SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN
TRƯỜNG THCS MINH QUANG
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 120 PHÚT
- Mục tiêu:
- Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:
– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
– Có cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích … (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
- Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
- Thiết lập ma trận:
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
VD thấp | VD cao | ||||
Phần I: Đọc -hiểu ( Lặng lẽ Sa Pa) |
– Nhận biết được tác giả và tác phẩm
– Đoạn văn đề câp đến vấn đề gì? |
Hiểu được vẻ đẹp của nhân vật. | Viết được đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về lớp trẻ thanh niên hiện nay. | ||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
2
1 10% |
1
1 10% |
1
2 20% |
4
4 40% |
|
Phần II: Làm văn (Viếng lăng Bác) |
Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để trình bày những cảm nhận của mìnhvề đoạn thơ | ||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
1
6 60% |
1
6 60% |
|||
Tổng số câu
Tổng số điểm Tỉ lệ % |
2
1 10% |
1
1 10% |
1
2 20% |
1
6 60% |
5
10 100% |
III. Đề bài theo ma trận:
Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“…Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm cớ dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát…”
(Trích: Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Nét đẹp đó được thể hiện như thế nào? (1 điểm)
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn trình bày những suy nghĩ của em về lớp trẻ thanh niên hiện nay (2 điểm)
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
(Trích: Ngữ văn 9, kì II)
—-Hết—-
IV. Hướng dẫn chấm – Thang điểm:
Nội dung | Đáp án | Điểm |
Phần I: Đọc – hiểu (Lặng lẽ Sa Pa) |
Câu 1:
– Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. – Tác giả: Nguyễn Thành Long.
|
0,25 0,25
0,5
1
1
0,25
0,25 0,25 0,25 |
Câu 2:
– Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên
|
||
Câu 3: Qua đó thể hiện nét đẹp: Đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm quan hệ với mọi người của nhân vật này. | ||
Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Làm nổi bật những ý cơ bản sau: – Đất nước đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuyển bị hành trang cho mình đặc biệt là lớp trẻ thanh niên. – Chuẩn bị về: + Đạo đức + Tri thức + Kỹ năng + Thói quen |
||
Phần II: Làm văn (Viếng lăng Bác) |
1. Yêu cầu chung:
– Vận dụng đúng kỹ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ vào viết bài. – Đảm bảo bố cục 3 phần; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: – Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. – Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Người. b. Thân bài: – Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác: (khổ thơ 3) + Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết. + Hình ảnh Bác: nằm trong giấc ngủ bình yên- giữa vầng trăng sáng dịu hiền – Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ trong tình yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người. + Cảm xúc của nhà thơ: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói) – Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ: (khổ thơ cuối) + Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn dời xa. + Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu – Hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên Người. – Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: + Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình cũng là tiếng lòng chung của những người con đất Việt một cách chân thành và cảm động. + Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị và hàm xúc âm vang. c. Kết bài: – Khẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của tác phẩm.
|
0,25
0,25
2,0
2,0
0,5
0,5
0,5 |