MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/
đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức | Tổng
% điểm |
|||||
Nhận biết
(Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng
(Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu)
|
||||||
TL | TL | TL | |||||||
1
|
Đọc
|
Tùy bút
|
1 | 1 | 1 |
40 |
|||
2 | Viết
|
Viết đoạn văn nghị luận phân tích, đánh giá về tác phẩm tùy bút | 1* | 1* | 1* | 1* | 20 | ||
Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề xã hội | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 | ||||
Tỉ lệ điểm từng loại
câu hỏi |
10 % | 15
% |
|
|
25
% |
50
% |
100 | ||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 10% | 15% | 25% | 50% | 100% | ||||
Tổng % điểm | 25 % | 75% | |||||||
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu
|
Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc | Kí hiện đại
|
Nhận biết:
– Nhận biết được thể loại – Nhận biết được đề tài, cái tôi trữ tình, kết cấu của văn bản. – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu. – Nhận biết được các yếu tố tự sự và trữ tình. – Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản. Thông hiểu: – Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản. – Phân tích được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và chất trữ tình; – Phân tích được chủ đề, tư tưởng, của văn bản. – Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản. – Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản. Vận dụng: – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. – Rút ra được bài học, thông điệp có ý nghĩa từ văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức tình cảm, quan điểm của bản thân. – Vận dụng được bối cảnh lịch sử văn hóa để lí giải ý nghĩa của văn bản. |
1 TL
|
1 TL | 1 TL
|
|
3 |
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận phân tích, đánh giá về 1 vấn đề trong tác phẩm kí.
|
Nhận biết:
– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn nghị luận phân tích, đánh giá một vấn đề trong tác phẩm kí. – Xác định được nội dung trong văn bản Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp. – Phân tích một số nội dung của văn bản kí. – Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận. Vận dụng: – Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản. – Đánh giá được giá trị của tác phẩm. Vận dụng cao: – Đánh giá được cái tôi của tác giả thể hiện trong văn bản. – Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp cuộc sống được gợi ra từ văn bản.. – Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
1 | ||||
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. | Nhận biết:
– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài Nghị luận về một vấn đề xã hội – Xác định được đúng nội dung nghị luận. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp. – Phân tích các nội dung của vấn đề. – Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận. Vận dụng: – Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản. Vận dụng cao: – Đánh giá, rút ra được ý nghĩa, thông điệp, bài học cuộc sống được gợi ra từ vấn đề. – Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng |
1 | ||||||
Tổng | 1 | 1
|
1
|
2
|
5 | |||
Tỉ lệ % | 10 | 15 | 15 | 60 | ||||
Tỉ lệ chung | 40 | 60 |
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: Ngữ văn; LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
Họ tên: ………………………………………………………………..Số báo danh: ……………………………
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội…
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (…)
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
(Thạch Lam, trong Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời Nay, Hà Nội, 1943)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: ( trình bày ngắn gọn)
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2. Câu văn: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” đã thể hiện tình cảm của tác giả với Cốm như thế nào.
Câu 3. Anh/chị rút ra thông điệp gì từ văn bản.
- PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. ( 2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm.
Câu 2. (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Môn thi: NGỮ VĂN 11
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I | ĐỌC HIỂU | 4.0 | |||
1 | Thể loại của văn bản: Tùy bút | 1.0 | |||
2 | Câu văn: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” đã thể hiện tình cảm của tác giả với cốm: lòng yêu mến, trân trọng và tự hào. | 1.5 | |||
3 | Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau, miễn là có sức thuyết phục. Có thể là:
– Phải biết yêu quý, trân trọng, gìn giữ, bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc. – Phải biết quý trọng công lao của những người làm ra cốm. – Biết tinh tế, có văn hóa trong thưởng thức các sản vật của đất nước… |
1.5 | |||
II | LÀM VĂN | 6.0 | |||
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm | 2.0 | |||
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích… |
0.25
|
||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm. |
0.25 |
||||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
* Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý: – Một thứ quà của lúa non: Cốm thể hiện cái tôi của Thạch Lam dành cho một thức quà quý của đất trời và sự thanh khiết của hương đồng cỏ nội. Tác giả hình dung về nguồn gốc, sự hình thành, sự thưởng thức cốm và vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết, thể hiện phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị; thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì: Cốm – Cái tôi của Thạch Lam khi viết về một thứ quà riêng biệt của đất nước được thể hiện thông qua giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ, từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giàu sức gợi… – Qua đó thể hiện cái tôi tài hoa, tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc và sự yêu quý, gắn bó, trân trọng, tự hào về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của nhà văn. * Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của đoạn văn. |
0.5 | ||||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp. |
0.5 | ||||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||||
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 | ||||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống. | 4.0 | |||
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài.
Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội. |
0.25 | ||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Học sinh trình bày được suy nghĩ về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống. |
0.5 | ||||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ được vấn đè của bài viết.
– Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích vấn đề nghị luận: + Nỗ lực là chăm chỉ, cố gắng hết sức cho một việc gì đó. Có ước mơ và cố gắng, kiên trì thực hiện những mục tiêu mình đề ra. – Thể hiện quan điểm của người viết về ý nghĩa của sự nỗ lực của con người trong cuộc sống. + Nỗ lực giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách và hướng chúng ta đến những điều tốt đẹp hơn. + Nỗ lực giúp con người phát triển, hoàn thiện các kỹ năng sống. + Tăng sự tự tin, lòng tự tôn, tăng cường sức khỏe tinh thần. + Đạt được thành công và phát triển bản thân. + Sự nỗ lực và cố gắng của mình hình thành một tấm gương sáng cho người khác noi theo. + Có được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp… – Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều/ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: + Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nỗ lực làm việc và cố chấp theo đuổi những cái xa vời không thuộc về mình. + Nếu trong cuộc sống không có sự nỗ lực phấn đấu thì sẽ khó vượt qua được những thử thách; không có sự tự tin, thành công… + Phê phán những người không biết nỗ lực, phấn đấu trong cuộc sống. – Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. + Cần nhận thức rõ ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống. + Mỗi chúng ta cần có hành động thể hiện sự nỗ lực cụ thể, không ngừng học hỏi và cố gắng từng ngày. + Đặt ra cho bản thân những mục tiêu và nỗ lực thực hiện. |
1.0 | ||||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 | ||||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, sâu sắc. |
0.5 | ||||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 | ||||