Đề thi thử THPT quốc gia môn văn số 38 Tuyên ngôn độc lập

ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
Câu 1 (NB): Hồ Chí  Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời gian nào ?

  1. Tháng 5-1945 B.Tháng 8-1945
  2. Tháng 9 -1945 D. Tháng 1 – 1946

Câu 2  (NB): Hồ Chí  Minh soạn bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu ?

  1. Tuyên Quang B. Cao Bằng
  2. Chiến khu Việt Bắc D. Hà Nội

Câu 3 (TH): Để chuẩn bị cho cuộc xâm lượt Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã tung ra lí lẽ nào trong dư luận quốc tế ?

  1. Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã có công khai hóa đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên và “hợp pháp”, khi phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại.
  2. Pháp là thành viên của phe Đồng minh chống phát xít, nay phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại, Pháp quay trở lại Việt Nam là lẽ đương nhiên.
  3. Việt Nam ủng hộ phe Đồng minh chống phát xít, nay phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại, Pháp vào Việt Nam để liên kết cùng phát triển.

D.Vì Mĩ và quân đội Tưởng đang chực sẵn ở biên giới, chuẩn bị đỗ quân vào Việt
Câu 4 (TH): Dòng nào lí giải đúng nghĩa của từ “khai hóa” mà Hồ Chí Minh đã dùng trong bản Tuyên ngôn Độc lập ?

  1. Khai phá vùng đất hoang.
  2. Làm cho đất hoang trở thành đất trồng trọt.
  3. Đào lấy khoáng sản ở mỏ lên đề dung.
  4. Mở mang văn hóa cho một dân tộc lạc hậu

Câu 5 (VD): Thực dân Pháp đã kể công “bảo hộ” Việt Nam, nhưng tác giả  bản Tuyên ngôn Độc lập đã lên án chúng điều gì?

  1. Trong năn năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
  2. Chúng làm thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
  3. Chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu.
  4. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Câu 6 (VDC): Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng những phép tu  từ nào ?
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập !
Lặp từ ngữ, liệt kê.  B. Lặp cú pháp, liệt kê
Lặp từ ngữ, lặp cú pháp D.  Ần dụ, tăng tiến
ĐỀ TỰ LUẬN – “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
PHẦN ĐỌC HIỂU: 3.0 điểm.
I.ĐỌC HIỂU( 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuổi trẻ.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1( NB). Chỉ ra những biểu hiện của người bản lĩnh được nêu trong văn bản? ( 0,5 điểm)
Trả lời : biểu hiện của người bản lĩnh được nêu trong văn bản là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
Câu 2 (TH). Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?(1,0 điểm)
Trả lời : Để có bản lĩnh sống cần:
+ Trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
+ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
+ Dám đương đầu với mọi thử thách để đạt được điều mong muốn.
Câu 3. (TH)Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.( 1,0 điểm)
Trả lời : Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh tốt.
Câu 4 ( VD). Tác giả viết rằng:
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
còn anh/chị thì sao? Anh, chị sẽ làm gì để rèn luyện cho mình có được bản lĩnh? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình.
Trả lời: Thí sinh viết được đoạn văn trình bày được suy nghĩ và việc làm của cá nhân. (Khuyến khích những đoạn sáng tạo có suy nghĩ tích cực).
LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoaṇ  văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoăc̣  song hành.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bản lĩnh có vai trò quan trọng đối với mỗi con người, có thể quyết định tương lai của mỗi người.
Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luâṇ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:
* Giải thích:
– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Bàn luận:
– Ý kiến đúng, có ý nghĩa trong cuộc sống. Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống,từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
– Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được những điều cần làm.
– Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác…
* Bài học:
– Ý thức được bản thân cần có bản lĩnh trong cuộc sống và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.
Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
 
Câu 2: (5.0 điểm)
 “Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
(Trích “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn văn trên để làm rõ ý kiến: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam”.
 
          Hướng dẫn chấm:
Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm).
–   Giải thích ý kiến:
+ “Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam vì, tác phẩm này Người đã đưa ra những lý lẽ sắc sảo và đanh thép.
+ Tính chất mẫu mực của áng văn xuôi chính luận còn được biểu hiện ở hệ thống lập luận chặt chẽ và khoa học.
–   Phân tích trình tự lập luận:
+ Mở đầu bản tuyên ngôn, tác giả Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ để từ cơ sở đó tác giả đã “suy rộng ra” quyền dân tộc.
+ Tiếp theo là lời trích dẫn từ tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 để chốt lại bằng một khẳng định đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
–   Hiệu quả lập luận của những lời trích dẫn:
+ Khi mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ, tác giả Hồ Chí Minh đã tạo ra một vị thế ngang hàng giữa cuộc cách mạng tháng 8-1945 của Việt Nam với những cuộc cách mạng vĩ đại khác của thế giới như cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Mỹ năm 1776, cuộc cách mạng tư sản của Pháp năm 1789.
+ Tác giả còn kín đáo thể hiện niềm tự hào dân tộc khi cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của cả 2 cuộc cách mạng:

  • “Đánh đổ các xiềng xích thực dân hàng trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập” (chiến tranh giải phóng dân tộc của Mỹ)
  • “Đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” (nhiệm vụ dân chủ của cách mạng tư sản Pháp).

→ Đây cũng là cách làm sáng tỏ tính chất hợp quy luật của cách mạng Việt Nam trong xu thế chung của cách mạng thế giới, cũng là cách để nâng cao vị thế, tầm vóc của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Lấy phần trích dẫn này làm tiền đề triển khai các lập luận, lý lẽ trong bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, tác giả đã khiến cho những luận điểm đúng đắn trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vốn được thế giới thừa nhận như những chân lý lớn của nhân loại đã trở thành cơ sở pháp lý vững vàng, mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Việc trích dẫn cũng thể hiện một nghệ thuật lập luận vừa khéo léo, vừa sắc sảo, kiên quyết của người viết:

  • Khéo léo vì thái độ trân trọng với những cuộc cách mạng vĩ đại của 2 quốc gia Pháp và Mỹ khi đặt lời tuyên bố bất hủ của tổ tiên họ vào phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Khéo léo còn vì hàm ý khẳng định: Việt Nam sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và thành quả cách mạng vĩ đại của nhân loại, Cách mạng Việt Nam xứng đáng được nhận sự đống tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới.
  • Việc trích dẫn cũng tỏ ra kiên quyết sắc sảo khi cảnh cáo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: họ không thể phản bội lý tưởng cao quý của chính tổ tiên mình, không thể chà đạp lên lá cờ Tự do – Bình đẳng – Bác ái mà tổ tiên họ từng giương cao.
  • Lời khẳng định sau khi trích dẫn: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là cách lập luận “vừa khôn khéo, vừa kiên quyết” của Hồ Chí Minh, là thủ pháp “lấy gậy ông đập lưng ông” rất mạnh mẽ, đích đáng.

–   Hiệu quả của những lời luận bàn, mở rộng nâng cao:
+ Sự “suy rộng ra” từ quyền con người tới quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới đã thể hiện tư duy lý luận sáng tạo của Đảng, của Hồ Chí Minh. Nhờ đó, lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trở thành chân lý của mọi thời đại.
+ Đó cũng là đóng góp lớn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới – một dòng thác cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỷ XX.
→ Khẳng định: “Tuyên ngôn Độc lập” của Người là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam” là ý kiến hoàn toàn xác đáng.
* Đánh giá chung vấn đề nghị luận (0.25 điểm).
Sáng tạo: (0.25 điểm).
Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *