Đề tự luận Bài học đầu cho con Đỗ Trung Quân

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON

     (Đỗ Trung Quân)

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

(Đỗ Trung Quân, tập thơ Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa – Huế, 1991)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?

Câu 3: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

 

“Quê hương là con diều biếc

  Tuổi thơ con thả trên đồng”

Câu 5: Hình ảnh cầu tre nhỏ trong câu thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ” được hiểu như thế nào?

Câu 6: Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

Câu 7: Bạn có nghĩ rằng quê hương luôn là dấu ấn sâu sắc trong mỗi người con xa xứ không? Vì sao?

Câu 8: Trong bài thơ quê hương, Tế Hanh viết:

 “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

   Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi,

  Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

  Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Em hãy so sánh tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương trong đoạn thơ trên với Đỗ Trung Quân trong “Bài học đầu cho con”?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân.

Hướng dẫn chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Thể thơ 6 chữ.

Câu 2: Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh:

Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ…

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.

Câu 4: – Biện pháp tu từ: So sánh

– Tác dụng:

+ Làm cho hình ảnh được so sánh trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

+ Hình ảnh quê hương trở nên gần gũi, bình dị, quen thuộc hơn

Câu 5: Hình ảnh cầu tre nhỏ trong câu thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ” được hiểu: Quê hương gắn liền với những hình ảnh gần gũi, bình dị và những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

Câu 6: Thông điệp:

Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt đối với mỗi người, phải biết nhớ quê hương và có trách nhiệm với quê hương.

Câu 7: Đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục.

Câu 8: So sánh tình cảm của hai tác giả đối với quê hương:

– Giống nhau: Cả 2 tác giả đều dành tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương.

– Khác nhau:

+ Với Tế Hanh đó là tình cảm dành cho một vùng quê cụ thể ở vùng sông nước (Quê hương của nhà thơ).

+ Với Đỗ Trung Quân quê hương là những hình ảnh bình dị, gần gũi mà bất cứ ai cũng có tình cảm như tác giả.

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

“Bài học đầu cho con” là một bài thơ của Đỗ Trung Quân và còn được biết đến với cái tên Quê hương. Bài thơ này được đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ. Vào những năm ấy nó đã rất nổi tiếng và được nhiều thế hệ yêu thích. Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là một tác phẩm thơ tình đẹp, sâu sắc với nội dung giàu ý nghĩa và nghệ thuật sáng tạo. Bài thơ không chỉ là một lời tri ân đối với người con, mà còn là một tuyên ngôn về tình cha mẹ và giáo dục.

Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

– Chủ đề của bài thơ: Quê hương là những gì dân dã, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ mà đầy ắp tình yêu thương. Quê hương là nơi gắn liền với lời mẹ hát ru, là nơi chôn nhau cắt rốn, con được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành.

– Hình ảnh: Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều
biếc, con đò nhỏ, cầu tre, hoa bí, mồng tơi, dâm bụt, hoa sen trắng…

=> Gợi tả hình ảnh chân thực, sinh động, gần gũi, thân thương về quê hương, giúp người đọc cảm nhận được cảnh vật, thiên nhiên bình yên và tình người ấm áp, chân thành và giàu tình yêu thương.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Sự phát triển của hình tượng chính

Bài thơ chứa đựng nhiều biểu tượng và hình ảnh tượng trưng, như “ngôi nhà tâm hồn,” “bức tranh màu,” hay “giáo viên bằng tình thương.” Những biểu tượng này không chỉ làm phong phú thêm nghệ thuật của bài thơ mà còn tạo ra những lớp ý nghĩa sâu sắc, mời gọi người đọc suy ngẫm và cảm nhận tình cảm sâu sắc của tác giả.

– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

+ Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp2/4

+ Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Trong đó cụm từ “quê hương là” được lặp lại rất nhiều lần, khẳng định đa nghĩa về khái niệm của nó.

+ Câu hỏi tu từ thật ngọt ngào “Quê hương là gì hở mẹ”. Câu hỏi được lặp lại nhằm nhấn mạnh sự da diết, lưu luyến.

+ Ngôn ngữ hình ảnh thơ đa màu sắc, sinh động, gợi nhớ về kỷ niệm.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

So sánh với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh:

– Giống nhau: Cả 2 tác giả đều dành tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương.

– Khác nhau:

+ Với Tế Hanh đó là tình cảm dành cho một vùng quê cụ thể ở vùng sông nước (Quê hương của nhà thơ).

+ Với Đỗ Trung Quân quê hương là những hình ảnh bình dị, gần gũi mà bất cứ ai cũng có tình cảm như tác giả.

Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

Bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp về mặt nghệ thuật mà còn là một bài học về cuộc sống, tình thân, và trách nhiệm giáo dục. Tác giả đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp sâu sắc qua từng dòng thơ, để lại ấn tượng mạnh mẽ và những suy nghĩ tích cực về giáo dục và gia đình.

Bài viết tham khảo

“Bài học đầu cho con” là một bài thơ của Đỗ Trung Quân và còn được biết đến với cái tên Quê hương. Bài thơ này được đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ. Vào những năm ấy nó đã rất nổi tiếng và được nhiều thế hệ yêu thích. Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là một tác phẩm thơ tình đẹp, sâu sắc với nội dung giàu ý nghĩa và nghệ thuật sáng tạo. Bài thơ không chỉ là một lời tri ân đối với người con, mà còn là một tuyên ngôn về tình cha mẹ và giáo dục.

Quê hương là những gì dân dã, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ mà đầy ắp tình yêu thương. Quê hương là nơi gắn liền với lời mẹ hát ru, là nơi chôn nhau cắt rốn, con được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành. “Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”. Và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, như trong truyện cổ tích vậy.
Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng qua những kỉ niệm bình dị và ngọt ngào với cầu tre nhỏ, với nón lá mẹ đội, với hoa cỏ đồng nội và với những giấc ngủ đêm hè. Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân, nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4. Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động. Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân khép lại mà dư âm vẫn còn vương vấn trong tâm hồn mỗi bạn đọc. Cảm ơn tiếng thơ của tác giả đã giúp mỗi chúng ta nhận ra vẻ đẹp dung dị, gần gũi mà gắn bó của miền quê yêu dấu.

Nội dung của bài thơ tập trung vào thông điệp về sự quan trọng của việc dạy dỗ, hướng dẫn con cái. Tác giả không chỉ đề cập đến những kiến thức học thuật mà còn chạm đến những bài học về đạo đức, lòng nhân ái, và khả năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Bằng những ví dụ và hình ảnh mô tả sống động, bài thơ mang đến cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về giá trị của việc truyền đạt kiến thức và lòng nhân ái cho thế hệ tương lai.

Nghệ thuật của bài thơ nằm ở sự linh hoạt của ngôn từ, cấu trúc câu, và khả năng tạo hình văn bản. Tác giả sử dụng ngôn ngữ hình ảnh mạch lạc, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận tinh thần của bài thơ. Cấu trúc câu thơ linh hoạt, với sự xen kẽ giữa những câu thơ ngắn và dài, tạo ra một nhịp điệu nhẹ nhàng và cuốn hút.

Đặc biệt, bài thơ chứa đựng nhiều biểu tượng và hình ảnh tượng trưng, như “ngôi nhà tâm hồn,” “bức tranh màu,” hay “giáo viên bằng tình thương.” Những biểu tượng này không chỉ làm phong phú thêm nghệ thuật của bài thơ mà còn tạo ra những lớp ý nghĩa sâu sắc, mời gọi người đọc suy ngẫm và cảm nhận tình cảm sâu sắc của tác giả.

Tóm lại, bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp về mặt nghệ thuật mà còn là một bài học về cuộc sống, tình thân, và trách nhiệm giáo dục. Tác giả đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp sâu sắc qua từng dòng thơ, để lại ấn tượng mạnh mẽ và những suy nghĩ tích cực về giáo dục và gia đình.

Dàn ý và bài văn  phân tích cấu tứ bài thơ Bài học đầu cho con

Dàn ý chi tiết:

  1. Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

– Xác định rõ trọng tâm vấn đề được bàn luận trong bài viết (cấu tứ độc đáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh).

+ Đỗ Trung Quân là một nhà thơ lớn của Việt Nam, nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng…  Thơ của ông mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. “ Bài học đầu cho con” là một trong những bài thơ rất đặc sắc của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Với chủ đề chính là thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương đất nước thông qua lời nhắn nhủ dặn dò đứa con thân yêu của mình. Qua đó, tác giả gửi gắm tình yêu quê hương đất nước nồng nàn cùng những bài học ý nghĩa.

+ Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua cấu tứ và hình ảnh thơ.

Thân bài:

Hoàn cảnh, xuất xứ, nhan đề:

– Bài thơ “ Bài học đầu cho con” hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc “Quê hương” là một bài thơ hay của Đỗ Trung Quân được đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ. Sau được in trong tập thơ “Cỏ hoa cần gặp” (1991). Bài thơ này nhanh chóng được yêu thích và được phổ nhạc thành những câu hát mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn thường nghe

Nhan đề bài thơ: Là lời dặn dò của người mẹ với đứa con thân yêu về tình yêu quê hương, đất nước

Cấu tứ và hình ảnh thơ:

Trong bài thơ “Quê hương” tác giả miêu tả quê hương một cách thân thuộc, giản dị nhưng đầy ý nghĩa qua việc lựa chọn những hình ảnh cây cối, con vật, sự vật trong cuộc sống ở mọi miền quê đất nước để người đọc hình dung về quê hương mình.

– Trở đi trở lại trong bài thơ là hình ảnh của quê hương trong thắc mắc của đứa trẻ.

– Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ đầy ngọt ngào “quê hương là gì hở mẹ” Câu hỏi được lặp đi lặp lại hai lần nhấn mạnh khát khao và mong mỏi của đứa trẻ, muốn được lý giải về hình ảnh của quê hương đất nước.

– Từ đó tác giả đã có những cắt nghĩa, lý giải rất đơn giản và cụ thể về quê hương đất nước của mình. Quê hương không phải điều gì xa vời, trừu tượng, quê hương là những thứ vô cùng đơn giản và bình dị xung quanh ta.

* Phân tích và đánh giá từng phần của bài thơ

– Câu hỏi được lặp lại hai lần, để nhấn mạnh sự mong mỏi và khao khát của đứa trẻ về khái niệm quê hương và nỗi nhớ trong tim mỗi người khi xa quê hương. Đây vốn đơn thuần chỉ là một câu hỏi đầy ngây ngô của một đứa trẻ nhỏ, đồng thời khơi gợi cảm xúc cho cả bài thơ. Không phải khi còn bé chúng ta vẫn thường hay hỏi bố mẹ mình những câu hỏi như: Quê hương là gì? Quê hương là nơi ta sinh ra, khi ra đi ta luôn nhớ về những kỉ niệm và hình ảnh của nơi đó.

– Quê hương là một chuỗi ký ức, là tuổi thơ hạnh phúc của mỗi người, là nơi mỗi chiều chăn trâu em thả diều trên cánh đồng. Tuổi thơ ở một vùng quê yên tĩnh và an toàn, mọi thứ đều đơn giản và vui vẻ. Kỉ niệm quê hương trong em còn là những cánh đồng bát ngát, nhuộm màu vàng của lúa chín thơm. Quê hương còn là hình ảnh nón lá, dòng sông, cánh diều, cây cầu tre thân thuộc và bình dị ở các vùng quê Việt Nam. Cụm từ “quê hương là” được lặp lại nhiều lần, như muốn khẳng định nhiều nghĩa của nó.

– Trong đoạn thơ tiếp tác giả liệt kê một loạt những hình ảnh thiên nhiên quê hương mình như hoa bí, hoa dâm bụt, hoa râm bụt, hoa sen…. Hình ảnh quê hương muôn màu, muôn hoa đua nở, tươi vui hơn bất cứ nơi đâu.

– Đoạn thơ cuối như một lời nhắc nhở chúng ta rằng hãy luôn nhớ về quê hương. Nhà thơ ví quê hương như một người mẹ, dang vòng tay rộng rãi, ấm áp để đón lấy đàn con thơ trở về. Kể cả khi không có nhà, quê hương vẫn bảo vệ con khỏi bão tố, mưa sa ngoài kia.Quê hương duy nhất chỉ, cũng như mẹ chúng ta, chỉ có một người mẹ duy nhất trong đời.

* Hình ảnh, chi tiết

Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc, bình dị:

– Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học, là con diều biếc, là con đò nhỏ, là vàng hoa bí, dậu mồng tơi, là đôi bờ dâm bụt; là con đường quen thuộc đưa con tới trường; là cánh diều tuổi thơ chở bao ước mơ của con trẻ; là con đò đưa khách sang sông. Không những thế quê hương còn bình dị đến nỗi là màu hoa của bí, của dậu mồng tơi mẹ trồng, là bông sen trắng tinh khôi ngoài ruộng, trên bờ ao…

– Hệ thống hình ảnh góp phần làm nổi bật chủ đề: Quê hương không phải điều gì xa vời, trừu tượng, quê hương là những điều vô cùng đơn giản, bình dị , gắn bó với mỗi người.

– Sự khác biệt của bài thơ so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ.

– Những khả năng hiểu khác nhau với một số yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.

III.  Đánh giá chung

Cấu tứ và hình ảnh thơ góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả, niềm tự hào về mảnh đất nơi mình đã sinh ra, trưởng thành khôn lớn nên người.  Đỗ Trung Quân không thể tóm tắt khái niệm quê hương là gì, vì nó có vô số ý nghĩa. Với mỗi người, quê hương là ký ức, là tâm hồn, là nỗi nhớ, tình yêu…

– Bài thơ đồng thời cũng như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh con người phải luôn biết ơn quê hương, trân trọng quê hương, nếu không biết ơn quê hương, tức là quên đi cội nguồn thì sẽ không bao giờ lớn khôn thành người được.

Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa cúa nó đối với việc đem lại cách nhìn mới, cách đọc mới cho độc giả.

Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc, bình dị nhất, với giọng điệu ngân nga, dạt dào, tha thiết, nhắc nhở mỗi chúng ta về quê hương, gắn bó và thân thuộc đối với mỗi cuộc đời.

Bài viết tham khảo:

Đề tài về Quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, có rất nhiều bài thơ được bạn đọc yêu thích như “ Quê hương “ của Giang Nam, “ Bên kia sông Đuống “ của Hoàng Cầm… Nhắc tới đề tài này không thể không nhắc tới bài thơ “Bài học đầu cho con”  còn được biết tới với nhan đề khác là “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân. Bài thơ là bức tranh bằng ngôn từ đặc sắc về hình ảnh quê hương thân thuộc, giản dị nhưng đầy ý nghĩa với mỗi người.

Với chủ đề chính là thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương đất nước thông qua lời nhắn nhủ dặn dò đứa con thân yêu của mình, tác giả gửi gắm tình yêu quê hương đất nước nồng nàn cùng những bài học ý nghĩa. Trở đi trở lại trong bài thơ là hình ảnh của quê hương trong thắc mắc của đứa trẻ.  Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ đầy ngọt ngào “quê hương là gì hở mẹ” Câu hỏi được lặp đi lặp lại hai lần nhấn mạnh khát khao và mong mỏi của đứa trẻ, muốn được lý giải về hình ảnh của quê hương đất nước. Từ đó tác giả đã có những cắt nghĩa, lý giải rất đơn giản và cụ thể về quê hương đất nước của mình. Quê hương không phải điều gì xa vời, trừu tượng, quê hương là những thứ vô cùng đơn giản và bình dị xung quanh ta.

Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”  của Đỗ Trung Quân, thi sĩ đã sử dụng giải pháp điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp của câu, văn pháp liệt kê và cấu trúc rất lạ mắt của bài thơ. Quang cảnh làng quê trên mọi miền non sông Việt Nam hiện lên thật thân thiết, bình dị nhưng xúc động.

Những cặp câu thơ dần xuất hiện như những thước phim quay chậm, cảnh gần, viễn cảnh, một số mờ đi, một số lớn và một số nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, hầu như cả bài thơ chỉ có nhịp 2/4.

Các câu thơ đều có nhịp độ, cấu trúc giống nhau nhưng vẫn rất nhẹ nhõm, thanh thoát. Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ có làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của tiếng nói? Thi sĩ đã biến điều ko thể thành có thể, được độc giả đón nhận nồng nhiệt với một sự đồng cảm rất tự nhiên.

Mở đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi tu từ đầy ngọt ngào:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Câu hỏi được lặp lại hai lần, để nhấn mạnh sự mong mỏi và khao khát của đứa trẻ về khái niệm quê hương và nỗi nhớ trong tim mỗi người khi xa quê hương. Đây vốn đơn thuần chỉ là một câu hỏi đầy ngây ngô của một đứa trẻ nhỏ, đồng thời khơi gợi cảm xúc cho cả bài thơ. Không phải khi còn bé chúng ta vẫn thường hay hỏi bố mẹ mình những câu hỏi như: Quê hương là gì? Quê hương là nơi ta sinh ra, khi ra đi ta luôn nhớ về những kỉ niệm và hình ảnh của nơi đó.

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Quê hương là một chuỗi ký ức, là tuổi thơ hạnh phúc của mỗi người, là nơi mỗi chiều chăn trâu em thả diều trên cánh đồng. Tuổi thơ ở một vùng quê yên tĩnh và an toàn, mọi thứ đều đơn giản và vui vẻ. Kỉ niệm quê hương trong em còn là những cánh đồng bát ngát, nhuộm màu vàng của lúa chín thơm. Quê hương còn là hình ảnh nón lá, dòng sông, cánh diều, cây cầu tre thân thuộc và bình dị ở các vùng quê Việt Nam. Cụm từ “quê hương là” được lặp lại nhiều lần, như muốn khẳng định nhiều nghĩa của nó.

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Trong đoạn thơ tiếp tác giả liệt kê một loạt những hình ảnh thiên nhiên quê hương mình như hoa bí, hoa dâm bụt, hoa râm bụt, hoa sen…. Hình ảnh quê hương muôn màu, muôn hoa đua nở, tươi vui hơn bất cứ nơi đâu.

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Đoạn thơ cuối như một lời nhắc nhở chúng ta rằng hãy luôn nhớ về quê hương. Nhà thơ ví quê hương như một người mẹ, dang vòng tay rộng rãi, ấm áp để đón lấy đàn con thơ trở về. Kể cả khi không có nhà, quê hương vẫn bảo vệ con khỏi bão tố, mưa sa ngoài kia. Quê hương duy nhất chỉ, cũng như mẹ chúng ta, chỉ có một người mẹ duy nhất trong đời:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi

Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc, bình dị. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học, là con diều biếc, là con đò nhỏ, là vàng hoa bí, dậu mồng tơi, là đôi bờ dâm bụt; là con đường quen thuộc đưa con tới trường; là cánh diều tuổi thơ chở bao ước mơ của con trẻ; là con đò đưa khách sang sông. Không những thế quê hương còn bình dị đến nỗi là màu hoa của bí, của dậu mồng tơi mẹ trồng, là bông sen trắng tinh khôi ngoài ruộng, trên bờ ao…  Hệ thống hình ảnh góp phần làm nổi bật chủ đề: Quê hương không phải điều gì xa vời, trừu tượng, quê hương là những điều vô cùng đơn giản, bình dị, gắn bó với mỗi người.

Cấu tứ và hình ảnh thơ góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả, niềm tự hào về mảnh đất nơi mình đã sinh ra, trưởng thành khôn lớn nên người.  Đỗ Trung Quân không thể tóm tắt khái niệm quê hương là gì, vì nó có vô số ý nghĩa. Với mỗi người, quê hương là ký ức, là tâm hồn, là nỗi nhớ, tình yêu…   Bài thơ đồng thời cũng như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh con người phải luôn biết ơn quê hương, trân trọng quê hương. Bởi dù có đi đến bất cứ đâu, chúng ta luôn có 1 quê hương để trở về, luôn bên cạnh chở che. Sống với quê hương, chúng ta được là chính mình, yên lặng, giản dị, đơn giản nhất.

Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc, bình dị nhất, với giọng điệu ngân nga, dạt dào, tha thiết, nhắc nhở mỗi chúng ta về quê hương, gắn bó và thân thuộc đối với mỗi cuộc đời. Người xưa nói “chạm hồn thơ để ngòi bút có thần”. Với tình yêu quê hương tha thiết, thi sĩ đã vẽ lên bức tranh quê hương với hồn quê, cảnh quê, con người non sông bằng ngòi bút có thần … Biết ơn quê hương mỗi người đều phấn đấu rèn luyện, học hành chăm chỉ để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *