Đề kiểm tra Học kì bài Vợ nhặt của Kim Lân

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không tính thời gian phát đề)
 

 
ĐỂ BÀI
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
            Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
            (…) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. (…)
            Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?(…)
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, nguồn: htt/www.5book.vn/chapter,    neu-biet-tram-nam-la-huu-han/ QFdK)
 Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5đ)
 Câu 2. Từ đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về lời“phán xét”? (0.75đ)
Câu 3.  Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp gì? (0.75đ)                                                                                                                                                                          Câu 4. Anh/Chị hãy chọn một trong những thông điệp của đoạn trích và cho biết có đồng tình với thông điệp đó không? Vì sao? (1.0đ)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
            Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.
            Câu 2 (5,0 điểm)
            Cho đoạn trích:
            “… Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sung sỉa nói:
      …….
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2 NXBGD 2008, trang 24)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
—————– Hết —————-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                              KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020
                                                                                                Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 – THPT
 
                                                            HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý chấm điểm.
– Do đặc trưng bộ môn nên giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, cần chỉ ra được những điểm hạn chế để cho học sinh sửa chữa, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp.
– Việc cụ thể hóa điểm ở các ý phải đảm bảo không vượt quá điểm tối đa so với thang điểm quy định.
– Khi cộng điểm toàn bài, giám khảo làm tròn làm tròn điểm theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn cụ thể
 

Phần Câu                             Nội dung Điểm
I                        ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
  1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận 0.5đ
  2   Lời“phán xét”: ý kiến, nhận xét được đưa ra để đánh giá về một đối tượng khi người phán xét chưa hiểu thấu đáo đối tượng đó, mang nặng định kiến, chủ quan của người phán xét, kèm với thái độ chê bai, chỉ trích hay lên án, buộc tội; dễ làm tổn thương đối tượng.
(Đây chỉ là những gợi ý. HS thể trình bày theo nhiều cách, GV cho điểm nếu hợp lý).
0.75đ
  3 Thông điệp của đoạn trích:
Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng, tùy tiện bởi điều đó sẽ gây ra nhiều tác hại.
Không sợ hãi trước những lời phán xét của người khác.
– Không để cuộc sống của mình bị điều khiển bởi những lời phán xét theo định kiến của những người khác, hãy sống là chính mình.
(HS có thể trình bày theo cách khác, GV cho điểm nếu hợp lý)
0.75đ
  4  HS chọn một trong những thông điệp của đoạn trích và cho biết có đồng tình không? Giải thích vì sao?
HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình. (Nêu được ý kiến 0,25đ)
– Giải thích vì sao đồng tình hoặc không đồng tình (Yêu cầu giải thích 3 ý mỗi ý hợp lý được 0,25 đ)
 
1.0đ
II –                          LÀM VĂN (7.0 điểm)
   Câu 1
(2.0 đ)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.  
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân  -hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25đ
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tác hại của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.
0.25đ
  c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những tác hại của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.
Có thể theo hướng sau:
– Phán xét người khác một cách dễ dàng: lời phán xét mang tính định kiến chủ quan, một chiều, thiếu cẩn trọng, chỉ nhìn thấy hiện tượng mà chưa thấu đáo bản chất.
– Tác hại của việc phán xét người khác một cách dễ dàng:
+ Với người phán xét: tạo thói quen nhìn nhận vấn đề thiếu sâu sắc, nông cạn, cực đoan, nóng vội, chủ quan, kiêu ngạo, ít thấu hiểu, ít cảm thông; thiếu bao dung…
+ Với người bị phán xét: bị tổn thương về tinh thần, mất tự tin không nhìn thấy được ưu điểm của bản thân, chán nản, bi quan.
+ Tổn hại các mối quan hệ trong cuộc sống: dễ gây hiểu lầm, tự ái, gây xích mích thậm chí thù ghét.
– Cần thận trọng, suy xét nhiều khía cạnh, nhìn nhận vấn đề đa chiều, chọn cách nói thích hợp để đưa ra lời nhận xét đúng đắn, có ích và cần thiết.
….
1.0đ
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25đ
  e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25đ
 Câu 2
(5.0 đ)
  Cho đoạn trích:
            “… Lần thứ hai
                              … rồi cùng đẩy xe bò về…”
   (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2 NXBGD 2008, trang 24)         Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
 
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích.
– Nhận xét về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
0.5đ
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
 
0.5đ
* Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Giới thiệu khái quát nạn đói 1945, vài nét về nhân vật.
– Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Tràng.
+ Khi gặp lại người phụ nữ ở ngoài cổng chợ tỉnh, bị nhiếc mắng, Tràng vô tư, không tức giận cũng không nhận ra người phụ nữ trước đã đẩy xe bò cùng anh.
+ Lúc nhìn thấy người phụ nữ đói rách, sắp chết vì đói, Tràng mới nhớ ra, động lòng thương cảm, Tràng cho người phụ nữ xa lạ một bữa ăn dù bản thân mình cũng nghèo khó, cũng là nạn nhân của nạn đói.
+ Sau câu nói đùa của Tràng, người phụ nữ chấp nhận đi theo anh. Thương xót người phụ nữ khốn khổ không nơi nương tựa, Tràng không nỡ từ chối. Vượt lên nỗi lo sợ cho cuộc sống trước mắt vì niềm khát khao hạnh phúc gia đình, Tràng đã quyết định dắt người phụ nữ về làm vợ, chấp nhận cưu mang, đùm bọc người phụ nữ giữa nạn đói.
+ Dẫu là người vợ nhặt, Tràng vẫn rất trân trọng, anh đưa người phụ nữ vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho cô ta cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt, ra hàng cơm ăn một bữa thật no nê, rồi hai người cùng đẩy xe bò về.
   – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được khắc họa sinh động, tâm lý tinh tế, đối thoại hấp dẫn, ngôn ngữ mộc mạc nhưng chắt lọc, giàu sức gợi…
– Nhận xét, đánh giá: Qua tâm trạng và hành động của nhân vật, đoạn trích đã làm bật lên vẻ đẹp tâm hồn người nông dân nghèo giữa nạn đói: tấm lòng nhân ái, khát khao tổ ấm gia đình, trân trọng hạnh phúc, sức mạnh tinh thần vượt lên nghịch cảnh…
 
2.0đ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    * Nhận xét về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
   + Thương cảm với tình cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong  nạn đói khủng khiếp năm 1945.
   + Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc giữa những con người nghèo khó ngay trên bờ vực của cái chết.  
    + Trân trọng, đề cao những khát vọng chân chính của người nông dân: khát vọng yêu thương, khát khao hạnh phúc gia đình…
+ Gửi gắm niềm tin, giúp con người cùng khổ hướng nhìn về  tương lai…
1.0đ
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25đ
  e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5đ

      
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *