Đề thi thử THPT quốc gia môn văn số 37 Vợ chồng A Phủ

  ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2018- 2019
Môn: Ngữ văn 12
(Thời gian làm bài: 120 phút)

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Cấp độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc hiểu – Chỉ ra phương thức biểu đạt chính
– Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công
– Hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình Bày tỏ quan điểm của bản thân về quan niệm:  Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao    
 
 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1,0
10%
1
1,0
10%
          1
1,0
10%
  4
3,0
30%
II. Làm văn
1. Nghị luận xã hội
 
Xác định được kiểu bài nghị luận , vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân. Hiểu được các thao tác, các nội dung có liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Vận dụng các thao tác, huy động dẫn chứng minh họa cho bài viết. Vận dụng hiểu biết, kỹ năng viết để giải quyết vẫn đề;        thể hiện quan điểm cá nhân  
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ :
 
 
 
 
 
 
1
2,0
20%
1
2,0
20%
2.Nghị luận văn học
 
Nhận biết kiểu, dạng bài: Cảm nhận về hai chi tiết – Hiểu được vấn đề cần nghị luận, các thao tác, nội dung có liên quan đến vấn đề cần nghị luận Vận dụng các thao tác, làm rõ nội dung cần nghị luận Vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề. Có khả năng tổng hợp, nâng cao  
 
 
 
 
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ :
 
 
 
 
 
 
1
5,0
50%
1
5,0
50%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
2
 
1,0
 
10%
1
 
1,0
 
10%
1
 
1,0
 
10%
2
 
7,0
 
70%
6
 
10
 
100%

 
 
NỘI DUNG ĐỀ
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
   Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.
   Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu.
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổiVÂN ANH SPIDERUM, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình?
Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan niệm Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm): Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết  xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn: “…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu…”;
“…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”
 
…………………………………………..Hết………………………………
III. PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM
Yêu cầu chung:
– Giáo viên cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– HS có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn có thể cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,5 điểm.
Yêu cầu cụ thể:

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận 0,5
2 Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là:
– Không ngủ quên trên chiến thắng (0.5 điểm)
–  Không ngừng làm mới mình (0.5 điểm)
1,0
  3 Ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình có ý nghĩa như sau:
– Câu nói đó đã khẳng định yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi người không phải là yếu tố đến từ bên ngoài, không phải là từ ai khác mà chính là bản thân mỗi người. (0.5 điểm)
– Không ai có thể giúp bạn thành công ngoại trừ sự tự tin và nỗ lực của chính bạn. Bạn hãy tin vào suy nghĩ của bản thân và cố gắng nỗ lực không ngừng để đạt được những điều mong muốn, để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.  Cuộc sống của bạn là do bạn tự quyết định. (0.5 điểm)
0,75
4 Anh, chị có đồng tình với quan niệm Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao? (1.0 điểm)
HS trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến:
– Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống vốn dĩ muôn hình vạn trạng, luôn thay đổi. Nếu con người suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức, sẽ không theo kịp được xu thế phát triển, khiến con người càng ngày càng lạc hậu, trì trệ, không tự tin vào khả năng của mình khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Cơ hội chỉ đến một lần nếu suy nghĩ quá kĩ, không nhanh chóng nắm lấy thì sẽ không bao giờ có được nó.
– Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh:làm việc gì mà không chịu suy nghĩ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho nên làm bất cứ việc gì cũng phải cẩn thận, suy nghĩ kĩ càng, tính toán tỉ mỉ mới không bị rủi ro.
– Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên.
0,75
II   LÀM VĂN 7.0
    Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân. 2,0
Câu 1   a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân. 0,25
    c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần xác định được thế nào là tính trung thực, chứng minh, làm rõ ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Có thể theo hướng sau:
– Giải thích: Thay đổi: là sự chuyển biến tích cực của bản thân,
của người khác, hay của xã hội, chuyển biến về mặt vật chất hoặc tinh thần.
– Bày tỏ ý kiến: Thay đổi bản thân có vai đặc biệt quan trọng đối với mỗi con người vì:
+ Thay đổi đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
+ Thay đổi giúp mỗi người khám phám phá chính mình để có có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
+ Thay đổi giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thay đổi mình sẽ giúp ta hài hòa với cuộc sống hiện tại, dễ dàng hòa nhập với cảnh sống đa dạng của cuộc đời hơn. Khi ấy, ta sẽ không còn có cảm giác cô đơn, trơ trọi, lạc loài. Mặt khác, khi chúng ta hòa nhập với cộng đồng, với môi trường thì ta sẽ trang bị cho bản thân một cuốn sổ tay đắt giá của cuộc sống, rèn luyện cho bản thân tính thích nghi cao, dễ dàng theo kịp sự phát triển của xã hội, không bị lạc hậu.
+ Không thay đổi bản thân cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
+ Không thay đổi bản thân sẽ lạc hậu
+ Lấy dẫn chứng về sự thay đổi bản thân để chứng minh…
– Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần thay đổi để khám phá cuộc sống và chính mình.
+ Biết thay đổi chính mình là đáng quý, nhưng ta cũng cần biết thay đổi thế giới xung quanh để tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn.
–  Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động thay đổi để bản thân trưởng thành. Một số khác thay đổi lại theo hướng tiêu cực (lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…)
–  Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của thay đổi bản thân, biết thay đổi tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.
1,0
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
Câu 2   Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết  xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn: “…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu…”;
“…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”
5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. 0,5
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn… 0,5
  c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3,0
  HS có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
– Đánh giá khái quát về chi tiết tiếng sáo trong tác phẩm, trích dẫn 2 đoạn văn bản miêu tả chi tiết tiếng sáo.
II. Thân bài
1. Cảm nhận 2 đoạn văn bản miêu tả chi tiết tiếng sáo.
a. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ nhất:
– Đây là những tiếng sáo đầu tiên báo hiệu những đêm tình mùa xuân đang đến, những tiếng sáo “rủ bạn đi chơi”, tiếng sáo gọi bạn yêu của những tâm hồn tự do, khao khát yêu đương.
– Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:
+ Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”. Từng lời hát giản dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa cái lẽ sống phóng khoáng, tự do của con người đã có sức mời gọi lớn lao đối với Mị: “Mày có con trai… người yêu”.
+ Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”: Cô Mị sau bao ngày lặng câm đã cất tiếng, dù đó chỉ là những lời thì thầm. Bản “tình ca” tha thiết của những kẻ yêu nhau, của những người tự do, khao khát hạnh phúc đã cất lên trên đôi môi của Mị, đánh dấu một bước trở lại của người con gái yêu đời, yêu sống ngày nào.
b. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ hai:
– Đây là tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo vọng vào tâm hồn Mị khi Mị bị A Sử trói.
– Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:
+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…”: Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị.
+  “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”: Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và  của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị, nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ trước mắt.
Hành động tàn nhẫn tới tận cùng của A Sử chỉ có thể trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể giam nổi sức xuân đang trào dâng trong Mị.
 2. Đánh giá:
a. Ý nghĩa của tiếng sáo:
– Chi tiết tiếng sáo qua 2 lần miêu tả có vai trò hết sức quan trọng đối với việc làm hồi sinh tâm hồn Mị, làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong cô. Nó giống như một tác nhân làm sống dậy trong Mị những cảm xúc rạo rực của tuổi trẻ, làm bùng lên niềm khao khát sống, khao khát yêu đương. Nếu không có không khí ngày tết nhộn nhịp ở Hồng Ngài, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình không cất lên thì có lẽ Mị vẫn mãi chìm đắm trong những tháng ngày câm lặng, vô thức. Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.
– Sự xuất hiện của chi tiết âm thanh tiếng sáo còn góp phần tô đậm thêm những giá tri nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng  trong tâm hồn người lao động miền núi không có một thế lực nào có thể hủy diệt được. Và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo ấy có thể làm thức dậy nguồn sức sống ấy.
– Chi tiết tiếng sáo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên hơi thở miền núi cho truyện ngắn. Cũng nhờ có sự xuất hiện của âm thanh này mà các trang văn mà Tô Hoài xây dựng đẫm chất thơ. Tiếng sáo ấy quả là âm thanh gây nhiều ấn tượng không chỉ đối với các nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng, hút người đọc mạnh mẽ.
b. Ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn:
– Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần,trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau.
– Và để khắc họa nổi bật chi tiết trên, tác giả sử dụng ngôn ngữ đầy sức gợi, gợi tả các sắc thái khác nhau của tiếng sáo. Qua cách diễn đạt  này, độc giả dường như không phải tốn quá nhiều công sức để mường tượng thứ âm thanh ấy mà nó hiện hữu khá rõ nét, không chỉ tác động vào thính giác mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến thị giác.
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
 
    d. Bài viết sáng tạo: Bài viết có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
    e. Đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 0,5
    Tổng điểm 10.0

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *