TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
Khoanh tròn vào một trong các kí tự A, B, C, D của mỗi câu để xác định phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1(NB): Để diễn tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng các câu thơ của
- Lí Bạch và Tản Đà.
B.Tố Hữu và Tản Đà.
- Nguyễn Trãi và Tản Đà.
- Bà huyện Thanh Quan và Tản Đà.
Câu 2(NB)
Người lái đò sông Đà thuộc thể
A.Bút kí.
B.Tùy bút.
C.Kí sự.
D.Truyện ngắn.
Câu 3 (TH): chỉ ra phán đoán ít phù hợp nhất khi nói về li do ông lái đò chinh phục được cả 3 trùng vi thạch trận thác dữ sông Đà:
A.Nhờ hiểu biết tường tận con sông, nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.
B.Nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
C.Nhờ sự hợp sức của các bạn chèo.
D.Nhờ tài trí và lòng dũng cảm.
Câu 4 (TH): Đâu là mục đích chủ yếu của Nguyễn Tuân khi miêu tả con sông Đà:
A.Ca ngợi vẻ đẹp khác thường của con sông.
B.Thể hiện tình yêu thiên nhiên Tây Bắc.
C.Phô diễn ngòi bút tài hoa, uyên bác.
D.Làm nền để tôn lên vẻ đẹp tài hoa, trí dũng của người lao động.
Câu 5 (VD): Nếu cần so sánh những điểm tương đồng giữa hình tượng sông Đà và hình tượng sông Hương trong 2 bài tùy bút, ta cần quan tâm nhiều hơn ở các tiêu chí
A.Đề tài.
B.Cách khắc họa đặc điểm hình tượng.
C.Đặc điểm hình tượng.
D.Đặc trưng thể loại.
Câu 6 (VD) Khi miêu tả con sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thác nước rất sinh động, là vì:
- Vượt thác sông Đà là niềm đam mê của người chèo đò Tây Bắc.
- Con sông không có thác thì đơn điệu, hiền lành, thiếu hấp dẫn.
- Thác làm cho dòng sông uốn lượn, vùa mềm mại vứa mạnh mẽ.
- D. Thác ở sông Đà khơi nguồn cảm hứng sáng tác và đem lại những cảm giác mạnh mẽ, dữ dội; lột tả tính cách hung bạo của con sông.
ĐỀ TỰ LUẬN – NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
– Họ và tên người soạn: Lưu Xuân Mỹ, Nguyễn Hòa Hiệp
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn. Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr.206 – 207)
Câu 1. (0,5 điểm) Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào? (Nhận biết)
Trả lời
– Loại sách có nhiều: sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán.
– Loại sách còn thiếu: dạy con người ta đối thoại với chính mình.
Câu 2. (0,5 điểm) Cũng theo tác giả, chúng ta chỉ “nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác” khi nào? ( Nhận biết –Thông hiểu)
Trả lời: Khi “bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân” tức hiểu chính mình.
Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”? (Thông hiểu)
Trả lời:
– Vì thấu hiểu được những suy nghĩ, nguyện vọng, nhu cầu của người khác không phải là điều dễ dàng. Mỗi người có một hoàn cảnh, một cá tính, một lẽ sống riêng. Do vậy, nhiều khi ta phải đặt mình và hoàn cảnh người khác mới biết được người ta cần gì.
– Mặt khác, hiểu chính bản thân mình cũng là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự bao biện cho những mong muốn nhiều khi không thực sự chính đáng của bản thân.
Câu 4. (1,0 điểm) Anh/ chị có đồng ý với quan điểm “đối thoại với chính mình mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí” không? Vì sao? (Vận dụng)
Trả lời
– Có thể đồng ý hoặc không đồng ý
– Lí giải: phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Học sinh cần giải thích thế nào là đối thoại với chính mình, hiểu được mình là hiểu những điều gì về bản thân, vì sao hiểu được mình mới có cách ứng xử hợp lí.
- PHẦN LÀM VĂN: 7,0 điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn.(0,25 điểm)
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người. (0,25 điểm)
- Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận. (1,0 điểm)
*Giải thích vấn đề (0,25 điểm)
– Hiểu mình tức là hiểu bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì để phát huy.
– Hiểu người là hiểu những suy nghĩ, cảm nhận của những người xung quanh mình để từ đó có những ứng xử sao cho phù hợp.
* Bàn luận vấn đề (0,75 điểm)
– Lí do của việc hiểu mình và hiểu người. (0,5 điểm)
+ Đối với bản thân, hiểu được chính mình là điều quan trọng và không dễ dàng thực hiện. Hiểu mình sẽ giúp phát huy năng lực, sở trường của bản thân, sửa chữa những mặt còn hạn chế. Hiểu được chính mình cũng giúp bạn xác định được mục tiêu, hướng đi đúng đắn cho bản thân.
+ Đối với người khác, việc hiểu được họ cũng có ý nghĩa quan trọng. Hiểu người khác sẽ giúp bạn có cách hành xử đúng mực. Thấu hiểu không chỉ là yếu tố để xây dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tích cực, mà còn góp phần giúp con người làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn trong cuộc sống. Không chỉ vậy còn khiến mọi người yêu quý, tôn trọng.
– Rút nài học và hướng hành động: Làm thế nào để hiểu bản thân và hiểu người khác? (0,25 điểm)
+ Với bản thân: để hiểu chính mình cần chấp nhận sự thật và những chỉ trích từ những người xung quanh. Chấp nhận mình có điểm yếu kém để thay đổi. Chấp nhận chỉ trích để rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Hiểu điểm mạnh để phát huy khả năng hơn nữa.
+ Với những người xung quanh: luôn luôn quan sát mọi người; biết lắng nghe những câu chuyện của họ; có cái nhìn bao dung, độ lượng cảm thông với lầm lỗi của những người xung quanh; chấp nhận sự khác biệt ở họ.
- Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc. (0,25 điểm)
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm).
Câu 2 (5.0 điểm):
Phân tích hình tượng sông Đà hung bạo trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân). Từ đó, liên hệ với nét tương đồng của hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
— HẾT —-
HƯỚNG DẪN CHẤM
a/. Đảm bảo cấu trúc: Bài văn nghị luận (có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề). (0,25 điểm)
b/. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng sông Đà hung bạo; liên hệ đến nét tương đồng của hình tượng sông Hương ở thượng nguồn. (0,5 điểm)
c/. Triển khi vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. (0,5 điểm)
* Phân tích hình tượng sông Đà hung bạo (2,0 điểm):
– Đá ở hai bờ sông hùng vĩ, hiểm trở với chiều cao thẳng đứng và thu hẹp lòng sông.
– Sóng và gió ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng cuồn cuộn với cái thề xung đột liên hoàn.
– Hút nước ở quãng Tà Mường Vát hết sức đáng sợ, nguy hiêm.
– Những thác nước như gầm réo bằng đủ loại giọng..
– Những bãi đá Đá ở dưới lòng sông như một loài thủy quái ranh ma và hung hăn bày binh bố trận để chặn bắt những con thuyền đi ngang.
* Liên hệ nét tương đồng của hình tượng sông Hương ở thượng nguồn (0,5 điểm):
– Hùng tráng, dữ dội, mãnh liệt giữa núi rừng.
– Phóng khoáng, man dại, như cô gái Di – gan.
* So sánh điểm tương đồng giữa hình tượng sông Đà hung bạo và sông Hương ở thượng nguồn (0,5 điểm):
+ Đều được thể hiện qua khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; câu văn uyển chuyển, giàu hình ảnh, cảm xúc của 2 tác giả.
+ Đều hiện lên đều có nét dữ dội, hùng tráng, mạnh mẽ.
d/. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt (0,25 điểm).
e/. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận (0,5 điểm).