TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XI
|
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11 (Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) |
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (8,0 điểm) |
I. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | |
II. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: | ||
1. Đặt được nhan đề phù hợp cho bài văn | 0,5 | |
2. Giải thích
– Hình ảnh chú ốc sên leo được lên bức tường cao, chú rùa chậm chạp về đích trước chú thỏ gợi suy nghĩ về lòng kiên trì, ý nghĩa to lớn của lòng kiên trì trong cuộc sống. – Kiên trì: Giữ vững không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dầu gặp khó khăn, trở lực. |
1,5 | |
3. Bàn luận
3.1. Con người cần có lòng kiên trì: – Bởi cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách; không có thành công nào đến một cách dễ dàng. – Lòng kiên trì giúp con người giải tỏa những áp lực trong công việc và cuộc sống; luôn có thái độ bình tĩnh, giữ vững niềm tin và hy vọng, lạc quan trước mọi việc xảy ra dù kết quả không như ý muốn. – Lòng kiên trì giúp tăng thêm sức mạnh, khả năng chịu đựng của con người. Khiến con người không đầu hàng trước hoàn cảnh mà luôn ngẩng cao đầu đối diện với nó, tìm cách giải quyết, vượt qua nó. 3.2. Lòng kiên trì phải ở trạng thái động chứ không phải tĩnh, chủ động chứ không bị động; cần phân biệt lòng kiên trì với sự cứng đầu, cố chấp, bảo thủ. |
4,0
|
|
3. Liên hệ, bài học
– Bên cạnh những người biết kiên trì, trong cuộc sống vẫn có không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Những người đó chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại. – Con người không thể thiếu đức tính kiên trì nếu muốn thành công trong cuộc sống. – Thí sinh rút ra được bài học đúng đắn, chân thành, phù hợp với bản thân.
|
2,0 | |
Câu 2 (12,0 điểm) |
I. Yêu cầu chung: Hiểu đúng đắn vấn đề, nắm được cách làm bài văn nghị luận văn học, bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục. | |
II. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | ||
1. Giải thích
1.1. Ý kiến của Marcel Proust: – Cái nhìn: Là cách nghệ sĩ quan sát thế giới. Về bản chất, cái nhìn thể hiện quan niệm riêng của nhà văn về thế giới. – Ý kiến khẳng định phong cách nghệ thuật là tư tưởng riêng của nhà văn. 1.2. Ý kiến của Thanh Thảo: – Hình thức: Là tập hợp của những yếu tố hiện ra trên bề mặt tác phẩm như ngôn từ, hình tượng, kết cấu… – Với Thanh Thảo, sáng tạo hình thức như cách tự bộc lộ của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải là những cá tính độc đáo, sự độc đáo ấy phải được thể hiện ở hình thức nghệ thuật. |
2,0 | |
2. Bình luận về mối quan hệ của hai ý kiến
2.1. Cả hai ý kiến đều hợp lí: – Ý kiến của Marcel Proust xuất phát từ đặc trưng của nghệ thuật và từ đòi hỏi của bạn đọc. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo. Sáng tạo bắt đầu từ cái nhìn. – Ý kiến của Thanh Thảo cũng xuất phát từ đặc trưng của văn học. Khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật ta tiếp xúc đầu tiên với hình thức. Hình thức là kết quả của toàn bộ quá trình sáng tạo của nghệ sĩ. Sáng tạo thực chất là tạo hình cho tư tưởng. 2.2. Bề ngoài hai ý kiến có vẻ như mâu thuẫn nhưng bên trong lại thống nhất. Mỗi ý kiến nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau đem đến một quan niệm đầy đủ về phong cách nghệ thuật. – Trong sáng tạo nghệ thuật không có nội dung nào không tồn tại trong hình thức, không có hình thức nào không ngưng đọng nội dung. – Phong cách là một chỉnh thể bao gồm cả nội dung và hình thức. |
3,0
|
|
3. Chứng minh: Thí sinh biết chọn một tác phẩm phù hợp và qua tác phẩm ấy làm rõ quan điểm của mình về phong cách nhà văn. | 5,0 | |
4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao: Những bài học đặt ra cho người cầm bút, cho người tiếp nhận. | 2,0 | |
* Lưu ý:
– Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo luận kĩ về yêu cầu nội dung và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm. – Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm. |
——— Hết ———-