Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Tân Loan)

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

THCS Tân Loan

ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

       Năm học 2019 – 2020

         Môn thi: Ngữ văn

 Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức:

– Kiểm tra, đánh giá kiến thức về phần thơ, truyện Việt Nam hiện đại, thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ; nghị luận văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

  1. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ và  truyện Việt Nam hiện đại.

– Xác định thành ngữ và  ý nghĩa của thành ngữ.

  1. Thái độ:

          – Yêu thích môn học. Có ý thức tìm hiểu giá trị  của các tác phẩm thơ và truyện Việt nam hiện đại.

  1. Hình thức kiểm tra

– Tự luận.

III. Ma trận

Mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Văn học – Nhận biết tên văn bản, tên tác giả, thời gian, hoàn cảnh sáng tác văn bản        
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

Số câu:  2

Số điểm: 1

10%

      Số câu: 2

Số điểm: 1

10

Tiếng Việt

 

  – Hiểu và nêu được nội dung  nghệ thuật của đoạn thơ      
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

  Số câu 1

Số điểm: 1

10%

    Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Tập làm văn

Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về một tác phẩm văn học.

    Viết đoạn văn trình bày cảm nhận liên hệ bản thân Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.  
Số câu

Số điểm                      

 Tỉ lệ %

    Số câu 1

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm: 6

60%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 1

10%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

 

  1. Đề bài

Phần 1:  Đọc hiểu văn bản (4 điểm)

Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

(Trích: Ngữ văn 9 – Tập 1)

Câu 1: (0,5 điểm)  Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm)Thời gian? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 3: (1 điểm) Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử  qua hai câu thơ trên?

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của tác giả Nguyễn Thành Long.

…Hết…

 

  1. Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
 

1

Hai câu thơ trích từ tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

– Tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

0, 25

 

0, 25

 

2

– Bài thơ sáng tác năm 1971

– Hoàn cảnh: Khi nhà thơ đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế.

0, 25

0, 25

 

 

3

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Qua từ “ Mặt

trời” ở câu thơ thứ hai “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

– Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ; là nguồn sống, là hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ.

0, 5

 

0, 5

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Câu 3:

* Yêu cầu chung:

– Biết cách viết  đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ.

– Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng (3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.)

– Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.

* Yêu cầu cụ thể:

Học sinh trình bày cảm nhận của bản thân. Song cần đảm bảo những yêu cầu:

* Mở đoạn

Giới thiệu khái quát về tình mẫu tử

* Thân đoạn

 

+ Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con.

+ Thể hiện niềm tin, hi vọng của mẹ đối với con.

+ Liêm hệ bản thân

* Kết đoạn. Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0, 25

 

 

0, 5

0, 5

0, 5

0, 25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

* Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện       (Đoạn trích) biết cách trình bày luận điểm, luận cứ và luận . Bố cục đầy đủ ba phần, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

* Yêu cầu nội dung.

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

– Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên có lối sống đẹp, có tinh thần say mê cống hiến cho đất nước.

2. Thân bài:

* Lưu ý: giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý sử dụng những câu văn từ tác phẩm làm dẫn chứng chứng minh cho các luận điểm trong bài văn.

–  Hoàn cảnh sống và làm việc:

+ Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây núi làm bạn.

+ Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất…

-> Đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

– Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

>Yêu thích công việc, sống có trách nhiệm, tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khó.

– Trong quan hệ với mọi người:Yêu quý con người, cởi  mở, chân tình, nồng hậu. Lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và con người lao động quan tâm tới người khác.

– Trong sinh hoạt: Ngăn nắp, chủ động trong cuộc sống. Chân thực, tận tuy, tin yêu cuộc sống đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ.

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện.

– Tạo tình huống truyện tự nhiên tình cờ, hấp dẫn.

– Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

– Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.

– Kết hợp giữa kể và tả và nghị luận, chất trữ tình của tác phẩm.

3. Kết bài:

– Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật anh thanh niên đối với thế hệ trẻ ngày nay.

 

 

 

 

 

 

 

0, 25

0, 25

 

 

 

 

 

 

0, 5

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

1

 

 

0,5

 

 

0, 5

0, 5

0, 5

 

0, 5

 

0, 25

0, 25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *