Đề thi Văn 12 học kì 1 Năm 2019-2020 – An Giang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

AN GIANG

—oOo—
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

 
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:
6 bài học từ U23 Việt Nam

  1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.
  2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.
  3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.
  4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hoá làm nên cầu thủ fairplay1. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.
  5. Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.
  6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.

(Theo nhanvanblog.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2 – 5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm)
Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)
 

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.
 
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008)
———————– Hết ———————–
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

AN GIANG

—oOo—
 
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn NGỮ VĂN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
   1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
   2 [1] Phép lặp cú pháp (0,5 điểm)
[2] Hiệu quả của việc sử dụng phép lặp cú pháp: (0,5 điểm)
– Nhấn mạnh bài học được rút ra từ hiện tượng U23 Việt Nam.
1.0
   3 Học sinh có thể trả lời:
– Người giỏi không thể thiếu kiến thức, bởi kiến thức là nền tảng mà người giỏi cần phải có…
– Con người đẹp (tính cách) là nhờ vốn sống văn hóa nên có hành vi ứng xử đẹp với mọi người…
0,5
4 [1] Cách lập luận chung: 1. Bình luận về U23; 2. Bài học cuộc sống
[2] Điều chung nhất được rút ra: Khẳng định thành quả mà U23 có được là cả quá trình trui rèn của cầu thủ và gặp được huấn luyện viên giỏi; từ đó rút ra được những bài học cuộc sống chung cho mọi người.
1.0
   II   LÀM VĂN 7.0
1   Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về bài học thứ 6. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bài học thứ 6 từ U23 Việt Nam
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa đúc kết từ U23 Việt Nam. Có thể triển khai theo hướng:
– Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng (như U23), họ thi đấu không còn riêng cho bản thân mà là cho cả đội bóng, cho cả dân tộc, danh dự cho cả quốc gia…
– Hạnh phúc lớn lao của mỗi người là khi sống vì cộng đồng đồng…
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
2   Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính trong đoạn thơ trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích. 0,50
* Cảm nhận bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
– Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm.
– Vùng núi rừng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
* Cảm nhận về tâm tình người lính Tây Tiến
Đó là nỗi nhớ da diết về cảnh vật, đoàn quân Tây Tiến
– Nỗi “nhớ chơi vơi” về cảnh vật đến quay quắt…
Nhớ một thời gian khổ mà hào hùng của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân.
2.0
Nghệ thuật
– Bút pháp trữ tình, lãng mạn
– Ngôn từ sử dụng đặc sắc: từ địa danh, giàu tính tạo hình,…
– Giọng thơ: trầm bổng, nỗi nhớ nghe da diết…
0,5
  d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,5
  e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
TỔNG ĐIỂM : 10.0

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *