Đề thi thử Vợ chồng A Phủ theo hướng giảm tải 2020. đề số 3

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4          KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn  (Thời gian: 120 phút)
 I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.
Ai cũng thích sự an toàn, thích sự chắc chắn nhưng lại quên rằng thay đổi mới chính là an toàn. Ở trong môi trường tất cả mọi thứ đều thay đổi, bạn cũng thay đổi, ấy mới là thuận tự nhiên. Bởi vì sợ thay đổi nên mọi người sống một cuộc sống nhàm chán giống nhau hết ngày này qua tháng khác mà không biết rằng khả năng thay đổi chính là khả năng tuyệt  vời nhất mà con người có được. Các loài  vật phải thay đổi bản thân nó cho phù hợp với hoàn cảnh sống nhưng chỉ có con người mới có khả năng thay đổi hoàn cảnh sống để phù hợp với mình. Sẽ thật ngu ngốc khi chúng ta quên đi khả năng đặc biệt của loài người: khả năng thay đổi. Hãy tận dụng và trân trọng khả năng ấy. Bạn có đang chán cuộc sống hiện tại của mình không? Tính cách của bạn? Những mỗi quan hệ quanh bạn? Công việc bạn đang làm? Nơi bạn đang ở? … Hãy tự hỏi câu đó mỗi sáng thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi tự hỏi hãy tự trả lời. Nếu câu hỏi là “ có”, đừng chần chừ nữa, bạn cần thay đổi ngay. Nếu câu trả lời là “ có” liên tục trong nhiều ngày thì sự thay đổi không còn là một lựa chọn nữa, nó trở thành trách nhiệm, thành điều bạn nhất định phải làm.
Hãy bắt đầu thay đổi từ những cái nhỏ rồi sang cái lớn, từ cái dễ rồi sang cái khó hơn. Dần dà bạn sẽ phát hiện ra mình đang tự tạo nên một phiên bản nâng cấp – đó là bước đầu tiên. Rồi từ một “ chính mình” mới đó mà bạn có khả năng để tạo ra thay đổi cho cả môi trường xung quanh hay thậm chí tạo ra thay đổi cả cho xã hội bạn đang sống. Không gì là không thể.
(Sống y như ngày mai sẽ chết – Phi Tuyết)
Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc sợ thay đổi được nêu trên đoạn trích.
Câu 2:Việc tác giả đặt ra nhiểu câu hỏi trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: khả năng thay đổi chính là khả năng tuyệt  vời nhất mà con người có được
Câu 4: Anh( chị) có đồng tình ý kiến: Thay đổi dần dà bạn sẽ phát hiện ra mình đang tự tạo nên một phiên bản nâng cấp – đó là bước đầu tiên. Vì sao?
II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm):
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy việt một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Trí thông minh chính là khả năng thích nghi với sự thay đổi.
Câu 2(5,0 điểm):
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài miêu tả hành động nhân vật Mị. “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” và đêm cởi trói cho A Phủ, A Phủ đi rồi “ Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: Ở đây thì chết mất.”
( tô Hoài – Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2015 tr6 và tr14)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi  của nhân vật này.
–  HẾT –
 
 
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4          KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ Văn  (Thời gian: 120 phút)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
I HƯỚNG DẪN CHUNG.
-Trên cơ sở các mức điểm đã định, người chấm cần cân nhắc, đối chiếu với các yêu cầu về kĩ năng để cho mức điểm tối đa hoặc thấp hơn.
– Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.

  1. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Phần 1. (3 điểm )
Đề 1:
Câu 1:(0,5 đ)
Mọi người sống cuộc sống nhàm chán giống nhau hết ngày này qua tháng khác mà không biết rằng khả năng thay đổi chính là khả năng tuyệt vời nhất mà con người có được.
Câu 2(1,0)
– Chỉ ra một số câu hỏi: Bạn có dang chán cuộc sống hiện tại của mình không …
– Đây là những câu hỏi có tính nghệ thuật, diễn đạt hàm ý của người viết…: Khẳng định sự bức thiết cần phải thay đổi hiện tại.
Câu 3:(0,5) Vì:
– Các loài  vật phải thay đổi bản thân nó cho phù hợp với hoàn cảnh sống nhưng chỉ có con người mới có khả năng thay đổi hoàn cảnh sống để phù hợp với mình.
– Thay đổi từ những cái nhỏ rồi sang cái lớn, từ cái dễ rồi sang cái khó hơn. Dần dà bạn sẽ phát hiện ra mình đang tự tạo nên một phiên bản nâng cấp – đó là bước đầu tiên. Rồi từ một “ chính mình” mới đó mà bạn có khả năng để tạo ra thay đổi cho cả môi trường xung quanh hay thậm chí tạo ra thay đổi cả cho xã hội bạn đang sống. Không gì là không thể.( 0,5 đ)
Câu 4:( 1,0)
–  Đồng tình ý kiến của tác giả, giải thích
– Vai trò của thay đổi tích cực sẽ làm mới mình và giúp bản thân phát triển …
( Nếu không đồng ý, giải thích vấn đề lí lẽ thuyết phục vẫn đạt yêu cầu tối đa điểm)
Đề 2:
Câu 1(0,5 đ):
– Vượt qua sợ hãi, trở thành người can đảm…
– Bạn có thể mất đi một vài thứ tốt đẹp nhưng nhất định bạn sẽ nhận lại được những thứ còn tốt đẹp hơn.
Câu 2 ( 1,0đ)
– Trích các câu hỏi : …
– Câu hỏi tu từ có giá trị thẩm mĩ trong đoạn trích : khẳng định giá trị ý nghĩa của sự thay đổi chính là được làm chủ bản thân.
Câu 3: ( 0,5)
– Làm mới bản thân, tạo ra cơ hội phát triển bản thân vào con đường trải nghiệm những điều mới mẻ của cuộc sống … đó là những việc dễ dàng thực hiện.
– Nếu thay đổi là sai, tự bạn sẽ nhận ra và tìm hướng điều chỉnh. Bạn không thể biết được đường đi nào là đúng hay sai nếu một bước chân bạn cũng không dám bước.
– Bạn có thể mất đi một vài thứ tốt đẹp nhưng nhất định bạn sẽ nhận lại được những thứ còn tốt dẹp hơn.
Câu 4:(1,0)
– Đồng ý, giải thích …
– Vai trò của thay đổi giúp con người có cuộc sống tích cực hơn tốt đẹp hơn
( Nếu không đồng ý, giải thích vấn đề lí lẽ thuyết phục vẫn đạt yêu cầu tối đa điểm)
Phần 2. (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
– Yêu cầu kĩ năng:
– Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
– Đảm bảo yêu cầu về độ dài (khoảng 200 từ)
* Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung sau:

  1. Giải thích: 0,5

Cuộc đời mỗi con người là một dòng chảy xiết không bao giờ chịu đứng yên, mà cuộc sống luôn luôn thay đổi không ngừng. Mỗi người phải lựa chọn cho mình cuộc sống riêng để thích nghi với môi trường. Do đó, việc ứng xử trước những biến đổi phúc tạp của cuộc sống chính là sự thông minh ở mỗi người

  1. Bàn luận: 1,0

– câu nói trên đúng đắn chỉ ra một bài học thiết thực: phải thay đổi để thích nghi với môi trường là một lẽ tất yếu, là một quy luật không thể phủ nhận hay né tránh của bất kì một sinh thể nào trong vũ trụ. Stephen Hawking là chuỗi ngày chiến đấu thay đổi bản thân thích nghi với căn bệnh hiemr nghèo, những loài chim di cư nương mình theo chiều gió để tiết kiệm sức bay, những cây xương rồng tự biến lá mình thành gai nhọn để chống chọi với sa mạc khắc nghiệt …
– Trong tự nhiên, nếu không có sự thay đổi thỉ khó có thể có tồn tại lâu dài được. Con người cũng vậy! Càng “ linh hoạt trong môi trường linh hoạt” “ trí thông minh chính là khả năng thích nghi với sự thay đổi” đòi hỏi ở con người một kĩ năng, một phương thức, một sự dụng công, là qua strinhf rèn luyện và tích lũy trong một thời gian dài.
– Thay đổi không nhất thiết là bạn mất đi những nét tính cách đặc biệt và đáng quý của mình… Nhiều khi “ thay đổi” còn có thể ảnh hưởng đến biết bao người khác, có thể quyết định đến vận mệnh của một xã hội, một đất nước.

  1. bài học nhận thức và hành động: 0,5

– Thay đổi một cách thông minh hoàn toàn không phải là cách thay đổi tùy tiện, bừa bãi. Không có gì ngu ngốc bằng cố chấp và bào thủ, nhưng cũng không có gì nguy hiểm bằng tự phá bỏ bản sắc của chính mình
– Thay đổi tức là vẫn cần có cái nền, cái gốc trước đó, mà từ đó nảy sinh ra sự biến hóa linh hoạt. Còn lối phá bỏ bản thân là “ đẽo chan cho vừa giày” thì không thể xem là thông minh
– “Thức thời”,  dám “thay đổi” là những kẻ cơ hội hèn nhát, là điều phải nhìn nhận lại
– Bài học của bản thân ..
Câu 2. (5 điểm)

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, hình thành và triển khai ý tốt. (0,25)
  2. xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25)
  3. Triển khai vấn đề nghị luận.3,0

HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
– Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm: Tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm …
– Giới thiệu về nhân vật Mị
– Phân tích sự thay đổi của nhân vật qua hai lần:
+ Lần thứ nhất
. Hoàn cảnh từ một cô gái yêu đời, yêu tự do bị bắt về làm dâu gạt nợ, ban đầu có phản kháng nhưng sau đó vì thương cha Mị chấp nhận cuộc sống trâu ngựa ở nhà thống lí
. Hành động: không nói; lùi lũi như con rùa trong xó cửa; nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi .
. Hành động cho thấy: sự tê liệt đời sống tinh thần của Mị, buông  xuôi chấp nhận số phận
+ Lần thứ hai
. Hoàn cảnh: Nhìn thấy giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ, Mị nhớ lại mình, thương người thương mình Mị cởi trói cho A Phủ, và cởi trói cho chính số phận cuộc đời mình
. Hành động: đứng lặng; vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, nởi
. Hành động cho thấy: sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Khẳng định ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: Yêu đời, yêu cuộc sống tự do, lòng yêu thương, sự đồng cảm, ý thức vượt lên số phận đấu tranh để tự thay đổi cuộc đời…
– Nhận xét, đánh giá. (1,0đ)
+ Sự thay đổi  là phù hợp diễn biến tâm lí nhân vật từ trong đau thương đứng lên phản kháng
+ Biệt tài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn
+ Lòng yêu thương của tác giả ,giá trị  nhân đạo sâu sắc của tác phẩm

  1. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ phát tiếng Việt.(0,25)
  2. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.(0,25)

 
 
 
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *