KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút
Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
% điểm |
|||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
|
Đọc
|
Truyện ngắn hiện đại | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết
|
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 50 |
Tỉ lệ % | 0 | 40 | 0 | 30 | 0 | 20 | 0 | 10 | 100 | ||
40% | 30% | 20% | 10% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
Bảng đặc tả
1 | Đọc hiểu
|
Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng %
50
|
|||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Truyện ngắn
|
Nhận biết:
– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu CÂU 3, 4, không gian, thời gian, nhân vật CÂU 1 trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. – Nhận biết được người kể chuyện CÂU 2 (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. – Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. – Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn, tiểu thuyết. – Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm. CÂU 5 – Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. CÂU 6 – Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. – Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. – Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. CÂU 7 Vận dụng: – Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống. – Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản CÂU 8 Vận dụng cao: – Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. – So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. |
4 câu
|
3 câu
|
1 câu
|
0 câu
|
|||
2
|
Viết
|
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
|
Nhận biết:
– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. – Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: – Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. – Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. |
1* | 1* | 1* | 1 câu TL | 50 |
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | |
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm
SỞ GD-ĐT
TRƯỜNG THPT
|
KIỂM TRA GIỮA KỲ II
NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
Họ và tên học sinh:…………………………………… Mã số học sinh:……………………
- ĐỌC (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Con thú lớn nhất
Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo. Người chồng là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay lão như có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả. Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng. Chim chóc và thú rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình với lão. Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình. Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé: cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ mầu sắc, tia nắng mặt trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lươn vòng. Chỉ có tình yêu thì mới lượn vòng tinh tế như thế. Con công đang múa, thế mà – “Đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhòe máu. Vợ lão già đến, khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp( l) sau lưng.
Tuy vậy, suốt đời lão già chỉ săn được những con chim, con thú bình thường. Lão già chưa bao giờ săn được con thú lớn ba bốn tạ thịt. Khẩu súng lão chỉ bắn được những con vật nhỏ ngu ngốc. Đấy chính là điều lão già khổ tâm, dằn vặt.. Cả bản Hua Tát xa lánh vợ chồng lão, không ai nói chuyện, chơi bời với gia đình lão. Nhìn thấy vợ chồng lão, người ta tránh ngoắt đi. Cứ thế, lão thợ săn sống cô đơn bên người vợ âm thầm.
Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng. Chưa bao giờ người Hua Tát sống vất vả đến thế. Người ta đồn là Then (2) bắt đầu trừng phạt. Lão thợ săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn. Vợ chồng lão lang thang khắp rừng. Lần đầu tiên trong đời lão già gặp phải cảnh này. Ba tuần trăng, khẩu súng của lão không hề được nổ. Lão già dậy từ gà gáy canh ba vác súng đi đến tối mịt. Người vợ gầy của lão không còn đủ sức đi theo chồng nữa. Mụ ở nhà nhóm lửa chờ đợi. Ngọn lửa mụ nhóm như có ma ám, không đỏ mà lại xanh lét như mắt chó sói.
Lần ấy lão già đi vắng cả tuần liền. Người lão mệt lả. Đầu gối lão chùn xuống, các bắp thịt nhão ra tưởng chừng có thể dùng tay bấu được như bấu những con vắt nhẽo bết máu. Lão đã lết khắp nơi mà không gặp gì. Đến một con chim sâu, thậm chí một con bướm lão cũng không thấy. Lão hoang mang sợ hãi. Then đã trừng phạt thế gian như lời người ta đồn đại hay chăng?
Cuối cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lộn lại rừng. Mũi lão đã đánh hơi thấy mùi thú…Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường tròn lại dịch về phía bên trái, cái ánh xanh gay gắt trên túm lông dầu của nó rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: – Đùng! Phát súng nổ. Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công.
Lão thợ săn nằm sấp xuống, úp mặt vào vũng máu trên lớp lá mục nồng nồng, ngái và hôi như mùi chuột.
Miệng lâo hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu. Mây đen sà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt. Gần sáng, lão già .. bỗng đứng phắt dậy nhanh như con sóc. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong bụi cây gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi. Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão.
Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình.
(1) Giỏ đeo, (2)Ông Trời
(Những ngọn gió Hua Tát – Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 320)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
Câu 2 Văn bản được kể ở ngôi kể nào?
Câu 3 Nhân vật lão thợ săn được xem là hiện thân của ai?
Câu 4 Chi tiết nào chứng tỏ người chồng là tay thợ săn cự phách?
Câu 5 Nguyên nhân cái chết của người vợ lão thợ săn?
Câu 6.Theo anh/chị, đâu là con thú lớn nhất (con công, người vợ hay lão chồng)? Vì sao?
Câu7 Qua câu chuyện, anh/chị rút ra được thông điệp gì?
Câu 8 Anh/ chị có đồng tình với suy nghĩ: Then đã trừng phạt thế gian không? Vì sao?
VIẾT (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về tác hại từ lối sống tham vọng của con người trong xã hội hiện nay.
——————HẾT——————
SỞ GD-ĐT
TRƯỜNG THPT
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) |
KIỂM TRA GIỮA KỲ II
NĂM HỌC 2023– 2024 Môn: Ngữ văn 11
|
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC | 5.0 | |
|
1.1 | Nhân vật chính là người chồng – lão thợ săn.
– Học sinh trả lời đúng ý như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. |
0.5 |
1.2 | Kể theo ngôi thứ ba toàn tri.
– Học sinh trả lời đúng ý như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. |
0.5 | |
1.3 | Lão chồng được xem là hiện thân thần Chết của rừng.
– Học sinh trả lời đúng ý như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. |
0.5 | |
1.4 | Là tay thợ săn cự phách, lão có thể bắn được con công đang múa.
– Học sinh trả lời đúng ý như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời khác đáp án: 0. điểm. |
0.5 | |
|
2.1 | Lão thợ săn đã bắn chết vợ mình do lão tưởng nhầm đó là con công đang múa.
– Học sinh trả lời 2 ý như đáp án: 0.75 điểm, 1 ý được 0.5 điểm. – Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. |
0.75 |
2.2 | Con thú lớn nhất đời của lão thợ săn là chính lão; vì lão đã tự biến mình thành con thú tàn độc nhất.
– Học sinh trả lời đúng 3 ý như đáp án: 0.75 điểm. – Học sinh trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0.25 điểm. |
0.75 | |
2.3 | HS rút ra được thông điệp phù hợp với câu chuyện; gợi ý:
+ Đừng quá tham vọng, sẽ phải trả giá đắt; đừng quá ảo tưởng về tài năng của mình… + Có những sai lầm khi nhận ra đã muộn, không thể quay lại được. + Sống chan hoà với thiên nhiên, không tàn hại cuộc sống của tự nhiên. – Học sinh trả lời đúng 1 gợi ý và lập luận thuyết phục: 0.75 điểm. – Học sinh trả lời đúng 1 gợi ý như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời không phù hợp: không cho điểm. |
0.75 | |
2.4 | HS có thể đồng tình/ không/ hoặc có ý kiến khác và lý giải hợp lý. Gợi ý: Then không trừng phạt thế gian;
+ Chính con người phải gánh lấy hậu quả từ những suy nghĩ, hành động của mình. + Gieo nhân nào gặt quả ấy… – Học sinh nêu quan điểm và lý giải hợp lý, thuyết phục: 0.75 điểm. – Học sinh nêu quan điểm và lý giải được: 0.5 điểm. – Học sinh nêu quan điểm và lý giải chưa thuyết phục: 0.25 điểm. |
0.75 | |
II |
|
VIẾT | 5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0.5 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề:
Lối sống tham vọng của con người và tác hại của nó. – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm. |
0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Có thể theo hướng sau: |
3.0 | ||
* Giải thích: Tham vọng là những ước muốn, đòi hỏi vượt quá khả năng, giới hạn của bản thân mình; không hiểu rõ chính mình, đánh mất giá trị của bản thân trong cuộc sống.
* Bàn luận: Trong cuộc sống, vì sao con người không nên sống tham vọng? Tác hại của lối sống tham vọng. + Bằng mọi giá để đạt được mong muốn của mình, con người không thể đứng vững trước những tác động xấu của cuộc sống. + Bất chấp mọi giá trị, không còn nhận ra những gì phù hợp và cần thiết với mình. + Cuộc sống trở nên nặng nề, u ám, khó thanh thản vì mải chạy theo những điều vượt quá sức mình. * Mở rộng: Sống có khát vọng chứ đừng tham vọng, nhìn rõ bản thân để không sống kiêu ngạo hoặc quá tự ti về bản thân… * Bài học nhận thức và hành động – Nhận thức sâu sắc về tác hại của việc sống tham vọng. – Biết nhìn rõ chính bản thân mình để có lối sống tích cực, có ý nghĩa, mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: – Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 2.5 – 3.0 điểm. – Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ:1.5 điểm – 2.25 điểm. – Học sinh lập luận không chặt chẽ: 0.75 điểm – 1.25 điểm. – Bài viết sơ sài, chưa rõ: 0.25 – 0.5 điểm. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Nếu bài làm mắc từ 3 lỗi ở mỗi loại: 0.25 điểm. – Nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi ở mỗi loại: 00 điểm. |
0.5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; biết liên hệ thực tiễn đời sống; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, bài văn có giọng điệu riêng, giàu hình ảnh. – Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0.5 điểm. – Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. |
0.5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
—HẾT—