Đề thi về bài Sóng Xuân Quỳnh theo định hướng giảm tải 2020

SỞ GIÁO DỤC & ÐÀO TẠO LÀO CAI
 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NÃM 2020
Bài thi môn: NGỮ VÃN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao ðề
                                 (Đề thi có 01 trang)
 

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
            Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nếu ta biết nâng niu cảm xúc của mình thay vì mổ xẻ và phán xét nó. Nếu ta đang cô đơn, tuyệt vọng, đừng cố gắng làm điều gì đó để tìm quên, cũng đừng xem nó như một ung nhọt không thể cứu chữa. Thay vào đó, hãy cho mình thời gian và sự tĩnh tâm để nhìn nhận lại những cảm xúc ấy. Hãy mở rộng tâm hồn mình bằng những cảm xúc khác, thay vì tập trung nghĩ đến điều tiêu cực hiện tại…
            Bạn rất cần biết về sự khác nhau và tầm ảnh hưởng của hai lối suy nghĩ tiêu cực và tích cực đối với cuộc đời mình.
            Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Chừng nào ta chưa chịu thay đổi thì chừng đó chúng còn dai dẳng đeo bám ta. Mặc dù khó có thể thay đổi cách suy nghĩ của mình trong một sớm một chiều, nhưng ta cần giữ đầu óc thật tỉnh táo để nhìn nhận sự việc. Bằng cách nhận diện vấn đề, chia sẻ với mọi người và giải quyết nó, ta sẽ dần loại bỏ được thói quen nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cực.
            Giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực tồn tại một sự khác biệt rất lớn. Chỉ cần một ý nghĩ “mình không thể” thoáng qua đầu, phần tiêu cực trong con người ta sẽ nhanh chóng lấn lướt, rồi ám ảnh cho đến khi tâm trí ta bị mặc cảm bủa vậy. Kết quả là ta rất dễ buông tay đầu hàng. Ngược lại, nếu biết hướng sự lựa chọn ấy đến những điều tốt đẹp, ta sẽ nhận được một kết quả khác, sáng sủa hơn. Những suy nghĩ tích cực được ươm mầm trong tâm hồn ta sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và đưa ta đến một cuộc sống tươi đẹp.
(Theo Tian Dayton, Ph. D, Quên hôm qua, sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, Tr.44 – 45)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, chúng ta nên làm gì nếu ta cô đơn và tuyệt vọng?
Câu 3. Dựa vào văn bản, anh chị hãy cho biết lối suy nghĩ tiêu cực có tác hại như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Bằng cách nhận diện vấn đề, chia sẻ với mọi người và giải quyết nó, ta sẽ dần loại bỏ được thói quen nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cựckhông? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lòng sâu 
                                    …. một phương
                       (Theo Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, Tr.155-156)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ và sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu ở  đoạn thơ trên.
——————HẾT——————
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 

SỞ GIÁO DỤC &ÐÀO TẠO LÀO CAI
 
HDC ÐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NÃM 2020
ÐÁP ÁN – THANG ÐIỂM
Bài thi môn: NGỮ VÃN
                 (Đáp án- thang điểm gồm03 trang)
 

 

Phần Câu Nội dung Ðiểm
I   ÐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
2 –   Theo tác giả, chúng ta nên:
+ Đừng cố gắng làm điều gì đó để tìm quên, cũng đừng xem nó như một ung nhọt không thể cứu chữa.
+ Hãy cho mình thời gian và sự tĩnh tâm để nhìn nhận lại những cảm xúc ấy
+ Hãy mở rộng tâm hồn mình bằng những cảm xúc khác, thay vì tập trung nghĩ đến điều tiêu cực hiện tại…
0.5
 
3 – Những tác hại của lối suy nghĩ tiêu cực:
+ Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh.
+ Lối suy nghĩ tiêu cực luôn dai dẳng đeo bám ta.
+ Phần tiêu cực trong con người ta sẽ nhanh chóng lấn lướt, rồi ám ảnh cho đến khi tâm trí ta bị mặc cảm bủa vây.
+ Kết quả là ta rất dễ buông tay đầu hàng.
1.0
 
 
4   Trình bày quan điểm:
– Đồng tình
– Lí giải:
+ Vì: nhận diện vấn đề sẽ giúp ta nhìn ra cái đúng- sai, được- mất, may- rủi, sai lầm- bài học kinh nghiệm… Từ đó, ta sẽ không đau khổ, dằn vặt, tiếc nuối mà có thái độ lạc quan, tự tin hơn.
+ Vì: Chia sẻ với mọi người và giải quyết nó  giúp ta giải tỏa căng thẳng, lo lắng;  đem lại  cho ta những nhận xét, góp ý,  đánh giá khách quan, rõ ràng. Từ đó, ta sẽ không cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng mà nhìn nhận vấn đề thấu đáo, sáng suốt hơn.
( Lưu ý: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân theo nhiều cách khác nhau, giáo viên cần linh hoạt khi đánh giá)
1.0
 
 
 
 
II   LÀM VÃN 7.0
  Câu 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người  cuộc sống. 2.0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành hoặc móc xích,… 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Về tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người trong cuộc sống. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tác động của những suy nghĩ tích cực đối với con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:
*Giải thích: Suy nghĩ tích cực là những suy nghĩ lạc quan, nhìn nhận cái hay, cái tốt, cái giá trị trong mỗi vấn đề, sự vật, sự việc và luôn có  hướng hành động để làm mọi việc tốt hơn.
*Bàn luận:
– Suy nghĩ tích cực có tác động quan trọng đối với mỗi người:
+ Những suy nghĩ tích cực cũng sẽ giúp ta dễ dàng vượt qua áp lực, stress trong cuộc sống.
+ Những suy nghĩ tích cực giúp ta lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống.
+ Những suy nghĩ tích cực tiếp thêm cho ta động lực, ý chí phấn đấu đạt được thành công.
+ Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, bế tắc.
– Học sinh chứng minh từ dẫn chứng trong cuộc sống.
* Liên hệ bản thân, mở rộng vấn đề:
– Cần phân biệt: suy nghĩ tích cực với suy nghĩ  hão huyền, ảo tưởng.
– Hãy học cách suy nghĩ tích cực để từ nhận thức đúng đi đến hành động cụ thể tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0.25
Câu 2 Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lòng sâu 
                                    …. một phương
 
(Theo Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, Tr.155-156 )
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ và sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu ở đoạn thơ trên
5.0
  a. Ðảm bảo cấu trúc bài vãn nghị luận:
 Mở bài nêu ðýợc vấn ðề, Thân bài triển khai ðýợc vấn ðề, Kết bài khái quát ðýợc vấn ðề.
0.25
  b. Xác ðịnh ðúng vấn ðề cần nghị luận: Nỗi nhớ và sự thủy chung của người phụ nữ trong  đoạn thơ. 0.5
  c. Triển khai vấn ðề nghị luận thành các luận ðiểm:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhýng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; ðảm bảo các yêu cầu cõ bản sau:
3.5
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và đoạn thơ 0.5
2. Thân bài:
2.1. Khái quát chung về bài thơ Sóng
– Hoàn cảnh sáng tác:  viết năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
– Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
– Hình tượng thơ: hình tượng sóng và em đồng điệu, song hành…
– Khái quát nội dung đoạn thơ:  Nỗi nhớ tha thiết và sự thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.
2.2. Cảm nhận về đoạn thơ
2.2.1. Nỗi nhớ của sóng về bờ cũng là nỗi nhớ của em hướng về anh
– Nỗi nhớ cồn cào của sóng về hướng về bờ:
+ Nỗi nhớ lan tỏa đầy ắp trong không gian: “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước”
+ Nỗi nhớ da diết, trải dài trong thời gian: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”
– Nỗi nhớ da diết của em hướng về anh:
+ Nỗi nhớ anh xâm chiếm toàn bộ thế giới tâm hồn em: “Lòng em nhớ tới anh/ Cả trong mơ còn thức”
+ Dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc: “Cả trong mơ còn thức”
2.2.2. Sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu
– Những gian nan, thử thách trong tình yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”
– Lòng thủy chung son sắt, vượt lên mọi khó khăn, cách trở: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”
2.2.3. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
– Nội dung đoạn thơ:
+ Vẻ đẹp của tình yêu chân thành, mãnh liệt: nỗi nhớ nồng nàn và lòng chung thủy, son sắt.
+ Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa truyền thống vừa hiện đại.
– Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn; hình tượng song hành: sóng và em; các ẩn dụ và liên tưởng; nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ… đã khắc họa vẻ đẹp của sóng, của tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khao khát yêu thương, hạnh phúc.
3.0
0.5
 
 
 
 
 
 
 
2.5
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
  3. Kết bài:
– Khái quát đúng vấn đề nghị luận.
0.25
  d.Sáng tạo: Có cách diễn ðạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn ðề nghị luận. 0.5
   e. Chính tả, ngữ pháp:
Ðảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25

 
————————HẾT—————————
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *