình: Vì khi người ta đủ đầy thì mới nghĩ và lo cho người khác.

+ Không đồng tình: Vì có những trường hợp không có gì nhưng vẫn giành tình yêu thương cho người khác.

+ Vừa Đồng tình vừa không đồng tình: Kết hợp cả 2 ý trên.

Lí giải hợp lí, thuyết phục

1.0
6 Từ nội dung trong đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống ích kỷ của một bộ phận trẻ ngày nay.

Gợi ý:

– Hs phải đảm bảo hình thức của một đoạn văn.

– Hs nêu được:

Còn một bộ phận giới trẻ ngày nay vì có cuộc sống đủ đầy, ít vun đắp tình cảm, chỉ quan tâm, suy nghĩ đến bản thân; Vì lợi của mình mà không quan tâm đến những mọi người, mọi vật xung quanh; Người ích kỷ thường nghĩ rằng mình là trung tâm, chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho mình.

0.5
II   VIẾT

Từ văn bản Tiếng chim kêu của Thạch Lam ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 800 chữ) bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.

4.0
  a.Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề XH được đặt ra trong TP văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ văn bản “Tiếng chim kêu” của nhà văn Thạch Lam, bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.

 

0,25

 

 

  MB:

– Giới thiệu vấn đề.

– Giới thiệu truyện “Tiếng chim kêu”- Thạch Lam. Từ đó nêu ra vấn đề cần nghị luận.

0. 5
  TB:

Tóm tắt: văn bản kể về câu chuyện của hai anh em ngủ trong không gian ấm áp, bình yên của căn nhà chắc chắn. Đối lập với khung cảnh ấy là không gian mưa gió bên ngoài. Trong cái ấm áp của căn nhà, hai anh em tưởng tượng và động lòng thương những người lữ khách ngoài trời mưa gió, ái ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm bị mưa gió phải che gió, hứng giột; thương chú chim bị ướt át vì mưa rét, tìm cách tránh rét với nỗi băn khoăn, xót xa. Từ đó, đoạn trích làm nổi bật tính cách hồn nhiên, trẻ thơ nhưng đầy lòng nhân hậu, đồng cảm với con người và con vật xung quanh của hai anh em.

Truyện đặt ra vấn đề: về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.

a. Giải thích khái niệm:

– Đồng cảm: là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ.

b. Biểu hiện:

Hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của người khác.

– Đồng cảm có thể biểu hiện qua hành động, cử chỉ, có thể chỉ là ánh mắt cảm thông, một nụ cười khích lệ, một cái siết tay thật nhẹ, một cái ôm và một lời nói…

c. Ý nghĩa của sự đồng cảm

 HS kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để phân tích làm sáng tỏ ý nghĩa của sự đồng cảm trong đời sống, tham khảo một số gợi ý sau:

– Đồng cảm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ.

– Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn…

– Sự đồng cảm với cảnh ngộ của người khác sẽ giúp san sẻ những khó khăn, thiệt thòi về cả tinh thần, vật chất với những người xung quanh.

– Đồng cảm, sẻ chia trong các mối quan hệ là chất keo dính bền chặt, lâu dài.

– Có đồng cảm, sẻ chia với nhau thì mới thấu hiểu cho nhau, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành.

-Dẫn chứng: HS lựa chọn và phân tích dẫn chứng về sự đồng cảm một cách tiêu biểu, thuyết phục. (Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong cuộc sống…)

d. Phản đề:

Phê phán người ích kỉ, luôn đố kị, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ vô cảm trước nỗi khổ đau, mất mát của người khác. Đó là một lối sống cần phê phán, lên án.

KB: Mượn cái kết của tác phẩm để kết thúc về vấn đề đã triển khai; Rút ra bài học cho bản thân.

 Bài học:

– Phải biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người gặp khó khăn hơn mình.

– Biết vun đắp tình cảm mỗi ngày để hoàn thiện bản thân.

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

  KB:

-Khẳng định lại vấn đề

  Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
    Diễn đạt sáng tạo 0.25
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *