Đề thi thử về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

TRƯỜNG THPT CHUYÊN                                             Bài thi: NGỮ VĂN
              LÊ KHIẾT                            Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề     

ĐỀ THAM KHẢO

                                                   (Đề thi có 02 trang)
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt – như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan – thì con cái không thể nên thành được.
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Nguyễn Sự Người lớn phải là tấm gương soi chiếu Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, việc gì là quan trọng để giữ nếp nhà?
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” không? Vì sao?
 

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
—-——————-HẾT———————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 
 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ TTHÔNG QUỐC GIA
             QUẢNG NGÃI                                                                          NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN                                              Bài thi: NGỮ VĂN
              LÊ KHIẾT                      

ĐỀ THI THAM KHẢO

                                            
HƯỚNG DẪN CHẤM                        
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM
Đọc hiểu   3.0
Câu 1 Phương thức nghị luận/ nghị luận 0,5
Câu 2 Theo tác giả, việc quan trọng để giữ nếp nhà là: người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt thì con cái không thể nên thành được. 0,5
Câu 3 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:
  – Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi.
  – Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.
 – Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
1.0
Câu 4  Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” của tác giả.
Giám khảo cho điểm tùy vào việc giải thích hợp lý, thuyết phục của thí sinh.
 
1.0
Làm văn   7.0
Câu 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội. 2.0
  1. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận 0.25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội. 0.25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
– Gia đình là gì?
– Vai trò, ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội:
+ Gia đình và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến đời sống xã hội.
* Đối với gia đình có nền nếp.
* Đối với gia đình không có nền nếp.
– Trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình.
 
 
 
1.0
 
 
  4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
 
5,0
 
  Thí sinh có thể có những cách viết khác nhau, nhưng phải hướng tới những ý cơ bản sau đây:
1. Vài nét về nhà văn Tô Hoài và truyện Vợ chồng A Phủ.
2. Phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ:
a. Phân tích
* Khái quát nhân vật:
– Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị còn ý thức rất rõ giá trị của cuộc sống tự do và hạnh phúc do mình lựa chọn, khi nói với bố: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
– Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.
– Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt.
* Trong đêm tình mùa xuân
– Khát vọng đi chơi xuân đến khi Mị chứng kiến: thiên nhiên mùa xuân  gợi cảm, sắc màu váy áo rực rỡ khắp bản Mèo, âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình da diết cứ quấn lấy Mị và Mị đã hành động:
+ Mị lấy rượu và uống ừng ực từng bát rồi đến bên bếp lửa, nơi mọi người nhảy đồng và hát, nhưng đầu Mị lại nhớ về ngày trước và Mị muốn được chết ngay để không nhớ nữa.
+ Hơi rượu nồng nàn thức dậy khao khát đi chơi xuân của Mị: Mị vào buồng thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa…
+ Khi bị A Sử phát hiện bắt trói đứng vào cột nhà, trong đầu Mị vẫn văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, Mị vùng bước, sợi dây trói thít chặt, cảm giác đau đớn và tiếng chân ngựa đạp vào vách đã khiến Mị bừng tỉnh và nhận ra thân phận hiện tại của mình.
=> Khát vọng đi chơi xuân của Mị bị dặp tắt bởi đôi bàn tay quái ác của A Sử. Những đột biến trong hành động của Mị chưa đủ sức kéo Mị ra khỏi cuộc sống tù ngục hiện tại, nhưng nó là bước chuẩn bị cho sự vùng dậy quyết liệt của lòng ham sống đang sôi sục trong Mị ở hành động tiếp theo.
– Tô Hoài đã khám phá và phát hiện ở Mị: đằng sau sự cam chịu là một tâm hồn khát khao sống, khát khao yêu; bên trong con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa là một con người đang trỗi dậy mạnh mẽ.
* Trong đêm chứng kiến cảnh A Phủ bị đánh, bị trói:
– Ban đầu: Mị dửng dưng “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” vì cảnh ấy Mị đã quen kể từ khi về làm dâu nhà Pá Tra và vì tâm hồn Mị đã gần như tê liệt từ sau cái đêm tình mùa xuân ấy.
– Sau đó: Mị bất chợt nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, nhớ đến cảnh mình từng bị hành hạ như thế, Mị thật sự xúc động. Mị chạnh lòng “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết…người kia việc gì mà phải chết thế”. Mị suy nghĩ, sợ hãi nhưng nỗi thương người lớn hơn nỗi thương thân, Mị quyết định hành động mạnh mẽ và táo bạo: cắt đứt dây mây, cởi trói cho A Phủ.
– A Phủ vùng chạy, “Mị đứng lặng trong bóng tối”, sau đó “vụt chạy” theo A Phủ khi nghĩ “Ở đây thì chết mất”.
=> Hành động của Mị diễn ra tức thời, bất ngờ nhưng tất yếu. Bởi lẽ giải thoát cho A Phủ là giải thoát cho chính mình. Mị đã vượt qua ranh giới của định mệnh, cùng A Phủ bước ra khỏi bóng đêm để đến với một cuộc đời mới tràn ngập ánh sáng.
– Tô Hoài đã thành công xuất sắc khi miêu tả diễn biến tâm lí của Mị trong đoạn văn này. Đó là tâm lí phức tạp: từ vô cảm đến đồng cảm, từ sợ hãi đến bất chấp tất cả. Hành động cuối cùng của Mị hoàn toàn phù hợp với tính cách của nhân vật: tưởng như cam chịu nhưng lại tiềm ẩn sức sống mãnh liệt và chỉ cần có cơ hội là vùng lên mạnh mẽ.
 
b. So sánh:
* Giống nhau:
– Sự trỗi dậy sức sống ở cả hai lần đều có cơ sở sâu xa là  bản tính mạnh mẽ, không dễ chấp nhận số phận của Mị.
– Hai lần Mị trỗi dậy đều có tác động từ yếu tố khách quan (không khí mùa xuân và tình trạng của A Phủ trong đêm đông)
– Hai tình huống này đều cho thấy tài năng phân tích tâm lí nhân vật và chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của Tô Hoài.
* Khác nhau:
– Lần thứ nhất, Mị hành động theo cảm tính, đôi khi vô thức.
– Lần thứ hai, Mị hành động có ý thức, mạnh mẽ và quyết liệt. Hành động cởi trói cho A Phủ cho thấy Mị đã chiến thắng số phận.
c. Khẳng định thành công của tác giả và suy nghĩ của bản thân.
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5

 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *