Đề trọng tâm thi TN 2022: Đề chuyên sâu đoạn thơ Sóng – Xuân Quỳnh

MỞ BÀI CHUNG

Đại văn hào Mác-két đã từng nói rất hay về tình yêu: “Con bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên được. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”.Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ.Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh. Bà là một trong số nhà thơ tiêu biểu nhất thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm nhưng cũng đầy lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ là kết tinh sở trường thơ Xuân Quỳnh và đặc biệt thành công trong việc sáng tạo hai hình tượng nghệ thuật đặc sắc là sóngvà em. Bài thơ được xem như một bông hoa lạ giữa vườn thơ chống Mỹ.

 

PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ

Đoạn số 1:

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.155)

  1. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

– Giới thiệu yêu cầu của đề bài:

  1. THÂN BÀI 
  2. Khái quát

          – Hoàn cảnh ra đời:Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền,Thái Bình. Sau đó, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” in 1968.

– Đề tài: Đã là thi sĩ thì ít có ai lại không muốn mượn thơ để gửi gắm vào đó khát vọng tình yêu.Bởi vậy mà các thi sĩ đã tạo ra cả một khu vườn thơ tình yêu lung linh đầy sắc màu. Trong vườn thơ ấy, mỗi nhà thơ lại đem đến một sắc màu riêng lại cảm nhận và thể hiện tình yêu theo một cách riêng. Nếu Xuân Diệu thể hiện một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt,vồ vập, ham hố và đầy nam tính:

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi   yêu  bò lắm  lắm em ơi

Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên  rực rỡ đầy sắc màu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như  xuân  đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử lại là sắc trắng mong manh của một mối tình đơn phương chưa ngỏ… thì trong bài thơ “Sóng”, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã đem đến cho vườn thơ tình yêu một sắc màu mới.  Đó là tình yêu của người phụ nữ rất nữ tính,sôi nổi, say đắm, chân thành và  đầy da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Hình tượng thơ: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy khi đứng trước cửa biển Diêm Điền( Thái Bình), trước muôn ngàn con sóng lớn của đại dương, Xuân Quỳnh đã thổn thức lòng mình và cất lên những vần thơ “ Sóng” đầy xúc cảm.Xuyên suốt  trong bài thơ là hai hình tượng sóng và em. Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng để diễn tả một cách sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình yêu trong trái tim của người phụ nữ. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.Qua hai hình tượng này, nữ thi sĩ đã diễn tả được những cảm xúc phong phú, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực và khát khao yêu thương.

  1. Phân tích đoạn thơ:

2.1. Khổ thơ thứ nhất:     Dữ dội và dịu êm

                              Ồn ào và lặng lẽ

                                        Sông không hiểu nổi mình

                                        Sóng tìm ra tận bể

Những cung bậc khác nhau của con sóng và tâm hồn người phụ nữ đang yêu

– Ngay từ những những câu thơ đầu tiên của bài thơ, người đọc đã có thể cảm nhận được âm điệu và sắc điệu chung của cả bài. Đó là âm điệu của những con sóng ngoài biển cả dạt dào, trùng điệp, vô hồi, vô hồi vô hạn, miên man xô bờ.  Sắc điệu chung là sắc điệu trữ tình sâu lắng khi nhà thơ mượn hình ảnh con sóng để nói đến những cung bậc tình yêu trong trái tim của người phụ nữ.

– Trong hai câu thơ đầu, nghệ thuật đối lập đã được sử dụng một cách rất tinh tế. Các cặp từ đối lập:dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ đã miêu tả trạng thái phức tạp của con sóng ngoài đại dương. Con sóng có lúc êm ái, lắng dịu nhưng cũng có lúc trào dâng mãnh liệt, thậm chí có lúc nó dữ dội đến mức có thể nhấn chìm tất cả. Thông qua hình ảnh con sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn nói đến trạng thái tâm hồn của người phụ nữđang yêu. Mỗi biểu hiện của con sóng đều tương hợp với trạng thái tâm hồn của người con gái. Nhịp thơ 2/3 cộng hưởng với sự hô ứng của thanh điệu ở những cặp từ vế câu, kiểu đối lập song hành đã thể hiện đối cực của sóng biển cũng như nhịp đập bất thường trong trái tim của người con gái đang yêu.

Cách miêu tả những trạng thái đối nghịch, bất thường của con sóng trước hết gợi liên tưởng về trạng thái tâm lí đầy bí ẩn, nhiều khi đầy đối cực trong tâm hồn người phụ nữ. Trạng thái tâm lí ấy cũng từng được miêu tả trong ca dao xưa:

Đưa tay ngắt một cọng ngò

Thươnganh đứt ruột giả đò ngó lơ

Tâm tính người con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn,thậm chí đối lập trong lời nói và hành động như người con gái trong đoạn thơ sau đây:

                                        Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?

 

                                        Lời nói gió thoảng bay

                                        Đôi mắt huyền đẫm lệ

                                        Sao mà anh ngốc thế

                                        Không nhìn vào mắt em

Sóng từ cực này sang cực khác cũng giống như tâm tình của người phụ nữ đang yêu lúc mạnh mẽ, lúc yếu đuối, lúc sôi nổi, lúc bình lặng, suy tư vàcó lúc không thể đứng yên mà luôn dào dạt, nhiều khi lại vô cớ:

Có những đêm vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

Ôi tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên

( Thuyềnvà biển của Xuân Quỳnh )

Điểm gặp gỡ đồng điệu kì lạ ấy giữa sóng và nhân vật em cho thấy sóng là ẩn dụ của em, của khát vọng tình yêu cháy bỏng.

– Ngoài ra, trong hai câu thơ đầu này, thi sĩ Xuân Quỳnh đã thể hiện những cảm nhận rất sâu sắc và tinh tế về tình yêu của người phụ nữ. Nữ thi sĩ nhận ra rằng, dù tâm hồn người phụ nữ đang yêu có đầy phức tạp, dẫu ồn ào, dữ dội đến đâu thì cái căn cốt nhất, cái bản chất nhất, cái có chiều sâu nhất trong tình yêu của người phụ nữ vẫn là sự dịu dàng, nữ tính. Điều đó có thể được cảm nhận rõ quacách lựa chọn và sắp xếp ngôn từ.Các  từ ngữ “lặng lẽ”, “dịu êm” được đặt ở cuối các câu thơ cho thấy sau những “dữ dội”, “ồn ào” vẻ đẹp tình yêu dồn lại, đổ về phía cuối các câu thơ, lắng lại trong “dịu êm” và “lặng lẽ”.

– Hai câu thơ sau của khổ thơ nói về hành trình của con sóng đi từ sông ra bể. Sông và bể là hai khái niệm và hai giới hạn khác nhau, mà trong đó sông là cái gì đó rất giới hạnvà chật hẹp.Ngược lại, biển là cái gì đó mênh mông, rộng lớn bát ngát tưởng đến vô cùng, vô tận. Khoảng cách từ sông ra bể không chỉ là khoảng cách chiều dài từ đầu câu thơ trước đến cuối câu thơ sau mà còn là một cuộc hành trình đầy gian nan và thử thách.Từ “tận” mang sắc thái biểu trưng cho những xa xôi, khó khăn ấy.Con sóng phải vượt qua một hành trình đầy xa xôi, cách trở để tìm thấy và khẳng định giá trị đích thực của nó và nó đã sẵn sàng dấn thân vào một cuộc hành trình không đơn giản để tìm thấy chính mình. Phải ra đến bể rộng con sóng mới thực sự tìm thấy mình, nhận thức được sức mạnh, khát khao của mình và sống đến tận cùng từng nhịp đập của một trái tim yêu. Người con gái đang yêu cũng giống như con sóng, cũng sẵn sàng dấn thân vào cuộc hành trình đầy gian nan để từ bỏ giới hạn chật hẹp tìm đến cái bao dung, đồng cảm và đồng điệu. Nếu “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”, dứt khoát từ bỏ cái giới hạn, nhỏ bé để tìm đến tình yêu và hạnh phúc đích thực. Nhịp thơ của hai câu thơ này so với hai câu thơ trước có sự biến đổi, từ nhịp thơ 2/3 chuyển sang nhịp thơ 1/2/2 để góp phần nhấn mạnh và tô đậm trạng thái phức tạp của con sóng và tình yêu.

– An – đéc – xen nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng của thế giới đã từng viết: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra“. Đọc Sóng của Xuân Quỳnh, soi chiếu vào đời và thơ Xuân Quỳnh, ta thấy người phụ nữ ấy đã yêu hết mình, yêu đến từng nhịp đập của một trái tim đau:

“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ”.

Yêu hết mình, đốt cháy mình trong những xúc cảm của tình yêu, nhưng người phụ nữ không cam chịu, nhẫn nhục, mà quyết tìm đến tình yêu chân thành, đồng cảm, mãnh liệt, bao dung. Trái tim người con gái trong tình yêu cũng như trái tim của sóng đầy thao thức, rạo rực, khát khao trong  hành trình tìm ra biển lớn. “Bởi tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên“.  Trong khổ thơ này,Xuân Quỳnh còn thể hiện một quan niệm mới mẻ, táo bạo về tình yêu của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam xưa nay luôn bị lệ thuộc, nhất là trong tình yêu và hôn nhân.Điều đó xuất phát từ quan niệm trọng nam khinh nữ từ thời phong kiến mà tư tưởng đó ngày nay ở nước ta vẫn còn khá nặng nề.Nhưng ở đây, người phụ nữtrong thơ Xuân Quỳnh đã không còn cam chịu, thụ động, chấp nhận mà chủ động dứt khoát tìm đến với hạnh phúc và tình yêu.Không chấp nhận ngủ yên trong dòng sông lạnh chật hẹp, không cam chịu, nhẫn nhịn bao cay đắng, tủi nhục theo kiểu: “Một duyên hai nợ âu đánh phận”, “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” hay “Thiếp như cái chổi đầu hè – Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân”. Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh mạnh mẽ, quyết liệt vươn đến biển tình yêu mênh mông, đến bến bờ hạnh phúc viên mãn.Có lẽ, sau Hồ Xuân Hương đây là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ mạnh bạo, chủ động, tự tin bày tỏ, phơi trải lòng mình một cách mãnh liệt đến như vậy.

2.2.Khổ thơ thứ 2: Ôi con sóng ngày xưa

                                    Và ngày sau vẫn thế

                                    Nỗi khát vọng tình yêu

                                    Bồi hồi trong ngực trẻ

Sự tương hợp giữa con sóng và tình yêu

Sóng không chỉ mang vẻ đẹp đầy nữ tính mà còn ẩn chứa những khát vọng lớn lao trong trái tim của người phụ nữ. Qua hình ảnh con sóng, khát vọng tình yêu của nữ thi sĩ thể hiện rất nhẹ nhàng, thấm thía. Thán từ “Ôi!” được cất lên đầy cảm xúc khi nhà thơ nhận ra sự tương hợpgiữa những con sóng và tình yêu, cảm nhận được sức sống kỳ diệu của những con sóng ngoài biển cả và tình yêu của con người. Con sóng mãi mãi vỗ ngoài biển khơi và vĩnh viễn hướng vào bờ.  Nó tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu với thời gian và theo như Xuân Quỳnh quan sát chiêm nghiệm thìtừ ngày xưa nó đã thế, bây giờ và mãi mãi  sau này vẫn thế.

Tình yêu của con người cũng giống như con sóng vĩnh hằng vĩnh cửu với thời gian.Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình yêu đã từng nói:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào

Con người không thể sống mà không yêu, khao khát tình yêu đã trở thành quy luật trong tình cảm của con người. Từ xa xưa con người đã đến với tình yêu và còn mãi đến với tình yêu cuối bao khát vọng bồi hồi, xôn xao, rạo rực.

Cách sử dụng từ ngữ “ngày xưa”, “ngày sau” cũng góp phần nhấn mạnh nhận thức về sự vĩnh hằng, vĩnh cửu của con sóng và tình yêu. Và tình yêu đặc biệt bồi hồi thiết tha say đắm trong trái tim của những người còn trẻ. Xuân Quỳnh ở đây muốn khẳng định, tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ. Tuổi trẻ không thể thiếu tình yêu vì nếu thiếu tình yêu thì tuổi trẻ cũng như cuộc đời con người sẽ không còn còn nhiều ý nghĩa. Từ “bồi hồi” đã thể hiện rõ khát vọng tình yêu trong trái tim tuổi trẻ. Cũng từ “bồi hồi” ấy, ca dao đã sử dụng để nói đến nỗi nhớ trong tình yêu:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Tình yêu luôn làm trái tim trẻ thổn thức bồi hồi những khát khao gặp gỡ:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

Có yêu nhau mới thấy cồn cào của nỗi nhớ, mới khát khao những ngày gặp mặt, mới hiểu thế nào là “bồi hồi trong ngực trẻ”.Ở đoạn thơ này ta bắt gặp một tình yêu khỏe khoắn hồn nhiên trẻ trung của tuổi trẻ đang căng đầy sức sống.Tình yêu ở đây không non nớt, nông nổi, không bi lụy thê lương như thơ Xuân Diệu.Xuân Diệu đắm say đấy, cuồng nhiệt đấy, vồ vập đấy nhưng ngay sau đó lại là cảm giác dại khờ, lại là “yêu là chết trong lòng một ít”. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh ở đây cũng say đắm mãnh liệt nhưng hơn nữa là tình yêu của một con người dám sống, dám yêu và tình yêu của chị luôn chứa chan ngọn lửa nhiệt thành.

  1. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

Bằng thể thơ ngũ ngôn và hai hình tượng sóng và em song hành, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập cùng với nhịp thơ tiến hóa đã tạo nên âm điệu của những con sóng ngoài biển cả, cách lựa chọn và sắp xếp ngôn từ sáng tạo… Từ những con sóng biển để thể hiện nhịp sóng lòng trong trái tim của người phụ nữ với nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau. Có thể nói với “Sóng”,  Xuân Quỳnh đã cống hiến cho đời những vần thơ hay về tình yêu để biết bao thế hệ bạn đọc say mê, yêu quý.

 

Đoạn số 2:

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng của Xuân Quỳnh:

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?


Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.155)

  1. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

– Giới thiệu yêu cầu của đề bài:

  1. THÂN BÀI 
  2. Khái quát

          – Hoàn cảnh ra đời:Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền,Thái Bình. Sau đó, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” in 1968.

– Đề tài: Đã là thi sĩ thì ít có ai lại không muốn mượn thơ để gửi gắm vào đó khát vọng tình yêu.Bởi vậy mà các thi sĩ đã tạo ra cả một khu vườn thơ tình yêu lung linh đầy sắc màu. Trong vườn thơ ấy, mỗi nhà thơ lại đem đến một sắc màu riêng lại cảm nhận và thể hiện tình yêu theo một cách riêng. Nếu Xuân Diệu thể hiện một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt, vồ vập, ham hố và đầy nam tính:

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi   yêu  bò lắm  lắm em ơi

Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên  rực rỡ đầy sắc màu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như  xuân  đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử lại là sắc trắng mong manh của một mối tình đơn phương chưa ngỏ… thì trong bài thơ “Sóng”, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã đem đến cho vườn thơ tình yêu một sắc màu mới.  Đó là tình yêu của người phụ nữ rất nữ tính,sôi nổi, say đắm, chân thành và  đầy da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Hình tượng thơ:  “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy khi đứng trước cửa biển Diêm Điền( Thái Bình), trước muôn ngàn con sóng lớn của đại dương, Xuân Quỳnh đã thổn thức lòng mình và cất lên những vần thơ “ Sóng” đầy xúc cảm.Xuyên suốt  trong bài thơ là hai hình tượng sóng và em. Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng để diễn tả một cách sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình yêu trong trái tim của người phụ nữ. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.Qua hai hình tượng này, nữ thi sĩ đã diễn tả được những cảm xúc phong phú, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực và khát khao yêu thương.

  1. Phân tích đoạn thơ:

2.1. Giới thiệu về đoạn thơ

          – Nếu như đoạn thơ trước thể hiện nhiều cung bậc khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ đáng yêu và cho thấy cái căn cốt, cái bản chất nhất trong tình yêu của người phụ nữ là sự dịu dàng, sâu lắng, đầy nữ tính thì đoạn thơ này nữ thi sĩ khát khao muốn được muốn lý giải con sóng và lí giải cội nguồn của tình yêu.

2.2. Lí giải cội nguồn của con sóng

– Những câu thơ này được viết ra khi con sóng đã vươn ra biển lớn để tìm thấy chính mình. “Giữa muôn trùng sóng bể” – con sóng ấy đã phá vỡ được giới hạn của mình để đi tới đích tìm kiếm tình yêu chân chính.Trong câu thơ “Trước muôn trùng sóng bể” thì từ “Muôn trùng” gợi mở không gian rộng lớn bao la.Biển vốn đã mênh mông nhưng giờ lại càng rộng lớn hơn gấp bội trong cách kết hợp “muôn tùng sóng bể”.Dường như chỉ có không gian rộng lớn mênh mông ấy, sóng mới có thể thỏa sức vẫy vùng.Trong không gian ấy, người phụ nữ đang yêu mới có thể là chính mình, sống thật với những suy nghĩ cảm xúc của mình.

– Đứng trước biển cả mênh mông nhìn những con sóng trùng trùng điệp điệp miên man xô bờ, nữ thi sĩ bất chợt muốn lý giải cội nguồn của con sóng “Từ nơi nào sóng lên?”. Các câu hỏi tu từ liên tiếp đã thể hiện khao khát, mong muốn được khám phá về hiện tượng “sóng” trong tự nhiên và khám phá về tình yêu trong trái tim con người. Nữ thi sĩ đã tự lí giải “Sóng bắt đầu từ gió”.Vì có gió nên mới sinh ra sóng nhưng nếu như vậy thì chưa thể đi đến cội nguồn con sóng nên câu hỏi tiếp theo được đặt ra là “Gió bắt đầu từ đâu?”.  Bằng kiến thức khoa học nữ thi sĩ hoàn toàn có thể lí giải được rằng gió được sinh ra do di chuyển của không khí vì sự chênh lệch áp suất giữa các vùng. Vậy sự không khí di chuyển vì đâu?…thực sự  không thể đi đến tận cùng để giải thích để hiểu rõ ngọn nguồn của con sóng.

2.3. Lý giải tình yêu

Nói về sóng nhưng thực chất là nói về tình cảm của em dành cho anh.Bởi vậy, trước biển cả mênh mông, nữ thi sĩ không chỉ muốn lí giải con sóng, tìm đến ngọn nguồn của nó mà còn thể hiện sự băn khoăn muốn đi được hiểu rõ về tình yêu của mình. Đây là một tâm lý phổ biến của con người, bởi khi yêu người ta thường có tâm lí muốn được hiểu rõ về tình yêu của mình. Người ta thường đặt ra những câu hỏi như “Ta yêu nhau từ khi nào?”, “Yêu nhau là bởi lẽ gì?”… Có biết bao người đã cố gắng tìm cách để lý giải tình yêu và đã có bao nhiêu câu trả lời khác nhau. Xuân Diệu là ông hoàng của thơ tình yêu cũng đã từng thử định nghĩa về tình yêu:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

Tình yêu là một trạng thái tinh thần đầy thần bí ẩn và có lẽ mãi mãi con người không lý giải cho cặn kẽ hết được. Bởi vì, ngay cả Xuân Diệu yêu say đắm, nồng nàn, tha thiết, đến thế nhưng đã bao nhiêu lần ông bỗng nhận ra yêu là chết trong lòng một ít, càng yêu càng thấy dại khờ, càng thấy tình yêu như “nước đổ lá khoai”:

                                        Yêu là chết ở trong lòng một ít

                                        Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

                                        Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Tình yêu bí ẩn đến thế nên càng yêu nhiều bao nhiêu người ta lại càng khao khát muốn thấu hiểu bấy nhiêu. Vì yêu mà con sóng đã phải đi muôn trùng vạn dặm để tìm ra cội nguồn, cũng như vì yêu anh mà em đã trăn trở, băn khoăn nhiều lắm để tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu chân chính. Sóng hay gió bắt nguồn từ nơi nào chẳng ai biết, cũng như tình yêu sinh ra vốn dĩ không có điểm đầu và điểm cuối, không có giới hạn và không dễ gì tìm kiếm câu trả lời.

Điệp ngữ “Em nghĩ về” kết hợp với điệp cấu trúc câu thể hiện niềm khát khao tìm kiếm thật sự, ước ao cháy bỏng được lí giải cặn kẽ nơi khởi sinh của con sóng và tình yêu.Nhưng dẫu có khát khao đến mấy thì nữ thi sĩ vẫnnhận ngay ra rằng mình hoàn toàn bất lực  trong việc lí giải con sóng và tình yêu.Nhà thơ bỗng  nhận ra tình yêu của con người cũng giống như sóng biển gió trời không thể đi đến tận cùng để giải thích. Và có lẽ, trong tình yêu,nếu có thể đi đến tận cùng để giải thích, để hiểu hết thì lúc đó tình yêu đã tan biến.

Đoạn thơ như vậy đã thể hiện trạng thái tâm lý của người con gái trong tình yêu.Đó là cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước một tình cảm mới lạ không rõ từ đâu mà nó lại chiếm lĩnh tâm hồn mình từ lúc nào. Thi sĩ  Xuân Quỳnh đã không giấu giếm mà thể hiện nó một cách thành thật hồn nhiên, đầy nữ tính. Sự hồn nhiên, nữ tính  ấy được thể hiện rõ qua cái lắc đầu thành thật:

Em cũng không biết nữa

                                        Khi nào ta yêu nhau.

  1. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

Bằng thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt biến hóa, hai hình tượng sóng và em song hành, các biện pháp tu từ như: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ… đoạn thơ đã thể hiện khao khát trong tình yêu trong trái tim người phụ nữ một cách chân thật, hồn nhiên. Sự gặp gỡ giữa tâm trạng riêng của người phụ nữ trong tình yêu với tâm trạng phổ quát của toàn nhân loại đã làm đoạn thơ giàu tính nhân văn.Đọc đoạn thơ, người đọc có thể cảm nhận được một vẻ đẹp rất lung linh nhưng cũng đầy bí ẩn của tình yêu. Một nhà phê bình Pháp từng khẳng định: “Thơ, tự truyện của khát vọng”. Câu nói ấyrất đúng với  Xuân Quỳnh. Thơ ca, với chị là sự sống, là tình yêu, làm thơ là được sống với chính mình, sống đầy đủ và trọn vẹn là mình.Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta cũng cảm nhận được tình yêu và nghe được khát vọng trong mình. Đó là lý do vượt qua sự băng hoại thời gian, thơ ca đã, vẫn và sẽ sống cùng ta đến ngày tận thế.

 

Đoạn số 3:

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng của Xuân Quỳnh:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.155,116)

 

  1. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

– Giới thiệu yêu cầu của đề bài:

  1. THÂN BÀI 
  2. Khái quát

          – Hoàn cảnh ra đời:Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền,Thái Bình. Sau đó, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” in 1968.

– Đề tài: Đã là thi sĩ thì ít có ai lại không muốn mượn thơ để gửi gắm vào đó khát vọng tình yêu.Bởi vậy mà các thi sĩ đã tạo ra cả một khu vườn thơ tình yêu lung linh đầy sắc màu. Trong vườn thơ ấy, mỗi nhà thơ lại đem đến một sắc màu riêng lại cảm nhận và thể hiện tình yêu theo một cách riêng. Nếu Xuân Diệu thể hiện một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt, vồ vập, ham hố và đầy nam tính:

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi   yêu  bò lắm  lắm em ơi

Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên  rực rỡ đầy sắc màu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như  xuân  đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử lại là sắc trắng mong manh của một mối tình đơn phương chưa ngỏ… thì trong bài thơ “Sóng”, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã đem đến cho vườn thơ tình yêu một sắc màu mới.  Đó là tình yêu của người phụ nữ rất nữ tính,sôi nổi, say đắm, chân thành và  đầy da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Hình tượng thơ:  “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy khi đứng trước cửa biển Diêm Điền( Thái Bình), trước muôn ngàn con sóng lớn của đại dương, Xuân Quỳnh đã thổn thức lòng mình và cất lên những vần thơ “ Sóng” đầy xúc cảm.Xuyên suốt  trong bài thơ là hai hình tượng sóng và em. Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng để diễn tả một cách sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình yêu trong trái tim của người phụ nữ. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.Qua hai hình tượng này, nữ thi sĩ đã diễn tả được những cảm xúc phong phú, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực và khát khao yêu thương.

  1. Phân tích đoạn thơ:

2.1. Giới thiệu về đoạn thơ

Ở đoạn thơ trước nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả con sóng ở nhiều cung bậc thể hiện sự phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu, bộc lộ quan niệm mới mẻ, táo bạo về tình yêu của người phụ nữ. Nữ thi sĩ đã giãi bày khát vọng của lòng mình, mong muốn được lý giải tình yêu nhưng bất lực thì đến đoạn thơ nàydù không thể lý giải tình yêu, thừa nhận tình yêu bí ẩn khó nắm bắt như sóng biển gió trời nhưng nhà thơ đã phát hiện ra rằng tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Từ đó thể hiện một nỗi nhớ da diết của một tình yêu mãnh liệt sâu sắc, thủy chung.

2.2. Khổ thơ thứ 5:Con sóng dưới lòng sâu

                              Con sóng trên mặt nước

                              Ôi con sóng nhớ bờ

                              Ngày đêm không ngủ được

                              Lòng em nhớ đến anh

                              Cả trong mơ còn thức

Nỗi nhớ trong tình yêu

– Khái quát về sáu câu thơ:Tình yêu là một trạng thái tình cảm, cảm xúc đầy bí ẩn không thể lý giải, không thể hiểu hết nhưng có một điều chắc chắn là tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Yêu là nhớ và nhớ là yêu, yêu càng nhiều thì nhớ cả da diết. Từ thuở xa xưa con người đã đến với tình yêu và đã phát hiện ra tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Chẳng thế mà ca dao xưa đã có rất nhiều câu nói về nỗi nhớ trong tình yêu. Có khi là nỗi nhớ như có lửa đốt ở trong lòng:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Có khi là nỗi nhớ đến ngẩn ngơ, ngơ ngẩn, không thể kìm nén mà hóa thành dòng nước mắt đầm đầm:

Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa

Nhà thơ Xuân Diệu cũng nói đến nỗi nhớ trong tình yêu một cách mãnh liệt, cháy bỏng:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi!

Nếu Xuân Diệuyêu là nhớ tất cả những gì thuộc về người ấy, nhớ lắm nhưng không thể nói thành lời thì nhà thơ Chế Lan Viên lại khẳng địnhnỗi nhớ trong tình yêu có tính tất yếu, dĩ nhiên như một quy luật, khăng khít như đông với rét:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Còn nhà thơ Xuân Quỳnh ở đây đã thể hiện một nỗi nhớ cồn cào da diết mãnh liệt biểu hiện rõ qua việc tổ chức ngôn từ và sử dụng các biện pháp tu từ. Toàn bộ bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, riêng khổ thơ thứ 5có  tới 6 câu thơ. Sự phá vỡ quy tắc thơ ở đây cũng như ngầm ám chỉ tình yêu vốn dĩ là sự phá cách và không có giới hạn như thế, trái tim khi yêu thì có thể phá vỡ mọi rào cản và nỗi nhớ thì cũng không bao giờ thôi sục sôi. Hơn nữa, nếu chia bài thơ làm 3 phần: phần một gồm 4 khổ đầu, phần hai là khổ 5, phần bagồm 4 khổ thơ còn lại thì có thể liên tưởng phần 1 +3 là chân của con sóng, còn khổ thơ thứ 5 này như một cột sóng lên cao nhất. Khổ thơ này chính là đỉnh điểm của con sóng, thể hiện cảm xúc thăng hoa và cao trào nhất, diễn tả nỗi nhớ của một tình yêu say đắm, nồng nàn, thiết tha, cháy bỏng nhất.

Trong sáu câu thơ, hai hình tượng sóng và em lúc thì tách ra lúc lại hòa nhập làmmột để diễn tả những cung bậc khác nhau trong tình yêu của người phụ nữ. Bốn câu đầu của khổ thơ là hình ảnh con sóng, nhà thơ mượn hình ảnh con sóng để nói đến nỗi nhớ trong tình yêu. Còn trong hai câu thơ sau thì nhà thơ lại trực tiếp bày tỏ lòng mình, sóng và em hòa nhập tuy hai mà một, tuy một mà hai để thể hiện dòng cảm xúc tuôn trào:

– Mượn hình ảnh sóng để diễn tả nỗi nhớ:Trong bốn câu thơ đầu, thi sĩ đã mượn hình ảnh con sóng để diễn tả được nỗi nhớ da diết mãnh liệt, không thể nào yên không thể nào nguôi, cuồn cuộn dào dạt như những con sóng ngoài biển cả triền miên, vô hồi, vô hạn. Nữ thi sĩ như muốn soi mình vào con sóng để thấy rõ lòng mình vì sóng nhớ bờ cũng như em nhớ anh.

+ Nỗi nhớ thể hiện qua hình ảnh con sóng là nỗi nhớ choán ngợp cả không gian,  chiếm lấy cả tầng sâu bề rộng. Nỗi nhớ có trong từng con sóng nên con sóng dưới lòng sâu cũng mang nỗi nhớ, con sóng trên mặt nước cũng mang nỗi nhớ. Mà nỗi nhớ trong con sóng trên mặt nước còn dễ nắm bắt chứ nỗi nhớ trong con sóng dưới lòng sâu thì vạn biến. Bởi con sóng dưới lòng sâu là những con sóng ngầm, có khi bình lặng nhưng có khi đầy nguy hiểm, dữ dội, có thể nhấn chìm tất cả.

+ Nỗi nhớ choán ngợp cả thời gian, cả ngày lẫn đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ tức là luôn thường trực ở trong lòng. Nỗi nhớ chiếm cả không gian, thời gian; chiếm lấy cả chiều dài và chiều rộng, con sóng nhớ bờ cũng như em lúc nào cũng nhớ anh.

+ Các biện pháp tu từ: Điệp từ “con sóng” được lặp lại ba lần; nghệ thuật đối lập dưới-trên, lòng sâu- mặt nước, ngày – đêm;  nghệ thuật nhân hóa “con sóng nhớ bờ”;  nghệ thuật cường điệu “ngày đêm không ngủ được”…  đã nhấn mạnh nỗi nhớ và biến thành một nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp như muôn đợt sóng lòng đang trào dâng.

– Nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp: Ở bốn câu thơ trước nhà thơ còn phải mượn hình ảnh con sóng để nói đến nỗi nhớ như một chút thẹn thùng, e ấp đầy con gái nhưng đến hai câu thơ sau tình yêu mãnh liệt đã thôi thúc trái tim tự hát thành lời “Lòng em nhớ đến anh”, nhớ đến trong mơ vẫn nhớ. Như vậy nỗi nhớ trong tình yêu ở đây đã  được nâng lên ở một cung bậc cao nữa, nó không chỉ choán ngợp không gian, thời gian, thường trực trong tâm thức mà còn đi vào tiềm thức, vô thức. Bất cứ lúc nào em cũng đều nhớ đến anh đến cồn cào, da diết.Yêu là khát khao gặp gỡ nên những ngày không gặp nhau thì bạc đầu thương nhớ, lòng đau đến rạn vỡ, có khi ở bên nhau mà vẫn nhớ.

Cô gái trong thơ Xuân Quỳnh là thế, cô gái trong ca dao cũng thế cho nên có thể nói đó là tâm trạng chung của con người khi yêu:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh

(Ca dao)

=> Có thể nói sóng và em đã hòa quyện cộng hưởng để thể hiện một tình yêu say đắm, mãnh liệt, tuyệt đích. Sáu câu thơ không sử dụng từ “yêu” nào mà vẫn thể hiện được một tình yêu cháy bỏng, dạt dào. Nữ thi sĩ đã không ngần ngại để thể hiện tình yêu say đắm mãnh liệt, cho thấy một dấu ấn riêng rất táo bạo của hồn thơ Xuân Quỳnh.

2.3. Khổ thơ thớ 6: Dẫu xuôi về phương Bắc

                                 Dẫu ngược về phương Nam

                                 Nơi nào em cũng nghĩ

                                 Hướng về anh – một phương

Khẳng định tình yêu là thủy chung, duy nhất

Dường như thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết cồn cào, mãnh liệt nhưng cảm thấy vẫn chưa đủ, chưa thỏa nên ở khổ thơ tiếp theo này nhà thơ khẳng định tình yêu của mình là thủy chung, duy nhất. Giữa đất trời bao la rộng lớn, nhà thơ không chỉ thấy phương Bắc, phương Nam mà còn phát hiện ra một phương nữa là “phương anh”.Đất trời có bốn phương tám hướng mênh mông nhưng em vẫn chỉ thấy, chỉ hướng về một phương duy nhất là phương anh, phương của tâm trạng, của tình yêu cháy bỏng, da diết, mãnh liệt. Các biện pháp điệp từ, điệp cú “Dẫu xuôi…Dẫu ngược…”;  nghệ thuật đối lập xuôi-ngược,  Bắc -Nam đã gợi lên một tình cảnh không xuôi chiều. Hơn nữa, người ta thường nói xuôi Nam ngược Bắc thì Xuân Quỳnh lại nói ngược lại thành xuôi Bắc ngược Namnhư để khẳng định: Dù cuộc đời, trời đất có thay đổi quay cuồng, đảo điên, thay phương đổi hướng, dù thế nào đi chăng nữa tình yêu của em cũng chỉ dành duy nhất cho riêng anh mà thôi. Không có ngăn trở nào, không có khoảng cách địa lý nào có thể ngăn cách được tình yêu của em với anh.Chỉ có anh và em, chỉ có tình yêu của anh và em là còn lại cho nên trong khổ thơ này cũng hoàn toàn không có hình ảnh con sóng. Vẻ đẹp của tình yêu son sắc, thủy chung đến tận cuối cùng ấy còn được bắt gặp trong bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” của nữ thi sĩ:

Chỉ còn em và anh

Cùng tình yêu ở lại

  1. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

Bằng thể thơ ngũ ngôn, nhịp điệu linh hoạt biến hóa gợi âm hưởng của những con sóng ngoài biển cả, hai hình tượng nghệ thuật sóng và em song hành, các thủ pháp nghệ thuật như điệp từ, điệp ngữ, cường điệu, đối lập, nhân hóa… Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã thổ lộ, giãi bày tình cảm là nỗi nhớ da diết, cồn cào, cháy bỏng của một tình yêu mãnh liệt, chân thành. Sức hấp dẫn của đoạn thơ cũng như bài thơ là đã thể hiện một cách táo bạo, không giấu giếm một tình yêu say đắm, thủy chung duy nhất khiến cho tình yêu vừa mang những nét truyền thống vừa mang tinh thần hiện đại. Đó đúng là tình yêu của người phụ nữ Việt Nam vừa dịu dàng, đằm thắm,thủy chung, son sắc vừa sôi nổi, mãnh liệt và táo bạo. Ra đời trong khói bom những năm kháng chiến chống Mỹ, “Sóng” đã vượt thoát ra khỏi dòng thơ cách mạng vốn rất phổ biến lúc bấy giờ để mang đến cho người đọc cảm xúc thơ mới mẻ. Nó xứng đáng trở thành một trong những bài thơ tình hay nhất của Việt Nam ở thế kỉ XX.

 

Đoạn số 4:

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng của Xuân Quỳnh:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa


Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.155)

  1. MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

– Giới thiệu yêu cầu của đề bài:

  1. THÂN BÀI 
  2. Khái quát

          – Hoàn cảnh ra đời:Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền,Thái Bình. Sau đó, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” in 1968.

– Đề tài: Đã là thi sĩ thì ít có ai lại không muốn mượn thơ để gửi gắm vào đó khát vọng tình yêu.Bởi vậy mà các thi sĩ đã tạo ra cả một khu vườn thơ tình yêu lung linh đầy sắc màu. Trong vườn thơ ấy, mỗi nhà thơ lại đem đến một sắc màu riêng lại cảm nhận và thể hiện tình yêu theo một cách riêng. Nếu Xuân Diệu thể hiện một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt, vồ vập, ham hố và đầy nam tính:

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi   yêu  bò lắm  lắm em ơi

Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên  rực rỡ đầy sắc màu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như  xuân  đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử lại là sắc trắng mong manh của một mối tình đơn phương chưa ngỏ… thì trong bài thơ “Sóng”, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã đem đến cho vườn thơ tình yêu một sắc màu mới.  Đó là tình yêu của người phụ nữ rất nữ tính,sôi nổi, say đắm, chân thành và  đầy da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Hình tượng thơ:  “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy khi đứng trước cửa biển Diêm Điền( Thái Bình), trước muôn ngàn con sóng lớn của đại dương, Xuân Quỳnh đã thổn thức lòng mình và cất lên những vần thơ “ Sóng” đầy xúc cảm.Xuyên suốt  trong bài thơ là hai hình tượng sóng và em. Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng để diễn tả một cách sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình yêu trong trái tim của người phụ nữ. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.Qua hai hình tượng này, nữ thi sĩ đã diễn tả được những cảm xúc phong phú, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực và khát khao yêu thương.

  1. Phân tích đoạn thơ:

2.1. Khái quát

Bài thơ gồm cóchín khổ thơ. Ở những khổ thơ trước Xuân Quỳnh đã tìm ra những điểm tương hợp của con sóng và tình yêu. Con sóngcũng mang vẻ đẹp đầy nữ tính như tâm hồn người con gái đang yêu đầy phức tạp, mang những đối cực như những con sóng ngoài biển khơi. Qua hình ảnh sóng, nữ thi sĩ đã bộc lộ khát vọng tình yêu, thể hiện một nỗi nhớ của một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thủy chung, duy nhất. Đến khổ thơ thứ năm, thứ sáu thì cảm xúc tình yêu thăng hoa và lên đến cao điểm nhất thành những đợt sóng biển sóng lòng dâng cồn lên cao nhất từ tâm điểm. Sang đến khổ thơ thứ bảy, thứ tám thì nhịp thơ có phần dịu lại, lắng xuống thể hiện những suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời, về tình yêu. Để rồi  khát vọng tình yêu lại trào dâng  mãnh liệt ở khổ thơ cuối cùng.

2.2. Khổ thơ thứ 7:Ở ngoài kia đại dương

                                Trăm nghìn con sóng đó

                                Con nào chẳng tới bờ

                                Dù muôn vời cách trở

Suy tư về không gian và niềm tin vào hạnh phúc tình yêu

Khổ thơ này là suy tư của Xuân Quỳnh về không gian. Nhà thơ mượn hình ảnh những con sóng ngoài biển cả để thể hiện niềm tin vào hạnh phúc và tình yêu. Từ những trải nghiệm của cuộc đời mình, Xuân Quỳnh nhận ra rằng, tình yêu dù trong sáng đẹp đẽ nhưng cũng khó tránh khỏi những lẽ thường của cuộc đời, khó tránh khỏi những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt như những con sóng ngoài đại dương mênh mông cũng có những ngày phong ba bão táp. Những con sóng  mang khát vọng đến bờ nên cho dù gió xô, bão dạt cuối cùng nó vẫn vượt qua muôn vời cáchtrở để tìm được tới bờ. Những người yêu nhau cũng vậy, tình yêu không chỉ cần có sự say đắm mà còn cần nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách để đến với tình yêu. Chẳng thế mà ông bà ta xưa đã có những câu ca dao như:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua

Dù vẫn biết con đường tình yêu đầy khó khăn, trắc trở nhưng nữ thi sĩ vẫn bộc lộ niềm tin vào hạnh phúc, tình yêu. Tình yêu của con người dù có phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng nếu có niềm tin, có đủ lòng quyết tâm thì tất yếu sẽ đến được bến bờ hạnh phúc, sẽ tìm được tình yêu đích thực. Cũng giống như những con sóng ngoài đại dương, đại dương dùmênh mông, bao la đến mấy, dù phải vượt qua muôn vàn cách trở, con sóng cũng sẽ tới bờ.

Khi sáng tác bài thơ này, thi sĩ Xuân Quỳnh mới 25 tuổi nhưng đã trải qua những thất bại, đổ vỡ trong tình yêu. Trong tình cảnh đó, con người dễ bị mất niềm tin vào cuộc sông, mất niềm tin vào tình yêu nhưng người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời này vẫn ấp ủ, vẫn phơi phới niềm tin, hi vọng vào hạnh phúc tình yêu. Đó là điều rất đáng quý của hồn thơ Xuân Quỳnh. Sau này trong bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” nữ thi sĩ cũng thể hiện vẻ đẹp tình yêu khi nó đã trải qua những khó khăn thử thách:

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa bão gió

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ

2.3. Khổ thơ thứ 8:Cuộc đời tuy dài thế

                                Năm tháng vẫn đi qua

                                Như biển kia dẫu rộng

                                Mây vẫn bay về xa

Suy tư về thời gian, cuộc đời và tình yêu

– Suy tư về thời gian, cuộc đời:Nếu khổ thơ trước là những suy tư của Xuân Quỳnh về không gian thì khổ thơ này nhà thơ đã thể hiện những suy tư chiêm nghiệm về thời gian và cuộc đời, thể hiện ý thức về sự hữu hạn của đời người so với sự vô hạn của trời đất, vũ trụ. Cuộc đời con người tuy dài thế nhưng những ngày tháng cũng sẽ trôi qua và đến một ngày nào đó chuỗi thời gian của một con người sẽ dừng lại. Cách sử dụng cấu trúc “Tuy…vẫn…”, “Dẫu… vẫn…” cùng với cách sử dụng các từ ngữ như “đi qua”, “dẫu rộng”, “về xa”,  biện pháp tu từ so sánh “Như biển kia dẫu rộng”… đã hướng tâm hồn thi sĩ đến không gian mênh mông để trong không gian ấy nhà thơ tự nhận thức về cuộc đời và tình yêu. Biển kiadẫu rộng như những con sóng rồi cũng đến bờ, gió vẫn thổi, mây vẫn bay về xa xôi cùng sóng biển.Mây vẫn bay qua biển để về xa. Cái vô hạn vẫn bị khuất phục trước cái vô hạn và con người cũng thế, con người có thể sống 60 năm, 70 năm, 80 năm hay hơn 100 năm nhưng vẫn có một ngày trái tim ngừng đập để nghỉ ngơi và về cùng đất mẹ. Đời người vẫn bị chi phối bởi cái hữu hạn, bởi quy luật nhân sinh: Sinh, Lão, Bệnh, Tử.Thực ra, quy luật cuộc đời ấy ai chẳng biết và từ xưa đến nay đã có biết bao người đã nói,đã rơi lệ vì điều này. Người xưa vẫn ví cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ vụt qua trong thoáng chốc, tựa áng phù vân hợp tan, tan hợp không thể biết trước. Theo quan niệm của Phật giáo thì”Nhân sinh như trường mộng”, cuộc đời con người chỉ như một giấc mộng dài, lẽ sinh tử chỉ như một hơi thở ngắn ngủi lắm. Một nhà thơ Trung Quốc thời trung đại cũng đã từng than thở, rơi lệ:

Ngẫm trời đất vô cùng

Một mình tuôn giọt lệ

Ngay cả Xuân Diệu, một người yêu đời, yêu người là thế nhưngkhi nhận ra quy luật ấy cũng bâng khuâng, tiếc nuối:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

– Suy tư về sự mong manh, dễ vỡ, khó giữ của tình yêu:Những câu thơ trong khổ thơ này của Xuân Quỳnh cho thấy nữ thi sĩ đã nhận thức được về lẽ thực của cuộc đời, về cái ngắn ngủi, hữu hạn của đời người.Nhưng điều đáng nói hơn ở đây làchịcòn nhận ra tình yêu dẫu đẹp đẽ, thiêng liêng thật đấy nhưng nó cũng rất mong manh, dễ vỡ và khó giữ.Thực tế cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều, vì thế nhiều khi tình yêu của con người không thể vượt qua những trắc trở và sẽ tàn phai theothời gian. Cũng có tình yêu theo suốt cả đời người nhưng cũng có tình yêu chỉ kéo dài vài năm, vài tháng và đôi khi chỉ như chút cảm nắng thoáng qua rồi tan biến mất. Xuân Quỳnh còn cảm nhận và thể hiện rất rõ những khó khăn, thử thách nàycủa tình yêu trong bài thơ “Hoa cỏ may”:                                        Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết tình anh có đổi thay!

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã nhận ra điều đó và từng viết:

Anh đã thấy một điều mong manh nhất

Là tình yêu, là tình yêu ngát hương

Tuy không hiện hình qua từng câu chữ nhưng ở đoạn thơ này Xuân Quỳnh đã thể hiện một trái tim nhạy cảm đầy những lo âu,phấp phỏng, những dự cảm, bất an về cái ngắn ngủi, mong manh của tình yêu và đời người. Nhưng dù có thế chăng nữa, ở đâyta thấy Xuân Quỳnh vẫn cứ tin vào hạnh phúc và tình yêu. Bà nhận ra rằng thời gian cũng là thử thách tình yêu nhưng dù thời gian có khắc nghiệt đến đâu thì tình yêu cũng sẽ vượt qua tất cả và sẽ chiến thắng.Sóng vẫn tới bờ, mây vẫn bay qua biển về xa và tình yêu đích thực thì mãi vẫn đẹp đẽ và vĩnh hằng vĩnh cửu với thời gian.

2.4. Khổ thơ thứ 9:Làm sao được tan ra

                                Thành trăm con sóng nhỏ

                                Giữa biển lớn tình yêu

                                Để ngàn năm còn vỗ

Khát vọng về tình yêu vĩnh hằng, vĩnh cửu

Khổ thơ cuối đã thể hiện những khát vọng về tình yêu vĩnh hằng vĩnh cửu, ý thức  về sự thời gian chảy trôi của thời gian, đời người.Khi ý thức được sâu sắc sự hữu hạn của đời người, mỗi người có một cách ứng xử, một thái độ khác nhau. Nếu như người xưa không hề lo sợ bởi vì họ tin rằng con người một phần của vũ trụ, sống là gửi thác mới là về; nếu như nhà thơ người Trung Quốc Trần Tử Ngang buồn đến rơi lệ; nếu như nhà thơ Xuân Diệu muốn sống vội vàng, gấp gáp để tận hưởng cuộc đời, để cuộc đời, tuổi trẻ dẫu có trôi qua cũng không bao giờ phải ân hận vì đã sống hoài, sống phí thì Xuân Quỳnh  cũng xuất phát từ khát vọng sống sâu sắc với cuộc đời đã thể hiện khát vọng to lớn, vô hạn về tình yêu. Điều đó được cảm nhận sâu sắc qua cách sử dụng các từ ngữ:

Tan ra: tan ra ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa là tan ra để biến mất và tan ra để hòa nhập, hòa tan vào nhau. Với Xuân Quỳnh thì tan ra không phải là để biến mất mà để hòa nhập, hòa tan vào nhau. Từ “tan ra” ở đây làm người đọc liên tưởng đến câu chuyện cổ tích về một nàng tiên cá vì muốn cứu sống người mình yêu mà chấp nhận bị tan ra thành bọt biển. Có thể nói đây là cách sử dụng ngôn từ đầy tinh tế để thể hiện sự hi sinh, dâng hiến, hóa thân vào tình yêu.

– Số từ ngàn năm: Cách sử dụng số từ có tác dụng nghệ thuật bất ngờ. Con số ngàn năm ấy đã từng làm ta xúc động trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà:

Ngàn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước chưa nguôi lời thề

Xuân Diệu cũng nhắc đến số từ ngàn năm khi nói về khát vọng tình yêu:

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi

Có lẽ với các thi sĩ, số từ “ngàn năm” là cách nói ước lệ để thể hiện khát vọng tình yêu trường tồn, vĩnh cửu với thời gian.Tất cả rồi cũng đi qua, cuộc đời và năm tháng đều sẽ trôi qua như mây kia vẫn bay qua biển để đi đến cõi xa xăm vô định. Tình yêu của mỗi con người thường chỉ gắn với cái hữu hạn của đời người. Muốn vượt qua ngoài giới hạn đó, người ta chỉ có cách là hòa tan tình yêu của mình vào thiên nhiên vĩnh cửu để ngàn vạn năm sau những con sóng ngoài đại dương vẫn ca hát về tình yêu bất diệt của con người.

– Làm sao: Bao nhiêu mong muốn, ước vọng và khao khát thể hiện qua hai tiếng “làm sao”. Nữ thi sĩ đã khát khao đến cháy bỏng  được tan ra thành những con sóng gữa đại dương bao la để tình yêu bé nhỏ của mình trở nên bất tử. Sau những suy tư, cảm xúc trầm lắng ở khổ thơ 7,8 thì đến khổ thơ này tình yêu bỗng  bùng lên mãnh liệt. Khát vọng mãnh liệt, sôi nổi mà cũng rất khiêm nhường, nữ tính bởi đó là khát khao được dâng hiến, hi sinh góp cuộc đời mình và tình yêu bé nhỏ của mình vào tình yêu rộng lớn để được bất tử trong tình yêu. Khát vọng về một tình yêu đích thực, bền chặt, vĩnh viễn còn được nhà thơ Xuân Quỳnh nhắc đến một lần nữa trong thơ của chị:

 

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Sự hòa nhập, hòa tan được nhắc đến trong khổ thơ còn là sự hòa nhập giữa các chung và cái riêng. Tình yêu của em ở đây còn được chan hòa trong tỉnh đồng bào, đồng chí. Đó là tình yêu cao thượng, lớnlao và khi cái riêng hòa vào cái chung thì cái riêng cũng tồn tại vĩnh hằng, bất diệt. Mỗi chữ, mỗi câu trong đoạn thơ đều được lựa chọn sắp xếp một cách rất khéo léo và có giá trị biểu cảm cao. Sự phối hợp các thanh bằng, trắc nhịp nhàng, các từ ở cuối câu là “qua”, ” xa”, “ra” và “nhỏ”, “vỗ” bắt vần với nhau tạo âm hưởng riêng và sức hấp dẫn cho đoạn thơ.

 

KẾT LUẬN CHUNG

Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ trí tưởng tượng và “cái tôi” nhỏ bé của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng “vỏ bào”(Pauxtôpxki). Nhà thơ phải nhặt những hạt “bụi quí” trong cuộc đời mênh mông vô tận để làm nên những “bông hồng vàng” quí giá, đem lại niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ, hiểu thơ và yêu thơ. Với bài thơ “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh đã từ tình yêu trái tim mình để thể hiện được vẻ đẹp của tình yêu của con người nói chung, đem đến cho đời những vần thơ lấp lánh. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám bước qua mọi trở ngại để gìn giữ hạnh phúc, tình yêu. Dù có lo âu, phấp phỏng, bất an trước cái ngắn ngủi,hữu hạn của tình yêu, đời người so với sự vô hạn của trời đất ,vũ trụ, thời gian nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu, luôn khao khát tình yêu đích thực, vĩnh cửu. Người đọc yêu mến và nhớ mãi bài thơ “Sóng” nữa vì nó không đơn thuần là thơ nữa mà là những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhấtcủa trái tim con người, của tâm hồn người phụ nữ luôn nhạy cảm và tha thiết muốn được yêu thương. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh, rấtdịu dàng, nữ tính nhưng cũng rất táo bạo và  đầy khát khao trong hạnh phúc đời thường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *