Đề thi thử bài Việt Bắc theo hướng giảm tải 2020

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BẮC GIANG
KỲTHI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LẦN 1 NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Đã bao giờ bạn nghe câu:“Cuộc đời là một cuộc đua ma-ra-tông”? Nó có ý nghĩa khuyến khích mọi người tiếp tục cố gắng khi công việc trở nên khó khăn và cần có thái độ kiên nhẫn nhưng ngoan cường trong cuộc sống. Tuy vậy với tôi, điều đó không hẳn là đúng. Cuộc đời không phải là một chặng đua dài. Nó thật sự là một chuỗi các chặng đua ngắn, chặng này nối tiếp chặng kia. Mỗi nhiệm vụ có những thách thức riêng. Để thành công, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng. (…)
Nhà thám hiểm Christopher Columbus từng phải đối mặt với những khó khăn không lường trước được khi đi tàu về hướng tây để tìm đường tới châu Á. Ông cùng đoàn thủy thủ phải chống chọi với những cơn bão, chịu cảnh đói khát và thiếu thốn, thậm chí phải đấu tranh với tâm trạng vô cùng chán nản. Thủy thủ đoàn của ba chiếc tàu gần như sắp nổi loạn. Nhưng Columbus rất kiên trì. Ngày qua ngày, Columbus kiên trì viết bản tường trình chuyến đi:“Hôm nay chúng tôi lại tiếp tục đi”. Và lòng kiên trì của ông đã được đền đáp. Ông không tìm ra con đường ngắn nhất để tới châu lục với những người Ấn Độ có nguồn gia vị giàu có; thay vào đó ông đã khám phá được châu Mỹ. Trong suốt cuộc hành trình, tâm điểm của ông luôn rõ ràng – mỗi ngày đều phải hoàn thành một đoạn đường. Giành thắng lợi trên mỗi chặng đua ngắn, đó chính là bí quyết thành công. Nhà tư vấn quản lý Laddie F. Hutar khẳng định: “Thành công bao gồm một chuỗi các thắng lợi nhỏ mỗi ngày”.
(TríchTài năng thôi chưa đủ,John C.MaxWell,
NXB Lao động- Xã hội, 2008, tr 198 – 199)
Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện quan niệm như thế nào về cuộc đời?
Câu 3.Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã phải đối mặt với những khó khăn gì khi đi tàu về hướng tây để tìm đường tới châu Á? Điều gì đã giúp ông vượt qua hành trình gian nan ấy?
Câu 4.Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: “Thành công bao gồm một chuỗi các thắng lợi nhỏ mỗi ngày”không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lời khuyên được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu:Để thành công, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng”.
Câu 2 (5.0 điểm)
            Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
                                                                  -Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
 
-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(TheoNgữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr. 109)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người trong đoạn thơ trên.
 
———————— Hết ———————
Họ và tên học sinh:….…………………………………… Số báo danh:………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BẮC GIANG
 
HDC THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
 
 
 
I
            ĐỌC HIỂU 3.0
1 Nghị luận 0.5
2 Quan niệm về cuộc đời của tác giả: “Cuộc đời không hẳn là một chặng đua dài. Nó thực sự là một chuỗi các chặng đua ngắn, chặng này nối tiếp chặng kia”. 0.5
3 – Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã phải đối mặt với những khókhăn: phải chống chọi với những cơn bão; chịu cảnh đói khát và thiếu thốn; phải đấu tranh với những tâm trạng vô cùng chán nản; thủy thủ đoàn của ba chiếc tàu gần như sắp nổi loạn.
– Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vượt qua hành trình gian nan ấy bằng sự kiên trì.
0.5
 
 
 
 
0.5
4 Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân về vấn đề (Đồng ý hoặc không đồng ý hoặc bổ sung ý kiến khác…). Trả lời ngắn gọn, hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng. 1.0
 
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
            LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu:Để thành công, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng”. 2.0
 
 
 
 
 
 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của sự cố gắng không ngừng trên hành trình đi tới thành công của mỗi người.
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự cố gắng không ngừng trên hành trình đi tới thành công của mỗi người. Có thể theo hướng sau:
– Giải thích được khái niệm cố gắng. Từ đó khẳng định được: Để đi đến thành công, mỗi chúng ta luôn cần nỗ lực, cố gắng.
– Bàn luận được ý nghĩa của việc cố gắng, nỗ lực không ngừng (là sức mạnh tinh thần lớn lao giúp con người chiến thắng chính mình, đứng dậy sau những vấp ngã, bước tiếp từ những sai lầm; bằng sự nỗ lực cố gắng không ngừng, con người có thể vượt lên giới hạn của bản thân, khám phá những giá trị còn tiềm ẩn… )
– Rút ra được bài học cho bản thân.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
0.25
2 Trình bày cảm nhận về khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người trong đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu. 5.0
 
 
 
 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người được thể hiện trong đoạn thơ
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc” và đoạn trích. 0.5
* Cảm  nhận về khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người trong đoạn trích:
Khung cảnh chia tay:
+ Không gian và con người Việt Bắc: được gợi nhắc đến qua những hình ảnh: cây, núi, sông, nguồn, cồn, áo chàm.
+ Nhân vật trữ tình:mình – ta (cán bộ kháng chiến – đồng bào Việt Bắc).
=>Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Trung Ương Đảng và Chínhphủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, cuộc chia tay lịch sử diễn ra giữa núi rừng Việt Bắc, giữa những con người đã từng gắn bó sâu nặng nghĩa tình.
Tâm trạng con người:
+ Tâm trạng người ở lại:quyến luyến, bịn rịn, nhớ thương. Lời thơ khơi
gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian cội nguồn tình nghĩa.
+ Tiếng lòng người về xuôi: bâng khuâng, lưu luyến (im lặng – lắng nghe tiếng lòng tha thiết của người ở lại;bâng khuâng,bối rối chân phải bước mà lòng không muốn dời; dùng dằng cầm tay; ngập ngừng câu nói…)
=> Tâm trạng của người ở, người đi trong thời khắc chia lycùng là  những bâng khuâng, quyến luyến. Tâm trạng ấy khiến cho tình cảm cách mạng lớn lao trở nên thiết tha, ngọt ngào, gần gũi như tình yêu đôi lứa.
* Nghệ thuật:
Đậm màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát; hình thức đối đáp; cách xưng hô mình – ta; ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi, giàu tính nhạc…
3.0
 
 
 
 
 
 
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật bài thơ.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt.
0.25
 
Tổng điểm 10.0

Lưu ý khi chấm bài:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
 
——————— Hết ————————-
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *