Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 theo hướng mới Sông Đà- Sông Hương. đề 3

ĐỀ  LUYỆN THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019                                                                                                                                                               ( Thời gian: 120 phút)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhận một bàn thua trước đội tuyển Nhật Bản, đội tuyển bóng đá Việt Nam phải dừng bước tại vòng tứ kết Asian Cup 2019 khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.
Liên hệ giữa bóng đá và dạy con mới thấy việc chúng ta dũng cảm chấp nhận “thua” cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại.
Tôi từng gặp những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý. Thực tế, trước hoặc sau mỗi mùa thi, đâu đó trên báo chí, mạng xã hội lại có những dòng tin về những học trò… tự tử. Nguyên nhân chính là trẻ gặp áp lực trong học tập, kỳ vọng của bố mẹ quá nhiều vào sự đỗ đạt của con cũng vô tình là “kẻ thù” cướp đi sinh mạng trẻ.
Tôi từng gặp không ít bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát, vẽ gì đó. Tôi cũng gặp không ít lời than thở khi bố mẹ bị cô giáo chê bai con thẳng thừng vào mặt. Nhiều bé về bị ăn đòn. Nhiều bố mẹ lại nói xấu giáo viên ngay trước mặt con vì… tức quá.
Rõ ràng, ai cũng từng có những thất bại trong cuộc đời. Vậy, nên có thất bại, hay chỉ cần thành công? Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công. Có thật là mẹ thành công? Nếu không biết rút kinh nghiệm cho lần đó, thất bại sẽ chỉ là mẹ thất bại và còn kéo theo một vài tính xấu nữa như là bao biện.
Vì thế, dạy con đối mặt thất bại sẽ giúp trẻ dũng cảm nhìn nhận mọi việc, đánh giá chính xác khách quan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình…
TS Vũ Thu Hương
(Nguồn https://infonet.vn/doi-tuyen-vn-dung-buoc-o-vong-8-va-cach-day-tre-chap-nhan-thua)

  1. Giữa bóng đá và dạy con có điểm gì tương đồng được thể hiện trong văn bản?
  2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản.
  3. Theo anh/ chị, tính xấu bao biện có tác hại như thế nào?
  4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công ?

Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 đim)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 đim)
“Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vịnh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người nơi đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Cảm nhận vẻ đẹp của Sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với đoạn văn tả vẻ đẹp Sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân):“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” để nhận xét cảm xúc khi viết về dòng sông của mỗi nhà văn.
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
  1 Giữa bóng đá và dạy con có điểm tương đồng được thể hiện trong văn bản: dũng cảm chấp nhận “thua” cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại. 0.5
  2 Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản.
– Chỉ ra: Biện pháp tu từ liệt kê/điệp cấu trúc/câu hỏi tu từ. ( Học sinh chọn 1 trong 3 biện pháp này) (Tôi từng gặp những đứa trẻ bỏ nhà/Tôi từng gặp không ít bà mẹ òa khóc/Tôi cũng gặp không ít lời than thở)( Vậy, nên có thất bại, hay chỉ cần thành công?/Có thật là mẹ thành công?)
 – Tác dụng ( chung cho cả ba): tạo âm hưởng trong diễn đạt, qua đó làm rõ và nhấn mạnh những thất bại mà tác giả biết được để đưa ra quan điểm, bài học trong cách dạy con dành cho các bậc cha mẹ.
0.5
  3
Theo anh/ chị, tính xấu bao biện có tác hại: HS trả lời theo quan điểm riêng miễn là hợp lí. Gợi ý:
– Bao biện sẽ làm người gặp thất bại không nhận ra nguyên nhân do chính mình sai phạm mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan;

– Bao biện không làm nên thành công.

1.0
 
 
 
  4 Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Ai cũng nói, thất bại là mẹ thành công ?
– Đồng tình: sau một thất bại là tìm ra những bài học kinh nghiệm. Một khi nhìn nhận thất bại như một cơ hội hiếm có thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi. Thất bại không hề trái ngược với thành công, nó là một phần của thành công.
– Không đồng tình: Có khi thất bại chỉ là thất bại nếu con người có thói bao biện, không nhận ra sai lầm, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm.
– Có phần đồng tình/ có phần không đồng tình: kết hợp 2 lí giải trên.
1.0
 
 
 
 
II   Làm văn  
  1          Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
0.25
 
 
 
 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
– Giải thích: Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định. Đối mặt thất bại là một thái độ sống đúng đắn, thể hiện cách ứng xử của con người trước sự thật đau lòng dù mình không mong muốn.
– Bàn luận ý nghĩa:
+ Đối mặt thất bại rèn cho con người tinh thần dũng cảm, ý nghí, nghị lực phi thường;
+ Đối mặt thất bại tạo cho con người có sức mạnh tinh thần để vươn lên hơn nữa, mới có thể đạt được những gì mình mong muốn, thực hiện được những khát vọng của bản thân.
+ Đối mặt thất bại trở thành cơ hội để sửa chữa sai lầm từ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra.
( Phân tích dẫn chứng nhận một bàn thua trước đội tuyển Nhật Bản, đội tuyển bóng đá Việt Nam phải dừng bước tại vòng tứ kết Asian Cup 2019. Đây chỉ là thất bại tạm thời. Cầu thủ Việt Nam vẫn tự hào, ngẩng cao đầu bước tiếp, hứa hẹn tương lai sẽ làm nên chiến thắng…)
– Phê phán biểu hiện tiêu cực sau thất bại: Nếu thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì ta dễ bỏ cuộc và sẽ chẳng đạt được bất cứ thành công.
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
+ Về nhận thức: hiểu được giá trị của việc đối mặt thất bại trong đời sống;
+ Về hành động: học tập và rèn luyện, sẵn sàng đón nhận thất bại và tìm mọi cách để vươn đến thành công; thắng không kiêu, bại không nản…
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
  2 Cảm nhận vẻ đẹp của Sông Hương trong đoạn trích…. Từ đó liên hệ với đoạn văn tả vẻ đẹp Sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân):“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” để nhận xét cảm xúc khi viết về dòng sông của mỗi nhà văn. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.              
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của Sông Hương trong đoạn trích. Liên hệ với đoạn văn tả vẻ đẹp Sông Đà để nhận xét cảm xúc khi viết về dòng sông của mỗi nhà văn.
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu tác giả HPNT và bút kí “AĐĐTCDS?”. Nêu vấn đề: vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy của sông Hương.
– Nêu ý phụ: liên hệ với vẻ đẹp của sông Đà trong tùy bút “NLĐSĐ” (Nguyễn Tuân); nhận xét cảm xúc khi viết về mỗi dòng sông của các tác giả.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát sơ lược về tác phẩm và đoạn trích cần cảm nhận: 0.25 đ
b. Cảm nhận vẻ đẹp đoạn trích 2.25
– Khung cảnh thơ mộng, êm đềm đậm chất Huế trên đường rời khỏi kinh thành của sông Hương: đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói; màu xanh biếc của tre trúc, những hàng cau của vùng ngoại ô Vĩ Dạ -> đến tận lúc chia tay xứ cố đô sông Hương vẫn cố ghi dấu trong mình những địa danh nổi tiếng, những cảnh sắc đặc trưng của Huế.
– Phép nhân hóa đã thổi vào dòng sông một linh hồn với đầy tâm tư vương vấn: ôm lấy đảo cồn Hến, lưu luyến ra đi qua vùng ngoại ô Vĩ Dạ, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
– Tác giả đã liên tưởng tình cảm của sông Hương dành cho Huế với mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng trong danh tác của Nguyễn Du. Đây là sự liên tưởng tinh tế và bao hàm nhiều ý nghĩa: song Hương luôn dành cho Huế nhiều vấn vương, chút lẳng lơ kín đáo như nàng Kiều trong đêm trăng tình tự, hẹn thề; lời thề Kim – Kiều ấy cũng chính là khúc hát thủy chung của sông Huong dành cho xứ Huế “Còn non, còn nước…”
=> Sự lưu luyến khi chia tay Huế của dòng sông vừa dịu dàng, lắng đọng vừa tha thiết, bồi hồi và một lần nữa nhà văn đã nhuộm lên dòng sông sắc tím thủy chung nơi tà áo dài của người con gái xứ Huế.
c. Liên hệ, so sánh để bàn luận mở rộng:
– Vẻ đẹp của sông Đà trong tùy bút “NLĐSĐ”:
+ Vẻ đẹp của thơ mộng, trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân phác hóa dưới nhiều góc độ, trong đoạn văn trên dòng sông hiện lên qua cái nhìn từ trên cao.
+ Qua những đoạn thác ghềnh hung bạo, sông Đà trở nên mềm mại, mượt mà, bồng bềnh như một áng tóc trữ tình.
+ Áng tóc đó còn được điểm xuyết bởi vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc với hoa ban, hoa gạo và làn khói mờ ảo của núi Mèo đốt nương xuân.
=> vẻ đẹp kiều diễm, trữ tình như một cô gái Tây Bắc trẻ trung, yêu kiều.
– Nhận xét: cảm xúc của mỗi tác giả khi viết về các dòng sông.
+ Cảm xúc của HPNT: Sông Hương đã được tái hiện lại qua ngòi bút của một nhà văn, một trí thức có tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với xứ Huế. HPNT viết về sông Hương với tâm thế của người con đất cố đô. Người con ấy đã cố gắng tãi hết vẻ đẹp của quê hương mình lên những trang văn. Chính vì thế sông Hương mang một vẻ đẹp gần gũi, đầy tình cảm trong những liên tưởng thâm trầm, đậm chất văn hóa của xứ Huế. Sông Hương mang những nét đặc trưng nhất của cảnh sắc và con người Huế: trầm mặc, cổ kính, dịu dàng, tinh tế; tấm lòng thiết tha, thủy chung, son sắt.
+ Cảm xúc của NT: Sông Đà được cảm nhận qua đôi mắt khám phá của một nhà văn tôn thờ chủ nghĩa xe dịch, lãng du; khao khát tìm thấy những vẻ đẹp độc đáo, nhiều góc cạnh của thiên nhiên vạn vật. Trước dòng sông với những tính cách biến đổi khôn lường, NT tự nhận mình là một “ông khách lạ” đang ngây ngất đắm chìm trong vẻ hoang sơ của núi rừng, sông núi Tây Bắc. Vẻ đẹp đa sắc của sông Đà đã cho thấy những cảm nhận sâu sắc của nhà văn về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó là niềm tự hào của một người không còn cảm thấy “thiếu quê hương”, lạc loài như thời trước CMT8 nữa.
3.3.Kết bài: 0.25
– Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của đoạn trích, tác phẩm.
– Nêu bài học liên hệ: tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.
(4.00)
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
( 0,25)

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *