Đề thi khảo sát chất lượng THPT QG năm 2019, đề số 36 Vợ chồng A Phủ

 

 
 
 
ĐÊ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QG LẦN 2
NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Câu 1(0,5 điểm): Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên.
Câu 2(0,75 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Câu 3(0,75 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ?                                                                                  Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao?                                                                                                                                                                                                                                                              II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm)        
Anh/Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi trong phần đọc hiểu: Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu ?
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết:
Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. […].  Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi
Ở một đoạn khác, nhà văn viết:
“ Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
–         A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “ Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
 
( Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.6 và tr.14).
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.
 
…………………HẾT…………………

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
        TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
 
 
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQG LẦN 2
NĂM HỌC 2018 -2019
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
MÔN: Ngữ Văn
(Đáp án và thang điểm gồm 4 trang)
Phần   Nội dung Điểm
I                                       ĐỌC HIỂU 3.00
  1 – HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu trúc, hoặc nhân hóa… 0.50
  2 Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của hòa bình.
– Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại.
– Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại.
– Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc…
0,25
 
 
0,25
 
 
0,25
  3 Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của lòng trung thành.
– Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với người.
– Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn.
 
 
0,5
 
0,25
  4  (HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau nhưng phải có căn cứ và thuyết phục)
Yêu cầu :
–  Gọi tên thông điệp
–         Lý giải thuyết phục
Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống.
 
 
 
0,25
0,75
II   LÀM VĂN  
  1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm 2.00
    a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp
0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. 0.25
    c.  Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tình yêu trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
–  Tình yêu là tình cảm cao đẹp của con người; biết yêu thương quan tâm, chia sẻ … những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
 
 
 
 
0,25
     Nếu thiếu đi tình yêu cuộc sống sẽ:
            + trở nên nhàm tẻ và không đáng sống
+ con người sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm với nhau
+ sẽ không thấu hiểu và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi chonhận
+ thay vì yêu thương quan tâm sẻ chia sẽ là chiến tranh chết chóc, hận thù…
– Vì vậy con người cần yêu thương để:
+ xoa dịu và chữa lành những vết thương
+ cảm hóa những con người lầm đường lạc lối
+ xóa bỏ hận thù, chiến thắng cái ác và bóng tối
+ cảm nhận được hạnh phúc khi mang đến hạnh phúc cho người khác .
0,5
 
 
 
 
 
 
 
0,25
    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn về chính tả và ngữ pháp tiếng Việt 0.25
   
   
 
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.25
 
 
 
2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. 5.00
    a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
 
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn trích và về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
    * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị.
– Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của Văn học hiện đại Việt Nam
– VCAP ( in trong tập Truyện Tây Bắc “ 1953”) là tác phẩm nổi tiếng thể hiện rõ phong cách của Tô Hoài.
– Mị là nhân vật chính của tác phẩm. Mị trên trang văn của Tô Hoài hiện lên với một cuộc đời khổ đau, bất hạnh, bi kịch song ẩn chứa trong đó một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
0.5
    * Cảm nhận về nhân vật Mị trong 2 đoạn trích:
Đoạn văn 1:
+ Đoạn văn ngắn với lối kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh; kết hợp với cách miêu tả giàu hình ảnh.
+ Mị hiện lên với cuộc đời, số phận khổ đau, bất hạnh, bi kịch. Cuộc đời của Mị là cuộc đời của 1 kiếp vật chứ không phải kiếp con người (lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa). Mị sống trong nhà Thống Lý- trong địa ngục trần gian, đau đớn về thể xác, tê liệt về tinh thần, mất hết ý niệm về không gian, thời gian. Và chỉ có thể chết nơi địa ngục đó.
=>  Tô Hoài xót thương cho số phận khổ đau của Mị, cũng là số phận khổ đau của người dân miền núi. Đồng thời lên án tố cáo chế đoọ thực dân phong kiến chúa đất đã đàn áp, đầy đọa con người, làm cho con người phải khổ.
Đoạn văn 2:
+ Vẫn là 1 đoạn văn ngắn, cách viết câu độc đáo diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng và hành động của Mị.
+ Mị hiện lên với sức sống tiềm tàng, với khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt.
. Sau khi cắt dây cới trói, giải thoát cho A Phủ, đồng thời khát vọng sống của Mị cũng hồi sinh. Mị đã không còn vô cảm với nỗi đau khổ của người khác thì cũng đến lúc không thể tiếp tục vô cảm với nỗi đau khổ của chính mình. Vì vậy Mị đã nghĩ suy ( Mị đứng lặng trong bóng tối– sự suy tư, trăn trở).
. Nhìn A Phủ lao vụt đi, hình ảnh 1 con người trên bờ vực của cái chết đang mạnh mẽ thoát ra khỏi địa ngục trần gian tìm cho mình sự sống khiến Mị đột ngột hiểu điều cần làm ngay bấy giờ đó là tự giải thoát đời mình khỏi sự đày ải, thống trị, trói buộc tàn bạo của cường quyền và thần quyền suốt bao năm qua. Tô Hoài đã miêu tả 1 loạt những hành động của Mị trong những câu văn ngắn, cùng với các động từ mạnh: Mị cũng vụt chạy. …Mị vẫn băng đi…. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở… . Mị chạy để thoát khỏi địa ngục trần gian, nơi đã giam hãm tuổi thanh xuân, nơi đã rút mòn, rút kiện sức lao động của Mị; nơi đã chôn vùi quyền sống, quyền tự do, quyền con người. Mị chạy là để cứu mình để giải thoát cho cuộc đời khổ đau của mình. Mị nói: A Phủ cho tôi đi với – Người đàn bà hơn 1 lần muốn chết ấy giờ đây khẩn thiết mong được sống, mong được theo A Phủ bởi nỗi kinh hoàng trước cái chết: ở đây thì chết mất => Khát vọng sống mãnh liệt đã thức tỉnh hoàn toàn.
=> Tô Hoài ca ngợi tình người, ca ngợi sức sống tiềm tàng, ca ngợi khát vọng sống khát vọng tự do của con người. Dẫu trong hoàn cảnh khổ cực, sức sống ấy vẫn không thể nào bị tiêu diệt.
 
 
0,25
 
0,75
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
0,25
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
     * Bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm VCAP.
– Cách nhìn con người: tinh tế có tính khám phá, phát hiện; cách nhìn cảm thông thấu hiểu; trân trọng yêu thương và cảm phục.
– Đánh giá về cách nhìn con người của nhà văn trong tác phẩm:  đó là cách nhìn đầy tin yêu vào phẩm chất tốt đẹp của con người. Cách nhìn ấy được chi phối bởi thời đại mà nhà văn sống.
0.75
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn về chính tả và ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.25
Tổng điểm 10.00

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *