Đề thi thử THPT quốc gia môn văn số 33 Vợ nhặt Kim Lân

MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2019
Thời gian: 120 phút

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Phần I.
Đọc      hiểu
 
– Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật/ văn bản khoa học…
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh.
+ Độ dài khoảng   200 – 250 chữ.
Chỉ ra: phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ phong cách ngôn ngữ của văn bản/ đề tài/ câu chủ đề/ cách trình bày đoạn văn,… Nêu: Khái quát vấn đề chính mà văn bản đề cập/ ý nghĩa của từ ngữ, câu văn,… Rút ra: bài học nhận thức/ đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ,…    
 
Tổng Số câu 2 1 1   4
Số điểm 1,0 1,0 1,0   3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10%   30%
Phần II.
Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội/ đạo lí được gợi ý từ văn bản đọc hiểu.
Cấu trúc 1 đoạn văn, Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… Vấn đề nghị luận, ý nghĩa của ý kiến. Vận dụng tốt thao tác lập luận; phê phán, bài học hợp lí… Ngôn ngữ biểu cảm; ý kiến riêng hợp lí…  
Số câu     1   1
Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0
Tỉ lệ 5% 5% 5% 5% 20%
Câu 2: Nghị luận văn học:
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, một nhân vật; kiến thức lớp 12 và liên hệ lớp 10 (Vợ nhặt; liên hệ kiến thức lớp 10).
Cấu trúc 1 bài văn; tác giả, tác phẩm; lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… Vấn đề nghị luận, ý nghĩa chi tiết; tác dụng biện nghệ thuật…
 
Thao tác lập luận, luận điểm, luận cứ hợp lí; cuộc đời, tính cách, phẩm chất nhân vật;… Liên hệ; nhận xét sâu sắc; chi tiết đặc sắc, ngôn ngữ biểu cảm; ý kiến hợp lí…  
 
Tổng
Số câu       1 1
Số điểm 0,5 1,0 2,0 1,5 5,0
Tỉ lệ 5% 10% 20% 15% 50%
Tổng   cộng
 
Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 2,0 2,5 3,5 2,0 10,0
Tỉ lệ 20% 25% 35% 20% 100%

 
 
SỞ GD VÀ ĐT BÌNH THUẬN                  KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN NAM                           Môn thi:    NGỮ VĂN
***                                                            Thời gian: 120 phút.
(Đề này gồm có 1 trang)                                         (Không kể thời gian phát đề)
_________________________________________________________________________
 ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hùa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi những người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập.
 
(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, theo tuoitre.vn. 12 – 8 – 2015).

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?(0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta cần đứng riêng? (0,5 điểm)
Câu 3. Khi dùng cụm từ ma lực của đám đông, tác giả muốn nói điều gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Bài học sâu sắc mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên? (1,0 điểm)
 
LÀM VĂN.
 Câu 1. (2,0 điểm)
 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu ra trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ với bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét về thân phận người phụ nữ trước cách mạng.
___________ Hết___________
 
 
 
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN                   HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN NAM                  KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I.
ĐỌC HIỂU
1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận. 0.5
2 Theo tác giả, chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm 0.5
3 Khi dùng cụm từ ma lực của đám đông, tác giả muốn nói đám đông thường tạo ra xu thế, trào lưu, ảnh hưởng để lôi kéo các cá nhân. Con người vốn dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông vì người ta thường tin rằng những gì được đám đông thừa nhận là đúng. 1.0
4 Học sinh trình bày được bài học theo cách riêng của mình, miễn sao hợp lí. Có thể theo hướng sau: Không chạy theo đám đông một cách mù quáng; cần phát huy bản ngã của mình trong lối sống, học tập, tư duy,… 1.0
II. LÀM VĂN 1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.  
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Sự cần thiết của việc đứng riêng một mình.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sự cần thiết của việc đứng riêng một mình. Có thể theo hướng sau:
– Trạng thái một mình là một quan niệm sống độc lập, chủ động chứ không phải là sự tách biệt vật lí đơn thuần. Khi ở một mình sẽ cho ta cơ hội độc lập suy nghĩ, khám phá và có những ý kiến riêng.
– Phê phán những người thích hùa theo đám đông, sẵn sàng từ bỏ danh dự, nhân cách để làm theo những điều sai trái… Bản thân cần xây dựng cho mình một lối sống tích cực, chủ động để phát triển tiềm năng cá nhân, đem lại những giá trị mới cho cuộc sống.
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
2 Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Liên hệ với bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Nhận xét về thân phận người phụ nữ trước cách mạng.  
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt (0.25 điểm); Liên hệ với bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” và nhận xét về thân phận người phụ nữ trước cách mạng. (0.25 điểm). 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau:  
c1. Giới thiệu hợp lí về vấn đề nghị luận:  tác giả, tác phẩm, nhân vật người vợ nhặt. 0.5
c2. Nhân vật người vợ nhặt:
– Người phụ nữ này không có tên. Nhà văn gọi chị là người đàn bà, là thị. Số phận, những mảnh đời như thị có lẽ cũng không phải là hiếm trong bối cảnh nạn đói năm 1945. (0.25 điểm)
– Người đàn bà có một số phận rất đáng thương. Vì đói quá, thị bỏ qua tất cả để theo về làm vợ Tràng chỉ bằng một câu nói tầm phơ tầm phào. Trong lời giới thiệu ban đầu, thị giống như một người chao chát, chỏng lỏn, không biết xấu hổ là gì. Cái đói đã để lại dấu tích ghê gớm trên gương mặt lưỡi cày xám xịt và bộ quần áo rách như tổ đỉa của thị, làm cho thị trở nên sấn sổ, trơ trẽn chỉ vì miếng ăn. Cái dáng lầm lũi, chiếc nón rách thị cầm trên đường về nhà Tràng và cái dáng ngồi mớm vào mép giường của thị để chờ mẹ Tràng về ẩn chứa rất nhiều nỗi tủi hổ, sự lo lắng cho quyết định của bản thân mình. (0.75 điểm)
– Người đàn bà luôn khát khao có một mái ấm gia đình. Khi làm vợ Tràng, Thị dọn dẹp nhà cửa, ăn nói đầu cuối với mẹ chồng và chồng. Hạnh phúc và tình yêu thương của Tràng, của mẹ Tràng đã làm cho người đàn bà ấy trở lại đúng là mình: đúng mực, dịu dàng, hiền hậu, có trách nhiệm với gia đình. (0.5 điểm)
– Nghệ thuật: kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn ; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc; nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. (0.5 điểm)
2.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
c3. Liên hệ với bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”:
– Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào), nhưng số phận của họ thật chông chênh, không có gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai (Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai). Người phụ nữ cảm thấy mình không khác gì một món hàng để mua bán. (0.5 điểm)
– Nhận xét về thân phận người phụ nữ trước cách mạng:  Thân phận của người phụ nữ thật rẻ rúng, có thể được “nhặt” về hay bị mua như một món hàng. Tuy vậy, ở họ luôn ẩn chứa khát vọng hạnh phúc và nỗi lo về thân phận. (0.5 điểm)
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm  

 
 
 
 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *