Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn(THCS Minh Dân)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

Trường THCS Minh Dân

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)

 

 

  1. Mục đích kiểm tra:

Kiểm tra mức độ Chuẩn KTKN trong chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS.

  1. Kiến thức:

– Biết xác định tên tác giả, tác phẩm và nội dung của khổ thơ.

– Hiểu được biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.

– Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân và bài văn nghị luận văn học.

  1. Kỹ năng:

Đọc hiểu, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học.

  1. Thái độ:

– HS có ý thức làm bài nghiêm túc.

– Định hướng năng lực cho HS:  Tự quản, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

  1. Hình thức kiểm tra:

Hình thức: Tự luận.

III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

 

Mức độ

 

Chủ đề

 

Nhận biết

 

 

Thông hiểu

Vận dụng   Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao  
I. Đọc hiểu

 

– Biết được tác phẩm, tác giả trong khổ thơ. – Hiểu được nội dung, biện pháp nghệ thuật  tu từ và tác dụng của các biện pháp đó trong khổ thơ. – Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân theo yêu cầu    
Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

2

20%

  3

4

40%

II. Làm văn

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  
Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

 

 

    1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu:

T. số điểm:

Tỉ lệ %:

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

2

20%

1

6

60%

4

10

100%

 

  1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Phần I:  Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Trích ngữ văn 9 – Tập 1)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ trên ? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ trên? (1điểm)

Câu 4: Từ đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 – 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay. (2 điểm)

Phần II:  Làm văn (6 điểm):

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

— Hết —

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀM YÊN

Trường THCS Minh Dân

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI  TUYỂN SINH  VÀO  LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đáp án này có 02 trang)

Phần I: Đọc hiểu(4 điểm):

Câu 1. Khổ thơ trên trích trong tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe không kính, của tác giả Phạm Tiến Duật. (0,5 điểm)

Câu 2. Nội dung chính của khổ thơ trên:  (0,5 điểm)

– Hình ảnh những chiếc xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng, trụi trần.

– Ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước.

Câu 3. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ, tác dụng:

(1 điểm)

– Phép điệp ngữ: “không có” -> góp phần tính chất hư hại của những chiếc xe. Từ đó làm nổi bật sự ác liệt của chiến tranh cũng như hiện thực về cuộc sống của người lính…(0,5 điểm).

– Hoán dụ: “trái tim” -> góp phần nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường … của người lính lái xe. (0,5 điểm).

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 từ (2 điểm).

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

– Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày suy nghĩ của mình về nội dung của tác phẩm.

– Đoạn văn có bố cục 3 phần chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

–  Tinh thần vượt khó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó. (0,5 điểm)

–  Vượt lên gian khó, thế hệ trẻ đã biến những ước mơ trở thành hiện thực và gặt hái được rất nhiều thành công: ( 0,5 điểm)

+ Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, là thủ khoa trong các kì thi đại học, đạt giải cao trong các kì thi trong nước và quốc tế.

+ Những bạn trẻ kém may mắn, sinh ra đã bị khiếm khuyết cũng nỗ lực hết mình để vươn lên, đạt được những thành quả đáng tự hào.

–  Phê phán những con người không biết quý trọng những gì tốt đẹp mình đang có, lãng phí thời gian, tuổi trẻ; đòng thời phê phán những con người không có ý chí vươn lên, chịu đầu hàng trước những khó khăn, thử thách (0,5 điểm)

–  Liên hệ bản thân: Đó là những tấm gương sáng về tinh thần vượt khó để chúng ta học tập và noi theo… và rút ra bài học.(0,5 điểm)

Phần 2( 6 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức:

          – Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

  1. Yêu cầu về nội dung:
Nội dung cần đạt Điểm
1. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm, tác giả

– Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng  số phận bất hạnh.

2. Thân bài:

* Tóm tắt tác phẩm.

* Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương

– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: dẫn chứng: “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

– Nàng là người phụ nữ thủy chung.

+ Khi chồng ở nhà

+ Khi tiễn chồng ra trận

+ Những ngày tháng xa chồng

+ Khi bị nghi oan

+ Khi sống dưới thủy cung

– Là người con dâu hiếu thảo

+ Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm. (lời nói của mẹ chồng).

+ Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

– Là người mẹ yêu thương con : Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

– Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

– Giầu lòng vị tha:  bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng  phải chét oan ức nhưng không oán trách , hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “ đa tạ tình chàng”

– Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật…

– Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay

 

3. Kết bài:

– Khẳng định“ Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn

– Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại .

 

 

 

0.25

 

0.25

 

 

 

0,5

 

0,5

 

1

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

0.25

 

0.25

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *