Đề thi thử THPT quốc gia môn văn theo cấu trúc mới 2019. đề 20 Người lái đò sông Đà

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
Trường THPT Châu Thành 2
Câu 1. (NB) Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân được so sánh với cái gì?

  1. Đôi mắt đa tình của người con gái.
  2. Người thiếu nữ ngủ mơ màng.
  3. Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
  4. Áng tóc trữ tình của người phụ nữ.

Câu 2. (NB) Mục đích sáng tác của Nguyễn Tuân khi viết Người lái đò sông Đà là gì?

  1. Khám phá vẻ đẹp phong phú, nhiều mặt của sông Đà.
  2. Thể hiện niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên đất nước.
  3. Bộc lộ một cái tôi tài hoa, uyên bác, phóng túng và độc đáo.
  4. Tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Câu 3. (TH) Phép tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân?

  1. Ẩn dụ.
  2. Hoán dụ.
  3. So sánh.
  4. Chơi chữ.

Câu 4. (TH) Khi phản ánh con người, Nguyễn Tuân thường khám phá ở phương diện:

  1. Đạo đức.
  2. Lối sống.
  3. Quan điểm, lập trường.
  4. Tài hoa, nghệ sĩ.

Câu 5. (VD) Vì sao nói hình tượng người lái đò sông Đà thể hiện một bước chuyển biến quan trọng trong phong cách Nguyễn Tuân?

  1. Vì hình tượng người lái đò gần gũi, giản dị.
  2. Vì hình tượng người lái đò là cái đẹp giữa cuộc sống đời thường.
  3. Vì hình tượng người lái đò phi thường lãng mạn.
  4. Vì ông lái đò là một chiến tướng quả cảm trên sông.

Câu 6. (VDC) Cảm hứng của tuỳ bút sông Đà được khơi gợi từ:

  1. Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.
  2. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
  3. Hình ảnh con sông Đà.
  4. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.

ĐỀ TỰ LUẬN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
Trường THPT Châu Thành 2
 
ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:

Cái cò… sung chát đào chua
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (NB). (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Đoạn trích được viết theo thể thơ: Lục bát.
Câu 2 (TH). (0,5 điểm) Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: cái cò, sung chát đào chua, gió đưa về trời, lời mẹ ru, quạt mo – thằng Bờm
* Lưu ý: Thí sinh cần nêu được ít nhất hai từ ngữ, hình ảnh.
Câu 3 (TH). (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là:
+ Lặp cấu trúc/điệp ngữ: Bao giờ cho tới…
+ Nhân hóa: trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
– Hiệu quả: nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh gần gũi, thân quen.
Câu 4 (VD). (1,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về thông điệp được tác giả gửi gắm trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Trả lời:
Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả:
– Ngợi ca công lao to lớn của mẹ.
– Làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.
LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm)
Tình mẫu tử trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận. (1,0 điểm)
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình mẫu tử trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho mẹ.
– Tình mẹ bao la như biển trời, chỉ biết cho mà không bận lòng nhận lại, luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm; con cái luôn tôn kính, hiếu thảo với mẹ, phải luôn chăm sóc mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Phê phán những người mẹ vô tâm bỏ rơi con cái, những đứa con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ của mình.
– Luôn ghi nhớ công lao sinh thành dưỡng dục; phấn đấu trưởng thành nên người như sự báo đáp, kì vọng của mẹ.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (0,25 điểm)

Câu 2. (5,0 điểm)
Trong đoạn trích Người lái đò sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và sau cuộc chiến trên mặt trận sông nước thì “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá. Nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh … cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.
(Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2011, tr.189 và tr.190)
Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai tình huống trên để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này.
Hướng dẫn chấm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,25 điểm)
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)
Hình ảnh người lái đò trong hai tình huống để làm nổi bật vẻ đẹp: dũng cảm tài hoa và tâm hồn bình dị.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. (3,5 điểm)
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0,5 điểm)
* Chân dung, lai lịch: (0,25 điểm)
– Tên gọi là người lái đò Lai Châu, đã 70 tuổi, làm nghề lái đò đã 10 năm.
– Chân dung: “Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy cuống lái; giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông; nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”.
* Tài trí phi thường, dũng cảm tài hoa: (0,75 điểm)
– Nắm chắt binh pháp của thần sông, thần đá; thuộc quy luật phục kích của lũ đá
– Biết từng của sinh, của tử trên thạch trận; nắm chắt quy luật của dòng nước sông Đà.
Như một vị tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm, bình tĩnh tiến vào trận địa và chỉ huy cuộc vượt thác tài tình vượt qua ba trùng vi.
* Tâm hồn bình dị: (0,5 điểm)
Là người có phong thái ung dung, ông nhìn thử thách bằng cái nhìn bình dị mà không thiếu vẻ đẹp lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc bị thương.
* Nghệ thuật: (0,5 điểm)
Nhà văn sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa, uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
* Bình luận – mở rộng: (1,0 điểm)
– Ngòi bút của tác giả hướng đến những con người lao động bình thường đang âm thầm cống hiến cho đất nước. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của họ được thể hiện ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân gọi đó là “Cái thứ vàng mười”.  
– Nhà văn nêu lên quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động đời thường và bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

(0,5 điểm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
________________
HƯỚNG DẪN CHẤM
 (HDC gồm có 02 trang)
KIỂM TRA NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12

                                                        
Hướng dẫn chung
1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó.
2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.
Đáp án và thang điểm
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Đoạn trích được viết theo thể thơ: Lục bát. 0,5
2 Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: cái cò, sung chát đào chua, gió đưa về trời, lời mẹ ru, quạt mo – thằng Bờm
* Lưu ý: Thí sinh cần nêu được ít nhất hai từ ngữ, hình ảnh.
0,5
3 – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là:
+ Lặp cấu trúc/điệp ngữ: Bao giờ cho tới…
+ Nhân hóa: trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
– Hiệu quả: nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh gần gũi, thân quen.
0,5
 
 
0,5
4 Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả:
– Ngợi ca công lao to lớn của mẹ.
– Làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.
1,0
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình mẫu tử trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình mẫu tử trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho mẹ.
– Tình mẹ bao la như biển trời, chỉ biết cho mà không bận lòng nhận lại, luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm; con cái luôn tôn kính, hiếu thảo với mẹ, phải luôn chăm sóc mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Phê phán những người mẹ vô tâm bỏ rơi con cái, những đứa con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ của mình.
– Luôn ghi nhớ công lao sinh thành dưỡng dục; phấn đấu trưởng thành nên người như sự báo đáp, kì vọng của mẹ.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
  2 Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai tình huống trên để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình ảnh người lái đò trong hai tình huống để làm nổi bật vẻ đẹp: dũng cảm tài hoa và tâm hồn bình dị.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
* Chân dung, lai lịch:
– Tên gọi là người lái đò Lai Châu, đã 70 tuổi, làm nghề lái đò đã 10 năm.
– Chân dung: “Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy cuống lái; giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông; nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”.
* Tài trí phi thường, dũng cảm tài hoa:
– Nắm chắt binh pháp của thần sông, thần đá; thuộc quy luật phục kích của lũ đá
– Biết từng của sinh, của tử trên thạch trận; nắm chắt quy luật của dòng nước sông Đà.
Như một vị tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm, bình tĩnh tiến vào trận địa và chỉ huy cuộc vượt thác tài tình vượt qua ba trùng vi.
* Tâm hồn bình dị: Là người có phong thái ung dung, ông nhìn thử thách bằng cái nhìn bình dị mà không thiếu vẻ đẹp lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc bị thương.
* Nghệ thuật: Nhà văn sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa, uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
* Bình luận – mở rộng:
– Ngòi bút của tác giả hướng đến những con người lao động bình thường đang âm thầm cống hiến cho đất nước. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của họ được thể hiện ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân gọi đó là “Cái thứ vàng mười”.  
– Nhà văn nêu lên quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động đời thường và bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
TỔNG ĐIỂM 10,0

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *