Đề văn 11 Bố con ông gác máy bay trên núi Cối Kê, Kim Lân

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

(Lược đoạn đầu: Tư Mủng là một người nông dân nhưng không có đất, phải đi làm mướn. Cực

khổ quá, cả gia đình ông đã dắt díu nhau lên mạn Thái Nguyên để khai phá đất hoang. Ở vùng đất mới, vì có lỗ tai thính, có thể nghe tiếng máy bay của địch từ rất xa nên ông Tư Mủng được úy ban tín nhiệm, bầu làm người gác máy bay. Mọi sinh hoạt của thị xã nhất nhất tuân theo hiệu lệnh kẻng của ông từ trên núi Cối Kê vọng xuống. Nhưng có một lần, máy bay bất ngờ lên vào ban đêm. Ông Tư Mủng vội vàng lao ra đầu núi để đánh kẻng báo động. Bị bất ngờ, dân thị xã cuống cuồng chạy xuống hầm. Những hàng hóa đem bán ở chợ, trong đêm tối, bị người ta dẫm nát. Những nải chuối vợ ông đem xuống chợ bán cũng cùng chung số phận. Khi trở về, vợ ông đâm ra nản chí, muốn bỏ vùng đất này mà đi).

Hay là đi! Có lẽ đến phải dọn đi thật. Nghĩ vậy ruột gan ông đã đau thắt lại. Mảnh đất này đã gấn bó với ông tựa xương thịt rồi. Từng hốc đá, từng búi cỏ trên mảnh đất ông đang sống đây, không chỗ nào không mang dấu tích, bóng dáng vợ con ông. Gia đình ông đã sửa sang, chăm bẵm cho nó từng ngày, từng ngày. Cái sân phẳng phiu trước nhà bây giờ, khi vợ chồng ông mới lên là một bãi mây gai chằng chịt với sim mua, cỏ rậm. Chỗ kê cái chuồng gà ấy có một ổ rắn, mẹ con nằm cuộn tròn trong hốc đá. Ngày ấy tứ bề gai góc, đêm đêm cầy cáo vẫn về bắt gà bắt vịt, vợ chồng ông có hôm phải nhịn cơm vỡ rậm. Bao nhiêu năm giờ mới thành thân được miếng đất như thế này. Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu nước mắt đã đổ xuống! Chính lúc ông nảy ra cái ý muốn bỏ đi lại là lúc ông muốn bám chằng lấy nó. Ông lại muốn được cuốc, xới, được sống mãi trên mảnh đất cheo leo này.

(Lược một đoạn: Rồi ông Tư Mủng quyết định ở lại, ở lại vì mảnh đất mình đã nhọc công khai phá, ở lại vì bà con thị xã cần có ông gác máy bay. Ông đào thêm nhiều hầm để đối phó với tình hình mới. Một lần, máy bay lên bất ngờ, vì lao ra cứu đứa con đang mải chơi ngoài đầu núi, ông bị trúng đạn và bị thương, phải vào viện chạy chữa. Vắng ông, cuộc sống của người dân trở nên nhốn nháo, bất an. Dù Ủy ban đã cử người thay thế, nhưng người đó không thể dự báo chính xác cho họ biết khi nào máy bay đến. Rồi ông Tư Mủng trốn viện về…).

Ối giời ơi, kìa ông Tư. Ông Tư Mủng! Làm thế nào đã về được? Sao bảo còn phải lâu lắm kia mà

Ông bỏ nón, đi lại bên bác phó cạo, ghé vào tai nói nho nhỏ:

 

Tôi trốn. Nằm ở trong ấy ngày ngày cũng nghe máy bay nó bắn phá, sốt ruột quá, tôi bỏ trốn về… Tôi tạt vào đây định nhờ bác một việc. Chiều nay hay ngày mai, lúc nào tiện bác vào trong bệnh viện lấy giùm cho gói quần áo và mấy thứ lặt vặt…

 

Được, được, ông cứ yên trí…

 

Dứt lời bác chạy ra cửa dõng dạc gọi sang bác hàng phở gánh vẫn đỗ dưới cây bàng rườm rà bên kia đường:

Này làm cho một bát nhé! Làm thật ngon vào. Có ông Tư Mủng vừa ở bệnh viện ra đấy.

Ông Tư Mủng về đấy à? Có ngay!

Bác hàng phở reo lên vui sướng. Tiếng dao thớt tức thì rền phăm phắp.

Những người quanh đấy nghe ông Tư Mủng về đổ xô cả lại tíu tít, thăm hỏi. Bác hàng bánh đưa bánh. Ông hàng kẹo đưa kẹo. Bà cụ hàng nước già lọng khọng cũng rót một cốc nước chè tươi đầy và gói “Hoa Lư”1 còn nguyên chưa bóc tem vào mời ông Tư. Bác hàng phở làm xong bát phở không len chân vào được, gắt gỏng, quát tháo ầm ĩ lên.

Ông Tư đỏ văng cả mặt, cuống quýt, chối đây đẩy không dám nhận. Ông cảm động quá, nước mắt chỉ muốn trào ra. Ông vừa ngượng ngập, vừa vụng về, ấp úng nói chẳng lên lời. Bốn, năm năm giời nay, bây giờ ông mới được gặp bà con trong phố 2. Được nhìn mặt từng người và thấy rõ sự săn sóc ân cần của từng người trên những khuôn mặt hồ hởi ấy.

  • Nào ông Tư Mủng đâu! Xem mặt ông Tư Mủng nào. Bao nhiêu năm chỉ được nghe thấy tiếng kẻng mà không được nom thấy người đây.
  • Gớm ông Tư Mủng về đúng dịp quá. Cả thị xã đang thất điên bát đảo vì kẻng đấy ông ạ.
  • Xê ra! Xê ra nào! Kìa ông xơi đi chứ. Nguội hết cả của người ta rồi!

Ngoài đường lại thấy ba bốn tốp người nữa đang kéo vào; cả ông già, bà cả, cả mấy ông chủ hàng cơm và mấy cô hàng xén, hàng vải nữa…

Thôi thôi, tôi không lấy đâu. Tôi không ăn đâu. Tôi vẫn còn no mà, – Ông nhăn nhó nói với mọi người, – Các cụ, các bà, các bác cùng nghe tôi, tản ra, tản hết ra đừng kéo đông đến thế này, máy bay nó ập đến thì chết. Thôi tôi cũng phải về đây. […]

(Bố con ông gác máy bay trên núi Cối Kê, Kim Lân, Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội, 2018)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên chủ yếu sử dụng điểm nhìn trần thuật của ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây: (1,0 điểm)

  • Nào ông Tư Mủng đâu! Xem mặt ông Tư Mủng nào. Bao nhiêu năm chỉ được nghe thấy tiếng kẻng mà không được nom thấy người đây.
  • Gớm ông Tư Mủng về đúng dịp quá. Cả thị xã đang thất điên bát đảo vì kẻng đấy ông ạ.
  • Xê ra! Xê ra nào! Kìa ông xơi đi chứ. Nguội hết cả của người ta rồi!

Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về hình tượng nhân vật Tư Mủng trong văn bản? (1,0 điểm)

  • Hoa Lư: một nhãn hiệu thuốc lá.
  • Bởi ông Tư Mủng phải ở luôn trên núi để gác máy bay và đánh kẻng báo hiệu, nên không được xuống phố.

 

Câu 5. Theo anh/chị, nhân vật ông Tư Mủng trong văn bản ở trên và nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” (Ngữ văn 9) có đặc điểm gì giống nhau? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được

 

sử dụng trong đoạn thơ sau:

 

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

 

Đem gửi hương cho gió phũ phàng!

 

Mất một đời thơm trong kẽ núi,

 

Không người du tử đến nhằm hang!

 

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,

 

Là truyền tin thắm gọi tình yêu.

 

Song le hoa đợi càng thêm tủi:

 

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

 

Tản mác phương ngàn lạc gió câm,

 

Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;

 

Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,

 

Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

 

[…]

 

(Trích Gửi hương cho gió, Xuân Diệu, in trong Thơ Xuân Diệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2023)

 

Câu 2. (4,0 điểm)

 

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi.

     
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên chủ yếu sử dụng điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện. 0,5
  2 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. 0,5
  3 Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích là: 1,0
    – Sử dụng các từ mang tính khẩu ngữ: nào, đâu, gớm, quá.  
    – Sử dụng các câu tỉnh lược: Xê ra! Xê ra nào! Kìa ông xơi đi chứ. Nguội  
    hết cả của người ta rồi!  
  4 Nhận xét ngắn gọn về hình tượng nhân vật Tư Mủng: 1,0
    5  

 

 

    – Là một người nông dân yêu đất đai, yêu lao động.  
    – Là một người nông dân yêu nước, yêu đồng bào bằng tình yêu giản dị,  
    chất phác.  
    – Là người được mọi người dân yêu mến.  
  5 Nhân vật ông Tư Mủng trong văn bản ở trên và nhân vật ông Hai trong 1,0
    truyện ngắn “Làng” có đặc điểm giống nhau là: họ đều là những người  
    nông dân có tình yêu làng quê, đất nước sâu nặng, và tình yêu ấy ở họ  
    rất giản dị, thuần hậu, chất phác.  
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tính đa nghĩa 2,0
    của hệ thống hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ.  
       
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
    Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)  
    của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,  
    quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tính đa nghĩa của hệ thống hình 0,25
    ảnh được sử dụng trong đoạn thơ.  
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. 0,5
    Sau đây là một số gợi ý:  
    – Nghĩa tả thực: bài thơ nói về những bông hoa đẹp nhưng ở nơi rừng  
    sâu hoang vắng, dù đã có gió đưa mùi hương bay đi, nhưng cũng không  
    có một ai tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa. Cuối cùng, hoa tàn  
    rụng trong cô quạnh.  
    – Nghĩa biểu tượng:  
    + Hình ảnh “hoa đẹp nở trong rừng thẳm” là biểu tượng cho những tấm  
    lòng tươi trẻ, đang độ rực rỡ, đang độ khao khát tình yêu.  
    + Những bông hoa “gửi hương cho gió”, đó chính là khát vọng muốn  
    gặp được người trong mộng, người yêu, người tri âm tri kỉ của lòng mình.  
    + Nhưng rồi khát vọng ấy không được đền đáp, tấm lòng không kiếm  
    được kẻ tri âm, tuổi trẻ dần tàn theo năm tháng trong cô đơn, lạnh lẽo.  
    => Đoạn thơ cho ta thấy được nỗi cô đơn rợn ngợp, tấm lòng khát khao  
    giao cảm với cuộc sống, một nét rất đặc trưng trong phong cách thơ Xuân  
    Diệu.  
       
    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5
    – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  
    triển khai vấn đề nghị luận.  
    – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.  
    – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,  
    phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.  
    đ. Diễn đạt: 0,25
    Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong  
    đoạn văn.  
    e. Sáng tạo: 0,25
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của 4,0
    anh/chị về quan niệm: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi.  
       
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: 0,25
    6  

 

 

    Nghị luận xã hội.  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về quan niệm: Yêu 0,5
    thương cho đi là yêu thương còn mãi.  
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0
    Tham khảo:  
    1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về  
    vấn đề:  
    – Suy nghĩ về quan niệm: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi.  
    – Đây là một quan niệm tích cực, mang nhiều ý nghĩa.  
    2. Triển khai vấn đề nghị luận:  
    2.1. Giải thích:  
    Khi ta trao cho người khác tình yêu thương, thì tình yêu thương đó sẽ  
    mãi tồn tại trong lòng ta, trong lòng người được trao gửi, và người được  
    trao gửi cũng sẽ đáp lại ta bằng tình yêu thương.  
    2.2. Bản luận về tính đúng đắn của quan niệm:  
    Quan niệm trên là đúng đắn, bởi vì:  
    – Khi ta trao cho người khác tình yêu thương, ta sẽ thấy tâm hồn mình  
    trở nên trong sáng và tươi đẹp. Sự trao đi đó để lại một dư âm êm dịu,  
    đẹp đẽ và bền lâu trong lòng ta, đúng như có người nói: Bàn tay trao tặng  
    hoa hồng cũng phảng phất hương thơm.  
    – Khi ta trao đi yêu thương, người được trao gửi sẽ cảm nhận được tấm  
    lòng yêu thương của ta, từ đó họ cũng sẽ trao lại ta tình yêu mến của họ.  
    Đó là điều kiện để duy trì mối quan hệ bền lâu và tốt đẹp, giúp cho tình  
    yêu thương được vững bền.  
    – Khi ta trao yêu thương cho người khác, người khác cũng sẽ nhận ra họ  
    cần phải biết yêu thương những người khác nữa. Tình yêu thương do đó  
    được lan tỏa.  
    v.v…  
    2.3. Phê phán những quan điểm sai lệch:  
    – Phê phán những người sống vị kỉ, không biết yêu thương người khác.  
    – Phê phán những người không hiểu đúng nghĩa của hai chữ yêu thương:  
    họ quy lụy, nuông chiều người khác, khiến cho người khác không biết  
    tỉnh ngộ để thay đổi.  
    3. Rút ra bài học cho bản thân:  
    – Nhận thức được tính đúng đắn của quan niệm: Yêu thương cho đi là  
    yêu thương còn mãi.  
    – Học cách sống biết yêu thương người khác.  
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5
    – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  
    triển khai vấn đề nghị luận.  
    – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.  
    – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,  
    phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.  
    đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn 0,25
    bản.  
    e. Sáng tạo: 0,5
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  
    7  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *