Đề thi về bài Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “VỢ CHỒNG A PHỦ” – TÔ HOÀI
– Họ và tên người soạn: Hồ Thị Thu Hằng
Trường: THCS –THPT Bình Thạnh Trung
 
Câu 1: (NB) Hãy cho biết quan niệm nghệ thuật sau đây của nhà văn nào? “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.

  1. Kim Lân
  2. Nguyễn Tuân
  3. Tô Hoài
  4. Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 2: (NB) Tác phẩm in trong Tập truyện Tây Bắc – tác phẩm đạt giải nhất, giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc năm 1952. Hãy cho biết đây là tác phẩm nào?

  1. Vợ chồng A Phủ
  2. Người lái đò sông Đà
  3. Ai đã đặt tên cho dòng sông
  4. Vợ nhặt

Câu 3: (TH) Qua đoạn đời làm dâu gạt nợ ở nhà Thống Lí Pá Tra  của Mị, tác phẩm đã tố cáo ai?

  1. Tố cáo sự áp bức bốc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi.
  2. Tố cáo xã hội thực dân phong kiến
  3. Tố cáo giai cấp địa chủ phong kiến
  4. Tố cáo ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Câu 4: (TH) Quãng đời “Con dâu gạt nợ” của Mị ở nhà thống Lí Pá Tra là một quãng đời như thế nào?

  1. Quãng đời nhiều đắng cay và vất vả.
  2. Quãng đời đầy hy vọng và niềm vui
  3. Quãng đời đầy khó khăn gian khổ và vất vả.
  4. Quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như đã chết.

Câu 5: (VD) Âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đã có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn từ lâu đã nguội lạnh của nhân vật Mị?

  1. Đánh thức niềm mơ ước hạnh phúc lứa đôi
  2. Đánh thức niềm vui vì tương lai tươi đẹp.
  3. Đánh thức sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị.
  4. Đánh thức khát vọng về tương lai tươi sáng rực rỡ.

Câu 6: (VDC) Từ đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đến đêm cứu A Phủ của Mị đã thể hiện quá trình nhận thức của Mị như thế nào?

  1. Đây là hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát mình khỏi xiềng xích của giai cấp thống trị.
  2. Hành trình tìm lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
  3. Hành trình vượt qua đau khổ để vươn đến hạnh phúc
  4. Hành trình vươn tới khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

 
ĐỀ TỰ LUẬN – VỢ CHỒNG A PHỦ
– Họ và tên người soạn: Trịnh Thị Thùy Trang
Câu 2: (5.0 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó, nhận xét quan niệm của ông: “…Nhưng điều kì diệu là dẫu  trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” ( Tác phẩm văn học 1930-1945, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1990, trang 71)
HẾT.
Hướng dẫn chấm:
Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm)
*Cảm nhận về nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ (2.0 điểm)
Giới thiệu chung: là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Dù bị các thế lực tàn ác chà đạp, phải sống đói khổ, lay lắt, nhục nhã, dù có lúc cô cam chịu số phận nô lệ nhưng sức sống âm thầm, tiềm tàng vẫn cháy âm ỉ trong người Mị giúp cô vượt qua nghịch cảnh, đấu tranh đòi quyền sống cho mình.
Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
+ Là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có tài thổi lá hay như thổi sáo, có biết bao người mê đã ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
+ Là một người con hiếu thảo, khát vọng cuộc sống tự do
+ Từng có một tình yêu rất đẹp
– Mị sau khi làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra:
+ Lúc đầu phản ứng mạnh để cự tuyệt (muốn giải thoát bằng lá ngón)
+ Thời gian dài ở nhà thống lí, Mị trở thành cái xác không hồn, thành công cụ lao động, tê liệt ý thức sống.
+ Chấp nhận cuộc sống cầm tù trong nhà thống lí.
– Mị trong đêm tình mùa xuân:
+ Mị chợt thức tỉnh do sự tổng hòa nhiều yếu tố tác động (tiếng sáo, hơi rượu,…)
+ Mị đã có ý thức về hiện tại, nhớ về quá khứ, khát vọng muốn đi chơi bùng lên, cô thấy phơi phới trở lại…
+ Bị A Sử trói đứng nhưng Mị quên cảm giác đau đớn đến tê dại mà hướng tâm hồn mình theo những cuộc chơi.
-Mị cởi trói cho A Phủ và giải thoát cuộc đời mình:
+ A Phủ cũng như Mị, là người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, vì để mất bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột trong tình cảnh đói khát và giá buốt.
+ Lúc đầu, Mị vô cảm bởi tâm hồn cô đã trơ lì nhưng sau đó cô đã đồng cảm với những đau khổ mà A Phủ đang phải gánh chịu. Cô quyết định cởi trói cho A Phủ và giải thoát cuộc đời mình
*Nhận xét về quan niệm của Tô Hoài (1.0 điểm):
– Đây là một quan niệm đúng đắn và mang tính nhân văn sâu sắc của Tô Hoài
– Quan niệm trên có ý nghĩa tích cực cho nhà văn trong quá trình sáng tạo và định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là tiếp cận hình tượng nhân vật.
– Tác giả đã lên tiếng ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của con người miền núi và tố cáo sự dã man của bọn chúa đất đồng thời mở ra hướng giải thoát cuộc sống khốn khổ cho người nông dân.
*Đánh giá chung về vấn đề nghị luận (0.25 điểm).
Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc… (0.25 điểm)
Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *