Đề thi bán kì lớp 11 Chức phận làm con Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

 ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

                                      CHỨC PHẬN LÀM CON

 

Phận làm con phải thông đạo hiếu,

Phận làm dân phải hiểu chữ trung.

Trên ra lệnh, dưới phục tùng,

Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.

 

Của cải nhiều dùng lâu cũng hết,

Chữ hiếu trung hưởng mãi vô cùng.

Bàn mưu tư lợi thì đừng,

Bàn điều chân chính, nên cùng tham gia.

 

Làm tốt chớ ba hoa kể lể,

Hoa sớm nở, thì hoa dễ sớm tàn.

Cẩn thận đáng giá ngàn vàng,

Phải suy nghĩ kỹ hãy làm mới hay.

 

Người tốt hay xắn tay làm phúc,

Giúp ai không lợi dụng người ta.

Người biết lỗi, sửa thì tha,

Trị người có tội, chớ mà quá nghiêm.

Dạy điều thiện, đừng nên tham quá,

Để người học có khả năng theo

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

 

Nói thận trọng thì không sợ lỗi,

Làm thận trọng đỡ hối về sau.

Thế lực dù mạnh đến đâu,

Nếu đem dùng hết, ắt sau hại mình.

 

Hoặc cậy thế tạo thành phúc lộc,

Hẳn rằng sau cũng chẳng ra gì.

Cứ đường chính đạo mà đi,

Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm. 

 

(Bùi Văn Nguyên, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập 1), NXB Giáo dục, 1989)

 

 

Thông tin về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả cha và mẹ đều là những người có danh tài học hạnh. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn; phê phán những điều xấu xa trong xã hội; mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2: Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 3: Anh/ chị hiểu gì về nhan đề của bài thơ?

Câu 4: Hãy tìm trong khổ thơ 5, 6 những từ, cụm từ mang ý nghĩa răn dạy con người?

Câu 5: Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong câu thơ:

  Cứ đường chính đạo mà đi,

                              Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm”.

Câu 6: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của đoạn thơ sau:

Phận làm con phải thông đạo hiếu,

Phận làm dân phải hiểu chữ trung.

Trên ra lệnh, dưới phục tùng,

Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.

Câu 7: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ:

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

Câu 8: Trong bài thơ, anh/ chị tâm đắc nhất câu thơ giáo huấn nào của tác giả? Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được qua bài thơ trên là gì?

LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh về một lễ hội văn hóa tại địa phương mà anh/ chị sinh sống?

 

  HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II                                         

NĂM HỌC 2023 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

I

ĐỌC HIỂU 6,0
1 Chủ thể trữ tình trong bài thơ là: Tác giả

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

(Nếu học sinh trả lời chủ thể trữ tình là “cha mẹ” hoặc “người lớn tuổi” cho 0.25 điểm)

– Học sinh trả lời sai không đúng từ nào: 0,0 điểm

0,5

 

2 Bài thơ viết theo thể thơ: song thất lục bát

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

0,5

 

 

 

3 Ý nghĩa nhan đề “Chức phận làm con”: Nêu lên trách nhiệm, bổn phận của con với cha mẹ.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng 02 ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

0,5
  4 Trong khổ thơ 5, 6 những từ, cụm từ mang ý nghĩa răn dạy con người là:

Dạy điều thiện, đừng nên tham quá

– Khoan hòa, Siêng năng cần mẫn

– Nói thận trọng, làm thận trọng

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý hoặc 2 ý : 0.25 điểm; trả lời sai: 0,0 điểm

0,5
  5 – Phép liệt kê: Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa

– Tác dụng :

+ Nhấn mạnh và nêu lên những đức tính cần phải rèn luyện, tu dưỡng ở mỗi người.

+ Con người có đầy đủ những đức tính Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa, sẽ là những người có ích cho cuộc đời, có ích cho xã hội.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm

Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm

Học sinh trả lời đúng 01 ý tác dụng: 0,25 điểm

Học sinh có trả lời được biểu hiện của phép liệt kê, 1 ý tác dụng: 0,75 điểm

0,5

0,5

  6 Nội dung của đoạn thơ là:

– Lời nhắn nhủ cũng là lời giáo huấn của người cha với con về bổn phận của người làm con và làm người có ích cho đời.

– Ca ngợi về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý

 Hướng dẫn chấm:

– HS nêu đúng như đáp án: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng mỗi ý: 0.5 điểm.

– Học sinh có cách diễn đạt ý tương tự nhưng sâu sắc:0,5 –  0,75 điểm

– Học sinh diễn đạt còn chung chung, sáo rỗng, chưa hết ý: 0,25 điểm.

1,0
  7 HS đưa ra quan điểm cá nhân, lí giải hợp lí, thuyết phục và chú ý bám vào các nội dung

Khoan hòa, siêng năng, cần mẫn đều là những đức tính quý báu ở mỗi con người

– Người có đức tính Khoan hòa, siêng năng, cần mẫn luôn là người có ích cho xã hội, là người thành công trong cuộc sống và luôn được mọi người kính trọng, tin yêu...

– Học sinh có cách diễn đạt ý sâu sắc, thuyết phục 0,75 – 1,0 điểm

– Học sinh diễn đạt còn chung chung, chưa hết ý: 0,25 – 0,5 điểm.

1,0
  8 – HS đưa ra quan điểm cá nhân về câu thơ giáo huấn tâm đắc nhất, lí giải hợp lí

– Học sinh nêu được bài học phù hợp

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được câu thơ giáo huấn tâm đắc nhất: 0, 5 điểm

– Học sinh nêu được bài học phù hợp, diễn đạt thuyết phục, mạch lạc, rõ ý: 0,5 điểm.

– Học sinh nêu được câu thơ giáo huấn và rút ra bài học chung chung, diễn đạt sáo rỗng, chưa hết ý: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

0, 5

 

0,5

    VIẾT: Thuyết minh về một lễ hội văn hóa tại địa phương 4,0
 

 

 

 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc:

Mở bài, giới thiệu khái quát về một lễ hội văn hóa tại địa phương. Thân bài, thuyết minh làm rõ về nét đặc sắc của lễ hội văn hóa đó. Kết bài, khẳng định ý nghĩa của lễ hội văn hóa trong đời sống văn hóa tinh thần…

0,25
b. Xác định đúng vấn đề

Thuyết minh về một lễ hội văn hóa tại địa phương: tên gọi lễ hội, địa điểm diễn ra lễ hội.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Nguồn gốc, lí do ra đời lễ hội văn hóa (một giai thoại, một sự kiện trong lịch sử liên quan đến lễ hội)

– Cảnh quan, không khí, diễn biến, các hoạt động diễn ra trong lễ hội, đối tượng tham gia lễ hội

+ Theo trình tự thời gian: Chuẩn bị – bắt đầu – các hoạt động của buổi lễ hội – kết thúc lễ hội

+ Theo trình tự không gian: Ngoài khu vực tổ chức lễ hội – Trong khu vực tổ chức lễ hội.

– Nét đặc sắc nổi bật (đặc biệt) mang bản sắc riêng của lễ hội.

– Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hóa của địa phương nói riêng và của dân tộc ta nói chung

Hướng dẫn chấm:

– Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm.

– Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,5 điểm.                                                                                             

2,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5
Tổng 10,0

 

Lưu ý khi chấm bài: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh; linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm, tránh áp đặt quan điểm chấm và cho điểm một cách máy móc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *