Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn(THCS Bình Xa)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

Trường THCS Bình Xa

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT

Năm học: 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

 

  1. Mục tiêu kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

1) Về kiến thức:

– Học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến.

2) Về kỹ năng:

– Rèn kĩ năng  phân tích tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày, diễn đạt,…

3) Về thái độ:

– Giáo dục tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập thi cử.

  1. Hình thức kiểm tra:

1) Hình thức: Học sinh làm bài tự luận.

2) Học sinh: làm bài trên lớp

III. Ma trận đề kiểm tra:

      Mức độ

 

Chủ đề

 

 

 

Nhận biết

 

 

Thông hiểu

Vận dụng Tổng

 

Thấp Cao
I. Đọc – hiểu

 

 

– Nhận biết được bài thơ, tên tác giả.

– Nêu được nội dung đoạn thơ.

Hiểu và phân tích được biện pháp nghệ thuật điệp từ trong đoạn thơ. Viết đoạn văn dựa vào nội dung để nêu lên suy nghĩ của em về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.  

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

  4

4

40%

 

II. Làm văn

 

 

    Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện  (đoạn trích).  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

T.Số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

1

6

60%

4

10

100%

  1. Đề kiểm tra:

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

          Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Trích: Ngữ văn 9, tập II)

Câu 1 (0,5 điểm):  Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

 Câu 4  (2điểm): Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ để nêu lên suy nghĩ của mình về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.

– Hết-

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

Phần Nội dung Điểm
 

 

Phần I: Đọc- hiểu

 Câu 1: Đoạn thơ trích trong bài thơ  “Mùa xuân nho nhỏ”

–  Tác giả : Thanh Hải

   0,25

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 Câu 2: Nội dung đoạn thơ: Khát vbongj được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước.

 

Câu 3:

– Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình. Điệp từ “ta” và điệp ngữ “ta làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp. Điệp ngữ  “Dù là” ở hai câu đầu khổ thơ sau.

– Tác dụng: Tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả một cách chân thành tha thiết với đất nước, với nhân dân. Sự dâng hiến thầm lặng, dù là khi trẻ trung sung sức, dù khi trở về già.-> Ta cảm nhận khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả..

 

 

 

 

 

 

 Câu 4:

* Yêu cầu chung:

        – Biết cách viết  đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ

        – Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng (3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

– Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.

* Yêu cầu cụ thể:

Học sinh nêu cảm nhận của bản thân. Song cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Nội dung:

– Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của nhà thơ:

+ Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.. Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.

+ Từ những câu thơ trên nó đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh- vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng một cách tha thiết nhỏ nhẹ. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

* Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh biết viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm (Đoạn trích)

– Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

* Yêu cầu nội dung

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn ” Bến quê” .

2. Thân bài:

Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ những nội dung sau:.

– Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.

– Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng…

– Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai…

– Những người hàng xóm vô tư trong sáng giàu cảm thông chia sẻ

– Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:

+ Sự thức tỉnh  về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.

+ Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng.

+ Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa.

+ Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chùng chình và vòng vèo của cuộc sống”.

*Nghệ thuật:

– Lựa chọn ngôi kể thứ ba.

– Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống truyện nghịch lý.

– Trong truyện, hầu như mọi hình ảnh đều mang 2 lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng: hình ảnh bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám cờ thế;hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.

3. Kết  bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự ttrân trọng những gía trị bền vững của cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *