Đề thi Ngữ văn 12 : Sóng Xuân Quỳnh

 

 
ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KỲ I
LỚP 12 NĂM HỌC 2018-2019
BÀI THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 02 câu)

 
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
(..) “Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…
Vâng! Có quá ích kỉ không, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần… thì chúng ta lại buồn chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì không được thời trang như diễn viên và buồn vì… không có chuyện gì để buồn.
(…)
Khi viết bài này, tôi 20 tuổi. Tôi tự biết mình chưa quá lớn để định nghĩa “Hạnh phúc là làm cho người khác được hạnh phúc” nhưng tôi biết mình đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng: “hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy
(Bài tập Ngữ văn 11 tập 2, NXB GD 2006, tr 62 – 63)
Câu 1. Em hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên?
Câu 2. Hãy chỉ rõ thái độ của tác giả thể hiện ở đoạn trích trên?
Câu 3. Tác giả bài viết trên muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 4. Theo quan điểm của anh/chị “khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần… thì chúng ta lại buồn chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì không được thời trang như diễn viên và buồn vì… không có chuyện gì để buồn” có phải là biểu hiện của lối sống “quá ích kỉ”? (Trả lời từ 7 – 10 câu).

  1. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình “em” thổ lộ:
“Trước muôn trùng sóng bể
 Em nghĩ về anh, em
 Em nghĩ về biển lớn
 Từ nơi nào sóng lên?”
Anh/chị hãy phân tích về những điều “em nghĩ” trong những khổ thơ sau của bài thơ:
 “Sóng bắt đầu từ gió
  Gió bắt đầu từ đâu?
  Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau
 
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
 
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(“Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 cơ bản, tập 1, NXBGD 2015, tr 155 – 156)
———————————————HẾT———————————————–
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I
ĐỌC – HIỂU 4,0 điểm
Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản: Hạnh phúc là gì?
(HS chạm đến vấn đề hạnh phúc là cho điểm)
1,0 điểm
Câu 2.
 
Thái độ: Không đồng tình với lối sống ích kỉ, hay than phiền của con người. 1,0 điểm
Câu 3 Thông điệp:
– Đừng bao giờ than phiền về những điều mình đang có, hãy trân trọng chúng vì đối với người khác đó là hạnh phúc không dễ gì có được
– Hạnh phúc là những điều giản đơn, bình dị nhất
1,5 điểm
Câu 4 – Về hình thức: 0,25 điểm (có câu chủ đề, diễn đạt theo phép lập luận diễn dịch/ quy nạp/ tổng – phân – hợp…)
– Về nội dung: 0,75 điểm. Bài viết cần có các ý sau
+ Giải thích: ích kỷ là lối sống chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình mà không nghĩ đến người khác
+ Bình luận: những biểu hiện được đưa ra cho thấy có nhiều người chỉ luôn nghĩ đến cuộc sống của mình mà không quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh ra sao. Nỗi buồn phiền của họ xoay quanh việc cuộc sống bản thân chưa được thoả mãn những nhu cầu, dục vọng. Đây chính là biểu hiện của lối sống ích kỷ cần sửa đổi.
1,0 điểm
II
LÀM VĂN
  Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. 0,5điểm
    Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự ráo riết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn sóng – gió – tình yêu (khổ 4), trăn trở với nỗi nhớ cồn cào (khổ 5), khẳng định sự chung thuỷ son sắt (khổ 5) 0,5điểm
    Triển khai vấn đề  
    1. Mở bài
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Tác giả:
+ Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
+ Đề tài chính trong sáng tác: tình yêu
– Tác phẩm:
+ Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền – Thái Bình (được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” 1968)
+ Hình tượng nghệ thuật chính: “sóng – em”. “sóng” là ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ khi yêu.
0,25điểm
    2. Thân bài
a.  Giải thích nhận định 
– Em là nhân vật trữ tình trong bài thơ đang yêu, tôn thờ tình yêu. Nhân vật “em” mang bóng dáng của thi sĩ Xuân Quỳnh – người phụ nữ luôn khát khao về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
– Đến khổ 3 nhân vật trữ tình “em” trực tiếp xuất hiện. Em đối diện với không gian rộng lớn mênh mông của muôn trùng sóng bể. Bối cảnh ấy làm cho em trăn trở với những câu hỏi về đôi ta (anh, em), về không gian mênh mông (bể lớn), về cội nguồn của sóng (từ nơi nào sóng lên).
– Xuyên suốt 9 khổ của bài thơ “Sóng”, em nghĩ nhiều điều về sóng biển cũng như tình yêu đặc biệt ở khổ 4,5,6. Đó là sự ráo riết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn sóng – gió – tình yêu (khổ 4), trăn trở với nỗi nhớ cồn cào (khổ 5), khẳng định sự chung thuỷ son sắt (khổ 6).
0,5 điểm
    c. Phân tích 2,0 điểm
    -Khổ 4:
+Câu hỏi tu từ liên tiếp tạo cho khổ thơ màu sắc trí tuệ, lí tính
+Câu trả lời chênh vênh “em cũng không biết nữa” làm mờ hoá lí trí.
->Em không thể tìm được câu trả lời chính xác về cội nguồn của gió và tình yêu. Bởi tình yêu chân thành luôn vượt lên trên mọi lí trí. Nó đơn giản, hồn nhiên như gió biển mây trời.
-Khổ 5:
+4 dòng thơ đầu: Sóng nhớ bờ trong không gian “dưới lòng sâu /trên mặt nước”; trong thời gian “ngày – đêm”
+ 2 dòng cuối: Em nhớ anh “cả trong mơ còn thức”
->Sóng nhớ bờ trong cõi thực, em nhớ anh trong cõi mơ (vô thức). Trạng thái “cả trong mơ còn thức” phải chăng không chỉ vì nhớ mà còn vì muốn canh giữ tình yêu của “em”
– Khổ 6:
+ “phương Bắc – phương Nam” -> không gian xa xôi, cách trở
“xuôi – ngược” -> gợi sự vất vả, lo toan.
->Cách nói “xuôi về phương Bắc – ngược về phương Nam” có phần khác với quy ước cũng như tư duy thông thường “xuôi Nam – ngược Bắc”  hé mở những éo le, trắc trở có thể xuất hiện trong tình yêu.
+Cách nói khẳng định “nơi nào em cũng nghĩ/hướng về anh một phương” cho thấy trái tim yêu không bận tâm đến không gian Nam, Bắc hay những phương hướng “ngược – xuôi”. Nó chỉ hướng đến một phương duy nhất “phương anh”
->Em thật bản lĩnh khi bất chấp mọi khó khăn, trắc trở để hướng đến một tình yêu chung khi bất chấp mọi khó khăn, trắc trở để hướng đến một tình yêu không đổi.
 
    d. Đánh giá
– “Em” là một cô gái chân thành, thuỷ chung. Những điều “em nghĩ” cũng là những điều phái nữ thường nghĩ trong tình yêu. Những suy nghĩ đó về cơ bản cũng là những điều “em” trải nghiệm. Do vậy bài thơ có tính triết lí nhưng không khô khan. Nó là triết lí của trái tim, được “chưng cất” từ những dữ kiện của một con người đã sống hết mình cho tình yêu.
0,25 điểm
    Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 điểm
    Sáng tạo 0,5 điểm

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *