Đề thi thử tốt nghiệp Tây Tiến theo hướng giảm tải 2020

SỞ GD VÀ ĐT BINH ĐINH                               ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TNTHPT NĂM 2020
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG                              Môn Ngữ văn. Thời gian: 120ph
           (không kể thời gian phát đề)
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ai trong chúng ta cũng đã một lần thử sức với trò chơi ghép hình. Và với những kinh nghiệm từ trò chơi rất đơn giản ấy, chúng ta đã áp dụng được những gì vào cuộc sống? Có thể sẽ rất thú vị vì bức tranh ghép hình là các công việc cần làm trong cuộc sống của bạn đấy!
Chúng ta không thể mong muốn tất cả phải hoàn thiện ngay, mọi việc phải đâu vào đó. Khi sự việc trở nên khó khăn, không trôi chảy, hãy tự cho phép mình nghỉ ngơi thoải mái đôi chút. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn quay lại.
Đừng quên có lúc phải vượt lên cao nhìn vào bức tranh toàn cảnh để định hướng. Loay hoay với những mảnh nhỏ có lúc sẽ khiến bạn nản chí.
Lòng kiên trì sẽ được đền đáp. Mọi thử thách lớn đều cần được chinh phục từng bước một.
Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại.
Việc đầu tiên bạn cần làm là hướng đến và thiết lập đường biên. Có ranh giới, bạn mới cảm nhận được sự an toàn và trật tự.
Đừng ngại thử thách nhiều cách kết hợp khác nhau. Đôi khi chúng sẽ khít khao đến ngạc nhiên.
Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước những thách thức lớn.
Hãy dành niềm vui để tận hưởng những thành công nho nhỏ của bạn. Chúng sẽ động viên bạn bước tiếp. Và bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc ngay khi vượt qua được khó khăn thử thách.
(Theo Hạt giống tâm hồn 3, Từ những điều bình dị, Nhiều tác giả, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 2015, tr. 27-28)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (NB)
Câu 2. Tác giả khuyên chúng ta điều gì nếu sự việc trở nên khó khăn, không trôi chảy khi chơi ghép hình? (NB)
Câu 3.  Vì sao người viết lại có thể đưa ra những bài học nhân sinh từ trò chơi ghép hình?(TH)
Câu 4.  Anh/Chị có đồng tình với lời khuyên: Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại không? Vì sao?(VDT)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm được nêu trong văn bản dẫn ở phần Đọc – hiểu trên: Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước những thách thức lớn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
                                                Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                                Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
                                                Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
                                           (Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012, tr.88 – 89)
           Cảm nhận về vẻ đẹp lãng mạn của đoạn thơ trên.
                                           ——- HẾT ——
 
 
           Hướng dẫn chấm và biểu điểm
 

Phần Câu Nội dung   Điểm
I                                                 ĐỌC HIỂU 3.0
  1  Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
 
0.5
 
2
 Tác giả khuyên chúng ta: nên nghỉ ngơi thoải mái đôi chút nếu sự việc trở nên khó khăn, không trôi chảy khi chơi trò ghép hình.
 
 
0.5
 
    3  Người viết có thể đưa ra những bài học nhân sinh từ trò chơi ghép hình là bởi:
– Giữa trò chơi ghép hình với cuộc đời con người có nhiều điểm tương đồng nhau.
Qúa trình thực hiện việc ghép hình bức tranh sẽ gặp những điều cần phải làm,  tương tự các công việc cần làm trong cuộc sống như: khó khăn, thử thách, bế tắc thì cần kiên trì, nỗ lực, sau đó sẽ tận hưởng niềm vui được hoàn thành….
 
 
1.0
(1 ý/0,5 đ)
4  – Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với lời khuyên của tác giả, song cần đưa ra lí lẽ hợp lí, thuyết phục.
– Có thể thấy lời khuyên: Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại khá xác đáng vì:
+ Nếu cứ chìm đắm trong bế tắc, ta sẽ bế tắc.
+ Việc chuyển hướng suy nghĩ, nhìn nhận sang đối tượng khác sẽ giúp chúng ta tạm thời cởi bỏ tâm lí tiêu cực khi bế tắc, đồng thời đó cũng là cơ hội để ta tìm cách giải quyết từ các hướng khác.
 
    0,25
 
0,75
II   LÀM VĂN 7.0
  1      Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm được nêu trong văn bản dẫn ở phần Đọc – hiểu trên đây: Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước những thách thức lớn. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoaṇ  văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
  Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước những thách thức lớn.
 
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh lựa chọn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau:
* Giải thích:
– Những việc đáng làm: là những việc có ích, cần thiết với bản thân, gia đình và xã hội.
– Kiên trì và nỗ lực: là nhẫn nại và cố gắng hết sức để theo đuổi đến cùng.
– Vội vã trước những thách thức lớn: hấp tấp, nóng lòng trước những khó khăn, cản trở lớn.
àCả ý kiến là lời khuyên: Những việc có ích, cần thiết với bản thân, gia đình và xã hội đều đòi hỏi sự nhẫn nại và cố gắng hết sức để theo đuổi đến cùng, tránh hấp tấp, nóng lòng trước những khó khăn, cản trở lớn.
* Bàn luận:
– Những khó khăn như một điều tự nhiên trong cuộc sống, để ta có thể phát triển và thăng tiến, khẳng định bản thân, sống có ích. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn, trở ngại đó, đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ.
– Cuộc sống, muốn thành công đều phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, chông gai, nguy hiểm. Đó là những thử thách mà ta gặp phải.
– Có những thử thách nhỏ dễ dàng vượt qua. Cũng có những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì, không thể nóng vội muốn đạt được mà dẫn đến hấp tấp, dễ sai lầm.
– Có những thách thức lớn, không chỉ có bản lĩnh dũng cảm, sự tập trung và sáng tậo của trí tuệ thì đều có thể làm được, mà phải kết hợp với sự kiên nhẫn, nỗ lực.
– Dẫn chứng:
– Bác bỏ: những người khi gặp khó khăn thử thách chỉ biết chạy trốn thay vì  tìm cách vượt qua,
à Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng.
* Bài học nhận thức và hành động:
     1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu  
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo  
0.25
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
     2 Trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
                 Cảm nhận về vẻ đẹp lãng mạn của đoạn thơ trên.      
     5.0
    1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.      0.25
    2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ với vấn đề nêu trong đề bài.      0.5
    3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung.
 
 
 
    * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm “Tây Tiến” và vẻ đẹp lãng mạn của đoạn thơ.      0,5
       Vẻ đẹp lãng mạn của đoạn thơ:
* Bốn câu thơ đầu: Vẻ đẹp lãng mạn được thể hiện ở việc miêu tả đêm liên hoan văn nghệ:
– Về nội dung:
+  không khí vui tươi, rộn rã của âm thanh, sự rực rỡ, lung linh của sắc màu.
+ vẻ tình tứ, duyên dáng của những chàng trai, cô gái trong tình quân dân ấm áp.
àCảnh vật, con người, điệu múa, điệu khèn mang vẻ riêng của núi rừng miền Tây. Không khí đó đã đẩy lùi những khó khăn, mệt nhọc lại phía sau và xây lên “hồn thơ” trong người lính Tây Tiến.
– Hình thức thơ:
+ cách nói cách điệu, ẩn dụ: hội đuốc hoa.
+ thanh bằng được sử dụng nhiều, đặc biệt là ờ câu cuối để lại dư âm về cảm giác nhẹ nhàng, chơi vơi của lòng người cùng tiếng khèn, tiếng hát.
à Đoạn thơ lấp lánh vẻ đẹp của tình quân dân, vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của những người lính. Quang Dũng đã lấy cái lãng mạn hào hoa thành tính cách độc đáo, đặc trưng của người lính Tây Tiến, vẻ đẹp ấy được tôn lên trong khói lửa của chiến tranh.
* Bốn câu thơ cuối: vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở việc nhà thơ miêu tả không gian chiều sương Châu Mộc:
– Nội dung:
+ không khí huyền thoại, bảng lảng, mờ ảo như cổ tích. Cảnh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc mà đẹp như một bức tranh thời cổ.
+ hình ảnh “hồn lau”, cách sử dụng từ phiếm chỉ “chiều sương ấy”, cách hỏi “có thấy, có nhớ” đã gợi ra linh hồn hoang sơ, huyền thoại của núi rừng.
+ dáng người kiêu hãnh trên con thuyền độc mộc và “hoa đong đưa” nơi dòng nước lũ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của thiên nhiên và con người.
– Hình thức:
+ điệp ngữ “có thấy”, “có nhớ”.
+ từ láy gợi hình  và nhân hóa: “hoa đong đưa”.
àMàn sương khói bao trùm bức tranh thơ cũng là màn sương của hoài niệm, của quá khứ. Đoạn thơ như một thước phim quay chậm về khoảnh khắc thơ mộng và bình yên. Chiến trường một lần nữa lại lùi xa trong khoảnh khắc yên tĩnh tuyệt diệu này.
     2.5
    *Đánh giá chung:
Nội dung: Cảm hứng lãng mạn đã chi phối thế giới quan của người lính. Với cảm hứng này, Quang Dũng đã mang đến cho đoạn thơ một thiên nhiên Tây Bắc một vẻ dẹp lãng mạn, thơ mộng, trữ tình của cảnh và người đưa người đọc đến với hoài niệm năm xưa, để đồng cảm với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh.
Nghệ thuật: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ chính là một ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị với một hồn thơ lãng mạn, tinh tế, tài hoa; chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện khó có thể tách biệt, tạo nên thế giới của cái đẹp.
    0,5
    4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.    0,5
    5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.    0,25
                           ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00  

 
 
————- HẾT —————–
             
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *