Đề thi thử tốt nghiệp Người lái đò sông Đà

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH                    ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI TN THPT NĂM 2020
TRƯỜNG THPT MỸ THỌ                          Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI TN THPT NĂM 2020
 

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu: đoạn trích thơ
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ một đoạn trích
+ độ dài: khoảng 150 -300 chữ.
 
-Nhận diện phương thức biểu đạt chính.
 
-Hiểu biết về ý nghĩa của dòng thơ.
– Cảm nhận về một hình ảnh trong đoạn trích.
Trình bày suy nghĩ của bản thân.    
Tổng Số câu 1 2 1   4
Số điểm 0,5 1,5 1,0   3,0
Tỉ lệ 5% 15% 10%   30%
II. Làm văn
1 Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn 200 chữ.      Viết môt đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội được nêu ra ở phần đọc hiểu.    
Số câu     1   1
Số điểm     2   2
Tỉ lệ     20%   20%
2 Nghị luận văn học: Nghị luận về một hình tượng trong đoạn trích văn xuôi.     Vận dụng những kiến thức về tác giả tác phẩm, kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biêu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học.  
Tổng Số câu     1
5,0
50%
1
Số điểm     5,0
Tỉ lệ     50%
Tổng cộng Số câu 1 2 2 1 6
Số điểm 0,5 1,5 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 5% 15% 30% 50% 100%

 
  SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH                    ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI TN THPT NĂM 2020
TRƯỜNG THPT MỸ THỌ                          Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chiến tranh đã tắt cuối con đường
Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ
Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở
Con đã về, mẹ có thấy con không?
 
Cỏ đã lên mầm trên những hố bom
Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy
Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ
Nước mắt đầy trên những vết nhăn

Có tiếng gà gọi mẹ góc vườn xa
Con vẫn thế hò reo chùm khế ngọt
Cau lại trổ mẹ ơi cau sẽ bổ
Trong cơn mê tiếng trẻ nói vang nhà
 
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con không chết, con chỉ không lớn nữa
Và con sống suốt đời mười tám tuổi
Như buổi chiều chào mẹ con đi.
                  (Trích Thư gửi mẹ, Nguyễn Quang Thiều, Theo Những người lính của làng, NXB Quân đội Nhân dân, 1996)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ “Cỏ đã lên mầm trên những hố bom/ Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy”.
Câu 3. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ hiện lên trong dòng thơ: “Nước mắt đầy trên những vết nhăn”
Câu 4. Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng), anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những con người “không chết” được nói đến trong đoạn thơ trên.
 
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về Tổ quốc lại một lần đứng dậy trong đại dịch Covid -19.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân.
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH                    ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI TN THPT NĂM 2020
TRƯỜNG THPT MỸ THỌ
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
————————-

  1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết bài nghị luận văn học. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Chấm riêng từng ý, sau đó xem xét tương quan giữa các ý để cho điểm toàn bài. Tính điểm đến 0,25 điểm
  2. Yêu cầu cụ thể:
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC  HIỂU 3,0
  1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: biểu cảm. 0,5
2 Hình ảnh: “Cỏ đã lên mầm trên những hố bom/ Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy”: gợi cho người đọc suy nghĩ về sự tái sinh của sự sống. 0,5
3 Hình ảnh người mẹ hiện lên chân thực, bình dị với sự vất vả, tảo tần cùng tình yêu thương vô bờ bến và nỗi niềm lo lắng, chờ đợi người con từ chiến trường bình an trở về. 1,0
4 – Về nội dung: thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thành về những con người hi sinh vì Tổ quốc.
– Về hình thức: viết đủ số dòng, đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc…
0,75
 
0,25
II   LÀM VĂN 7,0
  1
 
Viết đoạn văn về Tổ quốc lại một lần đứng dậy trong đại dịch Covid -19. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bà đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành, móc xích.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Sức mạnh, tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn những thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận treo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh, tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19. Có thể triển khai theo hướng: khái lược về đại dịch Covid-19; nhận thức, hành động, tinh thần, tình cảm của dân tộc trong việc chống dịch; vị thế của Việt Nam sau thành công trong việc phòng, chống dịch…
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
2 Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các luận điểm của vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:: vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng Sông Đà. 0,5
  c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  
  Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
2. Vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà
a.Vẻ đẹp hung bạo:
– Hướng chảy độc đáo, bất thường.
– Bờ sông Đà rất hiểm trở: Đá dựng vách thành, chẹt lòng sông như một cái yết hầu
– Thác đá dày đặc, hiểm trở: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, …gùn ghè như đòi nợ xúyt …bất cứ người lái đò nào đi qua đây.
– Trên mặt sông đáng sợ hơn là những cái hút nước: nước ặc ặc như  vừa rót dầu sôi vào, thuyền bè vô ý đi qua sẽ bị lôi tuột xuống đánh tan xác ở đáy sông.
– Khủng khiếp nhất ở Đà giang vẫn là trùng vi thạch trận: bao đá nổi đá chìm phối hợp các luồng nước dàn bày thạch trận, lập thành ba phòng tuyến với cả tập đoàn cửa tử đầy những tướng đá, quân nước hung dữ…
– Âm thanh tiếng nước cũng rất ghê gớm: nghe như oán trách, van xin, khiêu khích,… rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng …
– Hành động của dòng sông khi giao chiến với người lái đò: đầy mưu mô, xảo quyệt.
– Tâm địa: là kẻ thù số một, loài thủy quái.
b.Vẻ đẹp trữ tình:
– Hình dáng: dòng sông mềm mại, hiền hòa, đầy nữ tính, mang dáng dấp của một người thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng: Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình….nương xuân.
– Màu sắc: biến đổi theo mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ.
– Cảnh vật ven sông: lặng tờ, hoang dại, hồn nhiên
– Tâm hồn: của một cố nhân.
c. Đặc sắc nghệ thuật: vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, liên tưởng, so sánh, vận dụng ngôn ngữ của nhiều lĩnh vực khác nhau, câu văn, hình ảnh giàu chất tạo hình, đoạn văn giàu tính nhạc…
3. Đánh giá chung: Vẻ đẹp của Sông Đà tiêu biểu cho thiên nhiên Tây Bắc rất phong phú, đa dạng: hùng tráng, dữ dội nhưng cũng rất mượt mà, thơ mộng. Qua đó, thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng như tình yêu quê hương đất nước của ông.
 
0,5
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
0,5
  d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, có những kiến giải mới mẻ về nội dung và nghệ thuật của vấn đề nghị luận. 0,25
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,5
TỔNG ĐIỂM 10,0

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *