Đề thi ngữ văn 11 ,Chợ nổi Cà Mau – Chút tình sông nước, Nguyễn Ngọc Tư

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Không biết bây giờ bạn đang lang thang ở đâu, lên Sa Pa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng

Nam Định, không biết đang sì sụp ăn ốc nóng ở chợ Âm Phủ – Đà Lạt hay về miền tây Nam Bộ xuôi thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi?

Nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, quãng cuối sông Gành Hào, đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc, người ta có thể nhìn thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Không biết chợ đã hình thành từ khi nào, phải chăng từ những chiếc ghe thương hồ3 xuôi ngược một hôm neo đậu gần nhau để mồi xin chút lửa, trao đổi cho nhau nắm gạo lứt, tấm vải bố tời, trái bầu, trái bí… mà nên một xóm chợ trên sông đông đúc, sung túc nhất đồng bằng như bây giờ?

  • Thương hồ: người làm nghề buôn bán trên sông nước.

Sao bạn lại không thể cùng tôi dạo chợ trên sông, đi từ buổi sớm mai trong lành để ngắm xóm chợ tươi tắn, nhiều màu sắc và lạ lùng trong con mắt người xứ khác. Mà, sao lại là buổi mai? Vì chợ lúc bình minh lên như thời thơ ấu của một đời người, đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi bảng lảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm4 lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Buổi sớm mai, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các chị, các dì bán hàng ăn sáng, mùi thơm của các loại bánh lan tỏa xa hơn cả tiếng rao hàng, là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm ngàn con sông, rạch để bỏ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sông rạch cho chuyến buôn xa. Buổi của những chủ ghe tất bật bày biện sao cho mớ hàng hóa của mình mới mẻ, tươi tắn và tinh tươm nhất.

Ngày trước, chợ trên sông Cà Mau cũng giống như nhiều chợ nổi đồng bằng khác, buôn bán rất nhiều mặt hàng từ nhu yếu phẩm đến thực phẩm, nghe kể, chợ bán cả bàn ghế, giường ngủ, tủ thờ… Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những ghe hàng bông lưu động đến tận nhà người dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tươi, những thứ rau, trái miệt vườn. Với khách đường xa, đi chợ trên sông là để xem, để khám phá cái nguyên khí một miền quê lạ. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, bạn chỉ cần biểu em gái chèo đò chèo chậm thôi, thong thả thôi ngang qua chợ. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng nào mà bỏ đi. Cầm lòng được sao với cái màu đỏ thanh thao của trái đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà…

Mỗi chiếc ghe neo đậu ở đây là một ngôi nhà, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp là vậy, nhưng khách thương hồ lại có tâm hồn hiếu khách, hào sảng, rộng rãi. Bạn đến, họ sẽ chẳng hẹp lòng gì mà không mời bạn nếm thử miếng dưa gang thanh thao, cái thơm ngọt lạ lùng của trái dừa nước, thử cái vị chua chua của trái dâu, trái khế quê nhà. Nếu bạn lỡ phải lòng cô bán hàng duyên dáng nào đó thì xin hẹn ước mau mau, để chần chừ về nhà rồi quay trở lại, sợ rằng sẽ đứng trên chiếc đò nhỏ chao trên sóng (hay lòng của ta chao) nhìn cây cọc buộc ghe vắng một sợi dây quen, có buồn lắm thì cũng đành hát “người đã đi rồi khôn níu lại”. Biết làm sao được, bản chất của xóm chợ này là vậy, hợp rồi tan như lục bình trôi, như bèo dạt.

Tôi luôn nuôi một niềm hy vọng sẽ cùng bạn lênh đênh trên chợ nổi quê mình. Khoe cái sầm uất, rộn ràng của chợ buổi sáng, buổi trưa, cho bạn cảm nhận cái man mác buổi chiều. Cái man mác buồn đúng là của một chiều phố núi nào đó, một xóm nhỏ heo hút nào đó nhưng ở trên sông này vẫn có nét riêng. Những chiều tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đậu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe. Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm nghi ngút khói, những người đàn ông xếp bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời. Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mũi ghe câu cá chốt, cá mè. Những cô con gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi tìm niềm vui bằng việc nụm nịu chăm nom cho mấy bụi hẹ, chòm rau húng lủi, vài cây ớt ốm nhom trong cái khạp bể để trên mui ghe mà nghe phảng phất niềm thương nhớ đất.

Bình dị vậy mà chợ nổi quê tôi đã đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức tranh, bức ảnh. Những

  • Khẳm: nặng.

 

văn nghệ sỹ đến, làm nên tác phẩm rồi đi mà vẫn hẹn lòng quay lại bởi niềm hứng khởi trước những vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng của miền sông nước mãi mãi không bao giờ cạn.

Vậy sao bạn còn chưa đến với đất quê tôi? Nước sông Gành Hào ngày ngày ra biển rồi lại quay về há không phải vì không nỡ xa, không phải vì thương nhớ chợ nổi Cà Mau đó sao? Sông còn vậy, huống chi người?

(Chợ nổi Cà Mau – Chút tình sông nước, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm

Câu 2. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng phổ biến trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (1,0

điểm)

Câu 4. Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình được thể hiện trong văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Qua đoạn văn: Nước sông Gành Hào ngày ngày ra biển rồi lại quay về há không phải vì không nỡ xa, không phải vì thương nhớ chợ nổi Cà Mau đó sao? Sông còn vậy, huống chi người?, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp đó có tác động như thế nào đối với anh/chị? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra sự độc đáo trong cấu tứ của bài thơ sau: Anh đứng trên cầu đợi em

Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm

Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy

Nước chảy bên lòng, anh đợi em

Anh đứng trên cầu nắng hạ

Nắng soi bên ấy lại bên này

Đợi em. Em đến? Em không đến?

Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!

Anh đứng trên cầu đợi em

Đứng một ngày đất lạ thành quen

Đứng một đời đất quen thành lạ

Nước chảy… kìa em, anh đợi em.

(Đợi, Vũ Quần Phương, in trong Vầng trăng trong chiếc xe bò, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998)

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp hình thành lối sống năng động trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên viết về đề tài: Chợ nổi Cà Mau. 0,5
  2 02 phương thức biểu đạt được sử dụng phổ biến trong văn bản: miêu tả 0,5
    và biểu cảm.  
  3 Văn bản trên có thể được chia làm ba phần: 1,0
    – Phần 1 (từ đầu đến sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi?):  
    Lời mời gọi về thăm chợ nổi Cà Mau.  
    – Phần 2 (tiếp theo đến đặc trưng của miền sông nước mãi mãi không  
    bao giờ cạn.): Những nét đặc trưng của chợ nổi Cà Mau.  
    – Phần 3 (còn lại): Một lần nữa tha thiết mời gọi mọi người về với chợ  
    nổi Cà Mau.  
       
  4 Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình được thể hiện trong văn 1,0
    bản:  
    – Yếu tố tự sự: lời kể về quá trình hình thành, những đặc trưng, những  
    thăng trầm biến đổi của chợ nổi Cà Mau.  
    – Yếu tố trữ tình: tình cảm yêu mến, tự hào đối với chợ nổi Cà Mau, qua  
    đó cũng cho thấy sự am hiểu sâu sắc, tình yêu thiết tha của tác giả đối  
    với quê hương xứ sở.  
    – Yếu tố tự sự và trữ tình kết hợp chặt chẽ, nhuần nhị, trong đó, tự sự là  
    cốt, để từ đó yếu tố trữ tình nương theo mà bộc lộ một cách tự nhiên.  
  5 – Qua đoạn văn: Nước sông Gành Hào ngày ngày ra biển rồi lại quay về 1,0
    há không phải vì không nỡ xa, không phải vì thương nhớ chợ nổi Cà Mau  
    đó sao? Sông còn vậy, huống chi người?, tác giả muốn gửi gắm thông  
    điệp:  
    + Mời gọi người ở các nơi hãy đến thăm chợ nổi Cà Mau.  
    + Nhắc nhở những người con của Cà Mau hãy luôn nhớ về quê hương  
    xứ sở.  
    – Thông điệp đó nhắc nhở chúng ta phải luôn biết yêu quê hương xứ sở  
    của mình, luôn biết lắng lòng để nhìn ra và nâng niu, trân trọng những  
    vẻ đẹp sâu thẳm mà bình dị của quê hương.  
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra sự độc đáo trong cấu tứ 2,0
    của bài thơ.  
       
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
    Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)  
    của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,  
    quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chỉ ra sự độc đáo trong cấu tứ 0,25
    của bài thơ.  
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. 0,5
    Sau đây là một số gợi ý:  
    – Bài thơ có cấu tứ rất độc đáo. Xuyên suốt bài thơ là hai cặp hình ảnh  
    đối lập nhau: tĩnh và động. Anh, cây cầu và hành động “đợi em” là tĩnh;  
    còn nước chảy, thời gian là những yếu tố động.  
    8  

 

 

    – Yếu tố động ngày càng được tăng cấp: ngày đêm, mùa, một đời người;  
    trong khi yếu tố tĩnh thì vẫn vậy, nghĩa là dù có bao nhiêu nước chảy qua  
    cầu, dù có bao nhiêu ngày tháng trôi qua, thì anh vẫn đứng đó đợi em.  
    – Cấu tứ độc đáo đó đã giúp tác giả thể hiện một tư tưởng thâm trầm, sâu  
    sắc: sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của lòng chung thủy có thể giúp  
    con người trụ vững trước mọi sự biến đổi; hay nói cách khác, dù năm  
    tháng qua đi, dù vật đổi sao dời, nhưng không gì có thể thay đổi hay làm  
    hao khuyết được tình yêu của anh dành cho em.  
       
    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5
    – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  
    triển khai vấn đề nghị luận.  
    – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.  
    – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,  
    phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.  
    đ. Diễn đạt: 0,25
    Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong  
    đoạn văn.  
    e. Sáng tạo: 0,25
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của 4,0
    anh/chị về các giải pháp hình thành lối sống năng động trong bối  
    cảnh xã hội hiện nay.  
       
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: 0,25
    Nghị luận xã hội.  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về các giải pháp hình 0,5
    thành lối sống năng động trong bối cảnh xã hội hiện nay.  
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0
    Tham khảo:  
    1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về  
    vấn đề:  
    – Vấn đề hình thành lối sống năng động.  
    – Đây là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nhất là đối với các bạn trẻ  
    trong xã hội hiện nay.  
    2. Triển khai vấn đề nghị luận:  
    2.1. Giải thích:  
    Sống năng động là lối sống trong đó con người luôn tích cực, chủ động  
    trước hoàn cảnh, không ngại dấn thân để khám phá cái mới.  
    2.2. Các giải pháp hình thành lối sống năng động:  
    – Tích cực tham gia các hoạt động tập thể bổ ích.  
    – Sắp xếp thời gian rảnh rỗi để khám phá một kiến thức mới.  
    – Tranh thủ thời gian đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm.  
    – Giao du, kết bạn với những người năng động.  
    2.3. Lợi ích của lối sống năng động:  
    – Giúp chúng ta trở nên linh hoạt, dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh  
    của cuộc sống.  
    – Giúp chúng ta chủ động nắm bắt thời cơ.  
    – Luôn sống vui vẻ và tràn đầy năng lượng.  
    9  

 

 

    3. Rút ra bài học cho bản thân:  
    – Nhận thức được lợi ích của lối sống năng động.  
    – Xây dựng, hình thành cho mình một lối sống năng động, tích cực.  
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5
    – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  
    triển khai vấn đề nghị luận.  
    – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.  
    – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu,  
    phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.  
    đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn 0,25
    bản.  
    e. Sáng tạo: 0,5
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  
    ĐÁP ÁN ĐỀ 4  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *