Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019. đề 23 Vợ nhặt

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “VỢ NHẶT” – KIM LÂN
– Họ và tên người soạn: Lê Thị Hồng Nương
Câu 1(NB):Chi tiết nào sau đây không phải dùng để giới thiệu gia cảnh, thân thế của Tràng?

  1. A. Người ta nhặt được hắn ở một cái lò gạch bỏ không.

B.Dân xóm ngụ cư.
C.Còn có mẹ già.
D.Cái nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy cỏ dại.
Câu 2 (NB):Trong “Vợ nhặt”, đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của Kim Lân khi xây dựng nhân vật bà cụ Tứ là:

  1. Tái hiện hành động của nhân vật.
  2. Bút pháp miêu tả ngoại hình.
  3. Khắc họa tính cách nhân vật.
  4. D. Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.

Câu 3 (TH): Cụm từ nào phù hợp với chỗ trống trong câu văn sau:
Tình huống truyện … mà Kim Lân tạo dựng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đã trở thành phương tiện khám phá tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
A.gần gũi, quen thuộc
B.li kì, rùng rợn
C.bất ngờ, éo le
D.đậm chất trào phúng
Câu 4: (TH)Điều quan trọng nhất mà Kim Lân muốn nói qua câu chuyện “nhặt vợ” giữa ngày đói khát thê thảm?

  1. Thân phận khổ đau của con người.

B.Sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động.
C.Tình trạng đen tối của xã hội đương thời.

  1. Tội ác của thực dân phát xít.

Câu 5 (VD): Nội dung nào sau đâu không phải là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân?

  1. Trân trọng niềm khát khao tổ ấm gia đình của người lao động
  2. Ca ngợi tình thương yêu giữa những người nghèo khổ.
  3. Xót thương trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
  4. D. Xây dựng tình huống đặc biệt: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi.

Câu 6 (VDC): Nhà văn Kim Lân từng tâm sự về ý đồ và cảm hứng sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt: “Cái điểm sáng mà tôi đưa vào trong truyện là những suy nghĩ về nhân phẩm con người (…) tuy trong cảnh nghèo đói nhưng con người vẫn giữ gìn đạo lí.”
Vì vậy, các nhân vật của tác phẩm dù trong hoàn cảnh cùng khổ vẫn giữ gìn được những đạo lí nào?
A.Tình người ấm áp, tính trượng nghĩa.
B.Tình yêu thương, tính trượng nghĩa và khát vọng hạnh phúc.
C.Khát vọng đấu tranh, tinh thần lạc quan.
D.Tình người ấm áp, khát vọng hạnh phúc và tinh thần lạc quan.
ĐỀ TỰ LUẬN – VỢ NHẶT (KIM LÂN)
– Họ và tên người soạn: Lê Thị Hồng Nương
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
     Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
rễ vẫn xuyên tìm
 
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.
(Rễ, Nguyễn Minh Khiêm)
Câu 1: (NB) (0.5đ) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Trả lời: PCNN nghệ thuật
Câu 2: (TH) (0.75đ) Để tạo nên lá, hoa, quả..rễ trong bài thơ đã phải làm gì? Từ hình tượng của rễ, anh/chị liên tưởng đến điều ai trong cuộc đời?
Trả lời:
– Rễ: xuyên qua bao tầng đất đá tìm tìm từng giọt nước, chắt chiu dinh dưỡng để nuôi cây.
– Rễ giúp ta liên tưởng đến những người thành công trong cuộc sống phải trải qua quá trình gian lao, vất vả; những người âm thầm đứng sau để góp phần làm nên thành công của tập thể, xã hội.
Câu 3: (TH) (0.75đ) Trong văn bản có sử dụng hình ảnh tương phản giữa rễ với những bộ phận còn lại của cây như lá, hoa, quả; hãy chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của sự tương phản đó.
Trả lời:– Hình ảnh tương phản:
+Rễ: lầm lũi, lam lũ cực nhọc, đen đúa
+ Lá hát, hoa quả ngát mùi hương
– Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của rễ để làm nên những mùa màng bội thu; thể hiện thái độ biết ơn đối với công lao của rễ.
Câu 4: (VD): (1.0đ) Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất lên
Anh /chị có đồng tình với quan niệm trên không?Lí giải vì sao? (1.0đ)
Trả lời:
-Nội dung lời thơ: khẳng định giá trị của rễ- yếu tố quan trọng tạo nên sự vững bền của sự sống; ghi nhậnsự khó nhọc những cống hiến, hi sinh thầm lặng của rễ. Cũng như con người trong cuộc sống muốn vươn lên tỏa sáng, khẳng định mình, muốn xây dựng xã hội tiến bộ phải trải qua khó khăn, vất vả; phải có ý chí quyết tâm và tinh thần sẵn sàng cống hiến, hi sinh.
-Quan điểm của cá nhân học sinh: đồng tình, không đồng tình
PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.
Câu 1:(2.0đ)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về thông điệp:
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.
Hướng dẫn chấm

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học của bản thân. (0.25 điểm)
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1đ)

– Lá hát, hoa quả, mùi hương là những thành quả ngọt ngào, còn rễ là biểu tượng của quá trình gian lao vất vả để làm nên thành quả đó; cũng có thể hiểu hoa, quả, lá là ẩn dụ cho người đạt được thành công trong cuộc sống, còn rễ là hình ảnh ẩn dụ cho những người âm thầm đứng đằng sau để làm nên thành công cho người khác.
– Đoạn thơ thể hiện niềm trân trọng biết ơn đối với những con người bé nhỏ thẩm lặng, đã trải qua bao gian lao để làm nên thành công cho người khác.
– Phê phán những người chỉ chú trọng đến thành quả đẹp đẽ ở bề ngoài mà không biết trân trọng quá trình vất vả làm nên thành quả ấy.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc (0.25đ)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).

Câu 2: (5.0đ).
          Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
          Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa.Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. 
          […]Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán.Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.
     (Trích Vợ nhặt, Kim Lân,  Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb GD, 2016, trang 24-25)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét lời tâm sự của Kim Lân về ý đồ và cảm hứng sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt: “… Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ”.
—HẾT—
Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:

*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận.(0.5 điểm
*Cảm nhận đoạn trích
– Nội dung: (1.5 điểm)
+Tái hiện bức tranh bi thảm về nạn đói khủng khiếp năm 1945 qua không gian một ngã tư xóm chợ bị bao trùm bởi sự chết chóc, thê lương (các hình ảnh: lũ lượt bồng bếdắt díunhững cái thây nằm còng queo,…màu sắc: xanh xámtối sầm… mùi vị: mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…)
→Bức tranh bao quát về nạn đói có một không hai trong lịch sử dân tộc có sức tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
+ Mượn bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 để khẳng định, ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm ẩn trong tâm hồn những con người cùng khổ – nhà văn phát hiện khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết:

  • Tràng: phớn phở khác thườngtủm tỉm cườihai mắt sáng lên lấp lánh …Tràng thành một con người khác: ân cần, quan tâm đến người đàn bà hãy còn xa lạ; lòng Tràng trỗi dậy niềm vui sướng khiến anh “dường như quên hết những cảnh ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên..”; Đó là điều “mới mẻ, lạ lẫm, chưa từng thấy ở người đàn ông khốn khổ ấy” – niềm hạnh phúc bình dị, niềm khát khao mái ấm gia đình.
  • Những người trong xóm ngụ cư: lạbàn tánhiểubỗng rạng rỡ hẳn lên… →Tình huống đã tạo nên sự thay đổi mới mẻ theo hướng tích cực của mọi người: bên bờ vực cái chết vì đói khát vẫn biết cảm thông cho nhau, tin tưởng vào điều tốt đẹp.

– Nghệ thuật: (0.5 điểm) Tạo tình huống truyện độc đáo; Nghệ thuật miêu tả: bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; Ngôn ngữ sinh động, so sánh độc đáo, giàu tính tạo hình..
– Nhận xét về quan niệm(0.75 điểm):Kim Lân đã thực hiện thành công ý đồ sáng tác của mình: biến câu chuyện ngày đói cay đắng, đau khổ thành khúc ca chiến thắng của tình người và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc tha thiết, mãnh liệt. Đó cũng là  tấm lòng, niềm thương cảm, xót xa của nhà văn trước những con người nhỏ bé, sự trân trọng những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ và niềm tin vào cuộc sống của những con người nghèo khổ.
– Đánh giá chung vấn đề nghị luận(0.25 điểm).

  1. Sáng tạo: (0.5 điểm).
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm).

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *