ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3
[…] Tôi nhớ lúc nhỏ tuổi, bố hay phàn nàn em trai và tôi “Hôm nay thời tiết đẹp lắm, sao lại ngồi xem phim hoạt hình cả buổi sáng?”. Lúc đó tôi không hiểu tại sao bố lại ghét tivi trong khi tất cả mọi người đều có ít nhất một cái trong nhà. Sau này tôi mới hiểu, xem tivi nhiều bạn sẽ hệt như một zombie (xác sống), một phần não mình bị tắt do sóng não chùng xuống.
Chúng ta tự tạo ra cho mình và cho lẫn nhau những chiếc bẫy, tự sa vào đó và tự hỏi tại sao cuộc sống không thoải mái. Nhưng điều nực cười là sống lâu trong cái bẫy đó thì lại thành quen, họ đều thấy bình thường. Tôi không nghĩ sống theo tiêu chuẩn của người khác đã thiết kế ra như các chương trình truyền hình, thói quen nạp đường, bia rượu, game, truyền thông xã hội, chạy theo mốt mới… là một cuộc sống ý nghĩa. Tôi nghĩ đã đến lúc ta phải sống với sự tỉnh thức nhiều hơn. Dành thời gian và sự tập trung cho những gì thực sự quan trọng với cuộc đời mình, như sức khỏe, công việc cần thiết, người thân, việc làm ý nghĩa… Đó là cách từ từ để kéo mình ra khỏi đầm lầy.
Bộ não con người cũng là một loại cơ bắp. Vùng vỏ não ở trán trước là chỗ kiểm soát sự tập trung của mình, đó cũng là chỗ bị tấn công bởi tivi, game… Nhưng mình có thể giành lại nó bằng cách chỉ cần dùng nó nhiều hơn, từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ.
(Nguồn: vnexpress.net, ngày 29/6/2018)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, làm thế nào “để kéo mình ra khỏi đầm lầy”?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu văn : “Đó là cách từ từ để kéo mình ra khỏi đầm lầy”.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cho hai đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” |
“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt” |
(Theo sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam-2015) |
(Theo sách Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam-2014) |
Hãy phân tích đoạn thơ trong bài “ Sóng” của Xuân Quỳnh, từ đó liên hệ với đoạn ca dao.
_______________Hết________________
Lưu ý: | -Thí sinh không chép đề vào giấy làm bài. |
-Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. |
Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh:…………Phòng số…..
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
(Đáp án, biểu điểm có 02 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. | 1.0 | |
2 | Theo tác giả, “để kéo mình ra khỏi đầm lầy” cần: + “phải sống với sự tỉnh thức nhiều hơn”. + “Dành thời gian và sự tập trung cho những gì thực sự quan trọng với cuộc đời mình, như sức khỏe, công việc cần thiết, người thân, việc làm ý nghĩa…”. |
0.5 0.5 |
|
3 | Biện pháp tu từ : Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “đầm lầy”. Hiệu quả nghệ thuật: + Tăng tính sinh động cho lời văn. + Tô đậm sức mạnh của lối sống vô nghĩa hoặc cái xấu và sự tăm tối |
0.5 0.5 |
|
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
1 | Trình bày suy nghĩ về vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | 2.0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: | 1.0 | ||
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân. * Bàn luận: – Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”. – Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”. * Bài học nhận thức và hành động: Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
2 | Hãy phân tích đoạn thơ trong bài “ Sóng” của Xuân Quỳnh, từ đó liên hệ với đoạn ca dao. | 5.0 | |
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề | 0.25 | ||
a.Nghị luận đúng vấn đề: phân tích đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh, từ đó liên hệ với đoạn ca dao. | 0.25 | ||
b.Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. c. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
0.25 | ||
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”. | 0.25 | ||
* Phân tích đoạn thơ trong bài “ Sóng” của Xuân Quỳnh: | 2.0 | ||
Nội dung: + Nỗi nhớ của sóng bao trùm không gian, xuyên suốt thời gian. + Nỗi nhớ của em thường trực, vượt qua mọi giới hạn + Vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu: tình cảm chân thành, sâu sắc, mãnh liệt. Nghệ thuật: Lối thơ năm chữ; nhiều hình thức điệp, biện pháp nhân hóa kết hợp với cách nói lạ, nhịp thơ biến hóa linh hoạt, giọng điệu tha thiết. |
|||
*Liên hệ đoạn ca dao: Nội dung: Nỗi nhớ niềm thương trong tâm hồn người con gái đang yêu. Nghệ thuật: Lối thơ bốn chữ; nhiều hình thức điệp, biện pháp nhân hóa kết hợp hoán dụ và câu hỏi tu từ, cách dùng từ phiếm chỉ với nhiều động từ. Biểu cảm, nhịp điệu thơ đều đặn, giọng điệu buồn thương, hoà quyện |
0.5 | ||
* So sánh hai đoạn thơ : Nét tương đồng: + Đều diễn tả nỗi nhớ thương chân thành, sâu sắc, mãnh liệt trong tâm hồn người con gái đang yêu. + Đều sử dụng nhiều hình thức điệp, phép nhân hoá, ẩn dụ |
0.75 | ||
Nét khác biệt: + Khác biệt về sắc thái biểu hiện nỗi nhớ xưa và nay. + Khác biệt về thơ hiện đại và dân gian, cách dùng từ, nhịp nhơ, giọng điệu |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 |
Lưu ý chung về câu 1 và câu 2 phần LÀM VĂN: |
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm |
ý cho điểm. |
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu |
ở mỗi câu, đồng thời phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý |
ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. |
4. Những bài viết chưa đủ ý nhưng lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, chữ |
viết sạch đẹp; giám khảo cần xem xét kĩ để cho con điểm hợp lí. |
5. Ở bài nghị luận văn học, không yêu cầu thí sinh tách riêng phần nghệ thuật mà có thể lồng |
vào trong quá trình cảm nhận, phân tích. |
6. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. |
7. Điểm lẻ của bài làm văn là 0.25. |